- NH TMCP ĐT&PT Việt Nam nên xem xét, có thêm văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện quy trình tín dụng mới, quản lý rủi ro tín dụng theo mô hình mới và tình hình kinh tế hiện nay.
98
- Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của Chính phủ, của NHNN.
- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân, chính sách dự phòng rủi ro, hoàn thiện khung sổ tay tín dụng cập nhật toàn hệ thống
- Hỗ trợ Chi nhánh Hưng Yên trong công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Từ việc nghiên cứu, phân tích thực trạng RRTD của Chi nhánh Hưng Yên và kết hợp với những định hướng phát triển của Chi nhánh, chương 4 đã đưa ra hệ thống các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm mục đích tăng cường hiệu quả hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất giúp cho công tác quản trị RRTD của Chi nhánh được nâng cao./
99
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và của NH TMCP BIDV - chi nhánh Hưng Yên nói riêng hiện nay gặp khá nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển các Ngân hàng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng nhiều biện pháp khác nhau. Và vấn đề quản lý rủi ro tín dụng hiện nay rất được các ngân hàng quan tâm.
Trong phạm vi luận văn “ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên” thì luận văn đã đi vào làm rõ:
- Nêu lên được những vấn đề cơ bản về tín dụng, rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng./
- Đánh giá được thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Hưng Yên, đánh giá những kết quả đạt được và vấn đề còn hạn chế./
- Trên cơ sở thực trạng trên, luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh./
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu nhưng do còn nhiều hạn chế và hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn./
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tuấn Anh, 2012. Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh Tế Quốc
Dân.
2. Nguyễn Quang Chính, 2012. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP An
Bình chi nhánh Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Đà Nẵng.
3. Hồ Diệu, 2005. Tín dụng ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.
4. Nguyễn Thúy Dung, 2010. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ.
Trường Học viện Ngân Hàng.
5. Phan Thanh Hiền, 2011. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát
Triển KomTum. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Đà Nẵng.
6. Trần Huy Hoàng. Khủng hoảng kinh tế, quản trị ngân hàng và các vấn đề nợ xấu.
Tạp chí Công Nghệ Ngân Hàng, số 73, tháng 4/2012, trang 4-9.
7. Nguyễn Lan Khanh, 2010. Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Quốc
Tế Việt Nam VIB- Thực trạng và giải pháp. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Ngoại
Thương.
8. Nguyễn Thị Mùi, 2010. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.
9 . Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định về việc ban hành quy định về
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng số 493/2005/QĐ-NHNN. Hà Nội, tháng 4 năm
2005.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2007. Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005 - NHNN ngày 22/4/2005 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước số 18/2007/QĐ - NHNN. Hà Nội, tháng 4 năm 2007.
101
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư quy định về phân loại tài sản
có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài số 02/2013/TT-NHNN. Hà Nội, tháng 1 năm 2013.
12. Ngân Hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV- chi nhánh Hưng Yên,2011,2012,2013,2014. Bảng cân đối kế toán tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hưng Yên năm 2011,2012,2013,2014.
13. Ngân Hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV- chi nhánh Hưng Yên, 2011,2012,2013,2014. Báo cáo tài chính tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hưng Yên năm 2011,2012,2013,2014.
14. Nhóm Nghiên Cứu Đề Tài Cấp Ngành Ngân Hàng 2013, 2014. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ Basel tại các NHTM Việt Nam : Kết quả ban đầu và khuyến nghị. Tạp Chí Ngân Hàng, số 4/2014, trang 8-16.
15. Nguyễn Văn Tiến, 2005. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.
16. Nguyễn Văn Tiến, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.
17. Đào Thị Thanh Tú, 2014. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Tài Chính, số 6/2014, [Báo điện tử] <http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---binh-luan/xay-dung-he- thong-quan-tri-rui-ro-hoat-dong-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-
51612.html> [Ngày truy cập: 17 tháng 7 năm 2014].
18. Trần Trung Tường, 2011. Quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ
phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Ngân
PHỤ LỤC
CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
1. Đối tượng phỏng vấn: Ông Đoàn Đình Tuyên
Chức danh: Trƣởng phòng quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và
Phát Triển Việt Nam - chi nhánh Hƣng Yên.
Câu 1: Thông qua bài luận văn “ Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát Triển Việt Nam- chi nhánh Hƣng Yên” Ông có đánh giá gì về công tác quản lý rủi ro và các đề xuất giải pháp để hoàn thiện hơn công tác quản lý rủi ro tín dụng của luận văn đã đƣa ra?
Bài luận văn “ Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hưng Yên” rất cần thiết cho chi nhánh hiện nay, bài đã đánh giá khá tốt và chính xác về tình hình hoạt động tín dụng cũng như công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Hưng Yên cũng như đưa được một số hướng giải pháp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng của công tác quản lý rủi ro tín dụng, góp phần giúp cho chi nhánh nhận ra những điểm hạn chế và giải quyết những mặt còn tồn đọng, góp phần phát triển cho chi nhánh Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hưng Yên.
Câu 2: Theo Ông quá trình thực hiện chức năng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng hiện tại đã thực hiện tốt hay chƣa? Tại sao?
Hiện tại thì công tác thực hiện các chức năng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đã thực hiện khá tốt và đem lại nhiều hiệu quả, tuy nhiên thì chi nhánh còn một số tồn tại cần giải quyết và khắc phục đó là cơ cấu cho vay của chi nhánh vẫn chưa được phân bổ một cách hợp lý, chưa đa dạng hóa được ngành nghề cho vay và mức độ tập trung tín dụng chủ yếu ở một số khách hàng làm cho nguy cơ gây ra rủi ro cao.
Hiện thì các bộ phận chức năng của ban quản lý rủi ro tại chi nhánh đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, tuy nhiên phòng quản lý rủi ro chưa phân thành các mảng rủi ro riêng nên phòng vẫn quản lý tất cả những rủi ro ảnh hưởng tới hoạt
động của chi nhánh, trong thời gian tới thì chi nhánh sẽ bổ xung và thành lập các phòng ban mới chuyên trách về nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng để đảm bảo được hiệu quả tốt nhất cho quá trình thực hiện nhiệm vụ và xây dựng các chiến lược phù hợp để tránh được những rủi ro tiềm ẩn và phát triển cho chi nhánh Hưng Yên.
Câu 3: Xin Ông hãy cho biết chiến lƣợc hiện tại của chi nhánh ngân hàng thực hiện chiến lƣợc đó có gặp khó khăn gì không?
Các công tác liên quan tới chiến lược hiện tại của chi nhánh được chuẩn bị và thực hiện khá tốt và đáp ứng được yêu cầu từ Ngân Hàng Hội Sở Chính đề ra, cũng như hoàn thành tốt các mục tiêu kinh doanh của cả chi nhánh BIDV Hưng Yên.
Chi nhánh Hưng Yên hiện tại đang thực hiện chiến lược theo dõi sát sao tình hình tài chính của những khách hàng có tình trạng dần xấu đi và theo đó sẽ trích lập khoản dự phòng dựa vào những đánh giá của các cán bộ chi nhánh và thực hiện việc chấm điểm và phân loại tín dụng đối với các khách hàng theo các phân loại của NH BIDV. Bên cạnh các chiến lược quản lý rủi ro tín dụng theo cách truyền thống thì chi nhánh cũng đang xây dựng quy trình cho vay bám sát với chuẩn mực của quốc tế và quản lý rủi ro và vốn theo các thông lệ quốc tế quy định. Mặc dù, chi nhánh chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau trong nền kinh tế nhưng chi nhánh Hưng Yên cũng đang đề ra những hướng giải quyết và cũng đã đạt được một số thành công nhất định.
Câu 4: Ông đánh giá thế nào về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng hiện nay?
Theo tôi đánh giá thì công tác quản lý rủi ro hiện tại của chi nhánh BIDV Hưng Yên đang thực hiện khá tốt và đã đạt được những thành công nhất định.
Chi nhánh luôn quan tâm và đặt lên hàng đầu các chiến lược về công tác quản lý rủi ro tín dụng để có thể phát hiện và khắc phục sớm nhất những hậu quả của rủi ro mang lại và quan trọng là giảm thiểu được tối đa những tổn thất cho chi nhánh.
Câu 5: Theo Ông các vấn đề hiện tại của chi nhánh đang còn chƣa thực hiện tốt thì công việc nào cần ƣu tiên giải quyết trƣớc? Vì sao?
Theo tôi thì vấn đề đầu tiên cần giải quyết là hoàn thiện cơ cấu tổ chức của chi nhánh, thành lập phòng ban chuyên trách về quản lý rủi ro tín dụng để có thể thực hiện một cách tốt nhất các chiến lược của chi nhánh BIDV Hưng Yên.
Kèm theo đó là chi nhánh cần đưa ra những giải pháp thiết thực để có thể nâng cao được chất lượng quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư đào tạo đội ngũ nhân sự có chất lượng cao hơn để đưa ra những đánh giá chính xác về những rủi ro tiềm ẩn.
2. Đối tượng phỏng vấn: Ông Nguyễn Tuấn Anh
Chức danh: Tiến sĩ ngành Kinh Tế Tài Chính Ngân Hàng
Câu 1: Ông đánh giá tình hình nợ xấu hiện nay tại các NHTM ở Việt Nam
nhƣ thế nào?
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 3,25%, tỷ lệ nợ xấu đã bắt đầu giảm liên tiếp và được phản ánh chính xác, minh bạch hơn. Điều này cũng cho thấy chất lượng tín dụng đang có chiều hướng được cải thiện với những nỗ lực của từng tổ chức tín dụng nói riêng và hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, nhiều khoản nợ xấu chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là các khoản nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) mua vào, nhưng chưa có cơ chế để xử lý.
Câu 2: Theo Ông thì khả năng tiếp cận các khoản tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có dễ dàng không?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số trong nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Ngân hàng thương mại được các doanh nghiệp chọn tiếp cận vốn, song vay vốn từ ngân hàng không hề dễ dàng. Trong quan hệ tín dụng, tài sản thế chấp mang tính chất rất quan trọng trong việc giải quyết nợ cho vay. Đây là sự cản trở rất lớn khi các DNVVN tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Như vậy về lâu dài, để phát triển bền vững và giảm bớt khoảng trống giữa ngân hàng và DN thì việc đảm bảo bằng tài sản không quan trọng mà chính là hiệu quả của các phương án kinh doanh. Do đó, để đảm bảo khoảng cách giữa ngân hàng và các DNVVN trong việc cấp tín dụng, ngân hàng phải xác định được DN nào có đủ điều kiện phát triển hay nói cách khác là có dự án với tính khả thi cao.
Câu 3: Ông có thể đƣa một số giải pháp tối ƣu nào để tăng cƣờng hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM hiện nay không?
Theo tôi thì các NHTM nên tiếp cận các chuẩn mực quản lý rủi ro tín dụng theo Ủy ban BASEL, kết hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam để hạn chế nợ xấu. Với việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ ngày càng lành mạnh hơn, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽ ngày càng được nâng cao hơn và tính an toàn hoạt động cũng ngày càng đảm bảo hơn. Nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của ngân hàng thương mại là phải nâng cao chất lượng tín dụng, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nhằm giảm thiểu nợ xấu đến mức thấp nhất.
3. Đối tượng phỏng vấn: Bà Nguyễn Thị Nguyện
Chức danh: Phó Giám Đốc Ngân Hàng TMCP Hàng Hải- chi nhánh Quảng
Ninh
Câu 1: Bà đánh giá tình hình quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM hiện nay?
Đến tháng 10/2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9/2012, chủ yếu bằng các giải pháp đôn đốc thu hồi nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, bán, xử lý nợ và tài sản bảo đảm, trong đó có bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC). Song, nếu xét về tỷ lệ nợ xấu, thì đáng nói nhất nằm ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần khi đa số các tổ chức có tỷ lệ vượt 3% - ngưỡng an toàn do Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức quốc tế đặt ra. Vậy nên tình hình quản lý rủi ro tín dụng hiện nay đã và đang thực hiện khá tốt đáp ứng linh hoạt được với tình hình kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Câu 2: Theo Bà thì giải pháp nào tốt nhất để giải quyết tình hình nợ xấu hiện nay tại các NHTM của Việt Nam?
Hướng xử lý nợ xấu hiện nay là tăng cường hỗ trợ, hợp tác tư vấn với doanh nghiệp