Xử lý theo pháp luật dân sự

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình – thực trạng tại thành phố cần thơ (Trang 47)

Luật Phịng, chống bạo lực gia đình quy định nghĩa vụ của người cĩ hành vi bạo lực gia đình là:

- Khoản 4, Điều 4 quy định: “Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình

khi cĩ yêu cầu và theo quy định của pháp luật”.

- Khoản 1, Điều 42 quy định: “Người cĩ hành vi vi phạm pháp luật về phịng, chống bạo

lực gia đình... nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Các quy định này là hồn tồn phù hợp với quy định của Điều 604, Bộ luật Dân sự:

“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy

tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”

(Khoản 1).

Như vậy, nguyên tắc bồi thường, xác định thiệt hại,… được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phịng, chống bạo lực gia đình, người gây ra thiệt hại phải bồi thường và người được bồi thường lại là những thành viên trong cùng một gia đình với những mối quan hệ chặt chẽ nên vấn đề bồi thường trở nên rất nhạy cảm và tế nhị, cĩ thểđe dọa phá vỡ hạnh phúc gia đình bất cứ lúc nào.

- Trường hợp bồi thường thiệt hại phát sinh giữa cha mẹ và con: Điều 606, Bộ luật Dân

sự quy định: “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà cịn cha, mẹ thì

cha, mẹ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ khơng đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại cĩ tài sản riêng thì lấy tài sản đĩ để bồi thường phần cịn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này;

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi

thường phần cịn thiếu bằng tài sản của mình” (Khoản 2). Điều 40, Luật Hơn nhân và gia

đình năm 2000 cũng quy định: “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên,

con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra”.

Như vậy, thiệt hại do người chưa thành niên gây ra thì cha mẹ phải cĩ trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp nếu người con này cĩ hành vi bạo lực, gây thiệt hại cho

chính cha mẹ mình thì xử lý như thế nào? Theo quy định của pháp luật thì người con nếu

khơng cĩ tài sản riêng thì cha mẹ phải dùng tài sản để bồi thường thay cho con. Vơ hình

chung người trực tiếp phải bồi thường và người được bồi thường là một, người cĩ hành vi vi phạm khơng phải chịu thiệt hại gì. Ngược lại, nếu quan hệ bồi thường phát sinh giữa cha mẹ đối với con: khi cha mẹ cĩ hành vi bạo lực với con, dù họ chỉ là thực hiện việc giáo dục con mà gây ra những tổn thất về thể chất, tinh thần cho trẻ thì cha mẹ cũng phải bồi thường. Nhưng đứa trẻ sống dưới sự chăm lo, nuơi dưỡng của cha mẹ thì việc cha mẹ

bồi thường cho con thực hiện như thế nào? Với những người con chưa thành niên, chưa

cĩ khả năng quản lý tài sản thì số tiền này do người giám hộ của con là cha mẹ quản lý và

được phép chi tiêu vào những hoạt động vì lợi ích của con. Điều này rất dễ dẫn tới những

sự khơng rõ ràng khi mà cha mẹ vẫn là người nuơi dưỡng con, họ hồn tồn cĩ thể dùng

tiền phạt của mình để thực hiện nuơi dưỡng và kết quả là họ hầu như khơng bịảnh hưởng

gì. Ngồi ra, cịn cĩ những trường hợp những bậc cha mẹ già sống trong sự phụng dưỡng

pháp luật; nhưng họ khơng cĩ gì để bồi thường ngồi số tiền được con cái cho, nên việc bồi thường về căn bản khơng được thực hiện trên thực tế.

Trường hợp bồi thường thiệt hại giữa vợ và chồng cũng rất lịng vịng và lãng phí.

Ví dụ như: người vợ hoặc người chồng khơng cĩ thu nhập, khơng cĩ tài sản riêng mà lại

cĩ hành vi bạo lực gia đình và phải bồi thường cho chồng hoặc vợ mình. Về nguyên tắc

tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân là tài sản chung hợp nhất. Nên khi phát sinh nghĩa vụ bồi thường thì phải chia khối tài sản chung của vợ chồng, xác định phần tài sản tiền của mỗi người để thực hiện nghĩa vụ. Điều này cĩ thể ảnh hưởng tới kinh tế cũng như khả năng sản xuất kinh doanh của gia đình, người được bồi thường lại phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ việc bồi thường gây ra, nên trong nhiều trường hợp họ cũng khơng muốn nhận, thậm chí cịn phải thực hiện nghĩa vụ thay cho vợ, chồng mình để bảo tồn tài sản gia đình. Đây là vấn đề vướng mắc cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết.

Ngồi ra, một quy định khác của pháp luật hơn nhân cĩ thể áp dụng trong phịng,

chống bạo lực gia đình là hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Điều

41, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000:

“Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân

phẩm, danh dự của con hoặc cĩ hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trơng nom, chăm sĩc, nuơi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; cĩ lối sống đồi truỵ, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tuỳ từng trường hợp cụ thể Tồ án cĩ thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 42 của Luật này ra quyết định khơng cho cha, mẹ trơng nom, chăm sĩc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Tồ án cĩ thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này”.

Với quy định này, khi người cha, mẹ cĩ hành vi bạo lực gia đình với con thì cĩ thể

bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con. Khi bị áp dụng chế tài này cĩ thể đảm bảo quyền lợi của đứa trẻ: hạn chế ảnh hưởng của người đã cĩ hành vi bạo lực với chúng, ngăn chặn những hành vi tương tự xảy ra, bảo đảm sự an tồn, bảo vệ các quyền lợi hợp

pháp của chúng. Tuy nhiên, việc tách đứa trẻ ra khỏi bố mẹ cĩ thể làm phát sinh những

hậu quả nhất định, tác động xấu tới sự trưởng thành của chúng, do đĩ cần được xem xét

và cân nhắc cẩn thận. Do pháp luật chưa cĩ quy định cụ thể về “hành vi vi phạm nghiêm

trọng nghĩa vụ trơng nom, chăm sĩc, nuơi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; cĩ lối sống đồi truỵ, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã

hội” người áp dụng pháp luật cần xem xét từng trường hợp cụ thể, hành vi bạo lực đã rơi

vào quy định này hay chưa đểđưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp và cĩ tính khả thi.

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình – thực trạng tại thành phố cần thơ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)