Nghĩa của việc phịng, chống bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình – thực trạng tại thành phố cần thơ (Trang 25)

Với những hậu quả nêu trên, việc phịng, chống bạo lực gia đình cĩ ý nghĩa quan

trọng trong việc đảm bảo quyền con người, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của các thành viên gia đình; đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ em; đảm bảo cho hạnh phúc, bình yên trong mỗi gia đình cũng nhưđảm bảo trật tự an tồn xã hội.

Việc phịng, chống bạo lực gia đình trước hết là nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể, đặc biệt là nạn nhân của bạo lực gia đình. Khơng chỉ

đem lại sự an tồn tạm thời cho họ mà việc hiểu biết những quy định về vấn đề này, nhận thức được tác động xấu của hành vi này tới những người xung quanh, đặc biệt là với trẻ

em cịn giúp họ nâng cao khả năng tự bảo vệ bản thân và gia đình. Với trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, là thành viên của gia đình cĩ hành vi bạo lực gia đình thì việc

phịng, chống bạo lực gia đình là một cách để đảm bảo quyền trẻ em, bảo đảm cho các

em cĩ một mơi trường tốt cho sự phát triển nhân cách. Với những chủ thể gây ra bạo lực gia đình, việc được thơng tin về hậu quả của bạo lực gia đình, về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình, về những trách nhiệm phải gánh chịu vì hành vi bạo lực của mình… cĩ tác động rất lớn trong giáo dục, răn đe thậm chí là cải tạo làm thay đổi nhận thức của họ.

Việc phịng, chống bạo lực gia đình sẽ nâng cao ý thức bảo vệ gia đình cho các

thành viên, gĩp phần đảm bảo cho một gia đình dân chủ, hịa thuận, hạnh phúc, bền vững.

Bắt đầu bằng việc nhận ra hậu quả của hành vi bạo lực, những quyền và nghĩa vụ của mình với hành vi bạo lực trong gia đình, mỗi thành viên gia đình sẽ cĩ ý thức sâu sắc hơn việc cần phải tơn trọng lẫn nhau, cần cĩ những sự quan tâm đúng cách tới nhau, cần cĩ những ứng xử hợp lý khi nảy sinh tranh chấp... Từđĩ, họ cũng sẽ hiểu và trân trọng hơn

gia đình và những người thân của mình.

Phịng, chống bạo lực gia đình khơng phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách

nhiệm của tồn xã hội: các cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội và nhà nước. Việc thực

hiện các quy định về phịng, chống bạo lực gia đình sẽ gĩp phần nâng cao trách nhiệm

của mỗi cá nhân với cộng đồng, gĩp phần xĩa bỏ quan niệm “đèn nhà ai nhà nấy rạng”,

sự thiếu quan tâm tới hành vi bạo lực gia đình cũng như thái độ thờơ với nạn nhân của bạo lực gia đình. Từ đĩ, nhận thức của mỗi người về gia đình, về vai trị của từng thành viên trong gia đình, đặc biệt là vai trị của người phụ nữ được nâng lên. Đây là yếu tố

quan trọng gĩp phần đảm bảo bình đẳng giới thực chất trong gia đình và xã hội cũng như đảm bảo một xã hội dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình – thực trạng tại thành phố cần thơ (Trang 25)