Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình được quy định cụ thể tại Điều 5, Luật Phịng chống bạo lực gia đình, bao gồm:
“1. Nạn nhân bạo lực gia đình cĩ các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người cĩ thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người cĩ thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thơng tin khác theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình cĩ nghĩa vụ cung cấp thơng tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người cĩ thẩm quyền khi cĩ yêu cầu.”
Nạn nhân bạo lực gia đình, những người đã bị chính người thân của mình gây ra
những thương tổn nhất định, rất cần nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội. Khi
hành vi bạo lực đã xảy ra trong gia đình thì những thành viên gia đình vì những mối liên
hệ với người thực hiện hành vi bạo lực sẽ rất khĩ cĩ sự can thiệp mạnh mẽ, dứt khốt cần thiết để bảo vệ nạn nhân. Do đĩ, nạn nhân cần sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, người
cĩ thẩm quyền để bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của minh. Việc quy định đây là quyền của nạn nhân, tức là nghĩa vụ của các chủ thể khác phải thực hiện là hồn tồn đúng đắn. Bởi vì thực tế cho thấy ở rất nhiều nơi, việc can thiệp bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình cịn rất e dè vì quan niệm đấy là “chuyện riêng của mỗi nhà”, là vấn đề tế nhị của các gia đình.
Bên cạnh đĩ, trong rất nhiều trường hợp, nạn nhân bạo lực gia đình cần được giúp
đỡ về y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật. Những tổn thương về thể chất cĩ thểđược chữa lành
bằng sự chăm sĩc y tế; nhưng với tổn thương về tâm lý, nạn nhân khơng dễ dàng vượt
qua được những sợ hãi, hoang mang, khủng hoảng, tự ti… cĩ thể theo họ một thời gian
dài, khiến họ khơng thể lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Họ rất cần được tư vấn tâm lý để vượt qua những nỗi ám ảnh này, họ cần được biết rằng họ khơng cĩ lỗi trong việc
để hành vi bạo lực gia đình xảy ra, được hướng dẫn phải xử sự như thế nào khi những hành vi này tiếp diễn. Đặc biệt, họ cần được biết những quy định của pháp luật về vấn đề
này để nâng cao khả năng tự bảo vệ trong những trường hợp tương tự.
Ngồi ra, nạn nhân cũng cần cĩ một nơi để tạm lánh để cĩ thời gian cách ly nhất
định với người thực hiện hành vi bạo lực. Điều này cĩ tác dụng làm cho cả hai bên cĩ thời gian, cơ hội để nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng hơn, bình tĩnh hơn. Với những kẻ
thực hiện hành vi bạo lực một cách cơn đồ, hung hãn, khơng cĩ điểm dừng thì nơi tạm
lánh này cịn là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo về nạn nhân. Thực tế đã cĩ rất nhiều trường hợp khi hành vi bạo lực bị phát hiện, nạn nhân đã được áp dụng một số biện pháp chăm sĩc, bảo vệ, người thực hiện hành vi đã được thơng tin về những sai phạm của
mình, nhưng vẫn tiếp tục cĩ những hành vi bạo lực, thậm chí cịn nặng nề và nguy hiểm
hơn. Trong khi đĩ, những người xung quanh, thậm chí là những người cĩ trách nhiệm do
lo sợ bị trả thù, bị vạ lây, bị phiền phức nên đã khơng dám can thiệp bảo vệ nạn nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những quyền lợi như vây, nạn nhân bạo lực gia đình cũng phải thực hiện nghĩa vụ nhất định, đĩ là: cung cấp thơng tin liên quan đến bạo lực gia
đình cho cơ quan, tổ chức, người cĩ thẩm quyền khi cĩ yêu cầu. Do tính chất rất nhạy cảm của tội phạm cũng như mối quan hệđặc biệt của các chủ thể, pháp luật khơng đặt ra nghĩa vụ của nạn nhân trong việc phịng chống bạo lực gia đình hay tố giác người cĩ hành vi bạo lực – điều này hồn tồn hợp lý. Vậy tại sao lại quy định nghĩa vụ cung cấp
thơng tin của nạn nhân? Bởi vì hành vi bạo lực dù diễn ra trong gia đình nhưng lại ảnh
hưởng tới sự phát triển chung của tồn xã hội, do đĩ cần phải được xử lý kịp thời; nạn nhân của bạo lực cần được bảo vệ, nhưng họ cũng cần tự bảo vệ mình trong giới hạn nhất
định, và đĩ cĩ thể coi là trách nhiệm của họ với cộng đồng, xã hội. Trong khi đĩ, rất nhiều nạn nhân khơng nhận thức được điều này, nên khi hành vi bạo lực xảy ra họ chọn
cách im lặng, lảng tránh vì lo sợ sự can thiệp từ bên ngồi cĩ thể phá vỡ gia đình họ, lo
sợ bị trả thù hay đơn giản chính họ cũng khơng muốn “người ngồi” xen vào chuyện nội
bộ của nhà mình và coi đĩ là quyền của mình. Từđĩ, chính họ lại gây khĩ khăn cho việc
giải quyết hành vi vi phạm, từđĩ tạo điều kiện cho bạo lực gia đình tái diễn và thậm chí
là phát triển hơn, gây ảnh hưởng tới nạn nhân, gia đình, những người xung quanh cũng
như tác động xấu tới trật tự an tồn xã hội.