Công tác quản lý RRTD tại NH BIDV chi nhánh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên luận văn ths (Trang 80)

Nhận thức được nguy cơ rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay, ngay sau khi thành lập năm 2011, chi nhánh Hưng Yên đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tín dụng.

3.2.3.1. Xây dựng chiến lược tín dụng và chiến lược khách hàng thích hợp

Qua 4 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội (2011-2015), Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định như duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát ở mức thấp, và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nược ngoài đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng DN với nhu cầu

69

vốn ngày càng tăng. Sau khi cổ phần hóa năm 2012, theo định hướng của NH BIDV đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và vị thế cao trên thị trường song vẫn đảm bảo an toàn, hợp lý và bền vững. Chi nhánh Hưng Yên đã theo định hướng “ tăng cường công tác khách hàng, tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng tích cực thực hiện chương trình tái cơ cấu của NH BIDV theo đó dần đa dạng hóa danh mục cho vay: tránh cho vay tập trung vào một số khách hàng lớn, tăng tỷ lệ cho vay với các ngành kinh tế ngoài quốc doanh. Để dạt được mục tiêu trên, chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc các chương trình mở rộng cho vay với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và cho vay cá thể, hoạt động này đã đạt được những cột mốc quan trọng như: tỷ lệ cho vay doanh nghiệp quốc doanh đã giảm từ 5,23% năm 2011 xuống còn 2,57% năm 2014. Quan điểm của cán bộ tín dụng thay đổi mạnh dạn hơn trong đầu tư cho vay, tỷ lệ nợ xấu giảm dần, chỉ tiêu an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế luôn đạt mức cao.

3.2.3.2. Xây dựng quy trình cho vay bám sát với chuẩn mực quốc tế

Bám sát định hướng hoạt động tín dụng giai đoạn 2011-2014, theo triển khai trong toàn hệ thống NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hưng Yên cũng nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh một cách khoa học, tạo điều kiện phục vụ khách hàng tốt nhất, cung cấp các sản phẩm tín dụng chuyên biệt cho từng loại đối tượng khách hàng và chính sách phù hợp theo nguyên tác tách biệt:

- Khối Quản Lý Rủi Ro: gồm phòng quản lý rủi ro.

- Khối Tác Nghiệp: gồm phòng Quản Trị Tín Dụng, phòng Giao Dịch Khách Hàng, phòng Quản Lý và Dịch Vụ Kho Quỹ.

- Mô hình của chi nhánh để quản lý rủi ro chia thành 2 khối nhưng có 4 chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro, chức năng quản trị tín dụng và chức năng tác nghiệp. Do đó, mô hình này đã nâng cao hiệu quả và năng lực quản trị của ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng.

70

- Phòng Giao dịch Khách Hàng: Có chức năng là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của ngân hàng.

- Phòng Quản Lý Rủi Ro: đây là bộ phận chịu trách nhiệm giúp đỡ và hỗ trợ cho Khối Quản Lý Khách Hàng nhằm tiếp cận rủi ro một cách khoa học và hệ thống để nhận dạng và kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát có thể xảy ra ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động của Ngân hàng.

- Phòng quản trị tín dụng: có nhiệm vụ xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng và theo dõi việc thực hiện chính sách đó, trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản tín dụng thông qua điểm tín dụng, đánh giá rủi ro. Ngoài ra còn tham gia đề xuất giới hạn tín dụng, tham gia quy trình phê duyệt tín dụng, giám sát quá trình thực hiện các quyết định được phê duyệt và tham gia các xử lý các khoản tín dụng có vấn đề.

- Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ. Với trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ ban Giám đốc trong việc quản lý tiền mặt bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ , quản lý các giấy tờ có giá, các hồ sơ thế chấp và hồ sơ cầm cố...Bên cạnh đó, tham gia vào quản lý nợ trực tiếp, thực hiện các tác nghiệp liên quan tới giải ngân, thu hồi nợ. Đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ. Đảm bảo việc lưu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn. Đảm bảo các khoản tín dụng được cấp tuân thủ các bước trong quy trình tín dụng.../

3.2.3.3. Thực hiện việc chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng.

Theo mô hình tín dụng mới, Phòng quản trị tín dụng chi nhánh tiến hành chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng, thực hiện ít nhất một năm một lần đối với tất cả khách hàng là doanh nghiệp. Căn cứ vào thông tín báo cáo đề xuất tín dụng và thông tin trong báo cáo đề xuất tín dụng và thông tin mà cán bộ quản lý rủi ro thu thập được, cán bộ rủi ro thực hiện chấm điểm và phân loại theo quy định: Điểm tổng hợp dùng để phân loại doanh nghiệp là tổng số điểm tài chính và các yếu tố phi

71

tài chính. Sau khi cộng tổng điểm của doanh nghiệp, NH BIDV xếp loại doanh nghiệp thành 10 loại:

Bảng 3.11. Bảng xếp hạng rủi ro với DN, NH BIDV - chi nhánh Hƣng Yên áp dụng

Loại Mức độ rủi ro Cấp tín dụng Biện pháp

quản lý AAA (thƣợng hạng)- điểm 92,4-100 Tiềm lực mạnh,

năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển, thiện chí tốt. Rủi ro ở mức thấp.

Ưu tiên tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay( có thể tín chấp) Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng AA (Tốt nhất) - điểm 84,8- 92,3

Hoạt động hiệu quả,triển vọng tốt, thiện chí tốt. Rủi ro ở mức thấp

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể tín chấp) Kiểm tra KH định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ KH A (Tốt)- điểm 77,2- 84,7

Hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính tương đối tốt, khả năng trả nợ đảm bảo, có thiện chí. Rủi ro ở mức thấp

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt các khoản tín dụng trung hạn trở xuống. Không yêu cầu cao về biện pháp bảo đảm tiền vay ( có thể tín chấp)

Kiểm tra KH định kỳ để cập nhật thông tin

72 BBB (Khá)- điểm 69,6- 77,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động hiệu quả, có triển vọng phát triển,song có một số

hạn chế về tài chính quản lý. Rủi ro ở mức trung bình

Có thể mở rộng tín dụng, không hạn chế các điều kiện ưu đãi. Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả

khi cho vay dài hạn.

Kiểm tra KH định kỳ để cập nhật thông tin BB (Trung bình)- điểm 62,0- 69,5

Hoạt động hiệu quả, nhưng thấp, tiềm lực tài chính và năng lực quản trị ở mức trung

bình, triển vọng ngành ổn định. Rủi ro ở mức trung bình.Các KH này có thể tồn tại tốt trong điều kiện chu kỳ

kinh doanh bình thường, nhưng có thể gặp khó khăn khi các điều kiện kinh tế trở

nên xấu đi

Hạn chế mở rộng tín dụng, chỉ tập trung vào

các khoản tín dụng ngắn hạn với các biện pháp đảm bảo tiền vay hiệu quả. Việc cho vay mới hay các khoản dài hạn chỉ thực hiện với các đánh giá về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả, khả năng trả nợ Chú trọng việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và tình hình tài sản đảm bảo B (Trung bình)- điểm 54,4- 61,9

Hiệu quả không cao và dễ bị biến động, khả năng kiểm soát

bị hạn chế. Rủi ro bất kỳ một suy thoái kinh tế nhỏ nào cũng có thể tác động rất lớn đến DN này. Nói chung các khoản tín

dụng chưa có

nguy cơ mất vốn ngay, nhưng sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt

động kinh doanh không cải thiện.

Các khoản vay mới chỉ được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt với đánh giá kỹ càng khả năng phục hồi của khách hàng và phương án đảm bảo tiền vay. Tăng cường kiểm tra khách hàng để thu nợ và giám sát hoạt động

73 CCC (Dƣới trung bình)- điểm 46,8- 54,3 Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính không đảm bảo, trình độ quản

lý yếu kém, có thể đã có nợ quá hạn. Rủi ro: khả năng trả nợ của khách hàng yếu kém và

nếu không được khắc phục thì ngân hàng có nguy cơ mất vốn

Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng. Các biện pháp giãn nợ, gia nợ chỉ được thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi Tăng cường kiểm tra khách hàng. Tìm cách bổ sung tài sản đảm bảo. CC (Dƣới chuẩn)- điểm 39,2- 46,7

Hoạt động hiệu quả thấp, tài chính không đảm bảo,

trình độ quản lý yếu kém( có nợ quá hạn). Rủi ro cao. Khả năng trả nợ của KH yếu kém và nếu không khắc phục được

thì ngân hàng sẽ mất vốn

Không mở rộng tín dụng. Các biện pháp

giãn nợ, gia hạn nợ chỉ được thực hiện khi có

phương án khả thi. Tăng cường kiểm tra khách hàng. Bổ sung tài sản đảm bảo. C (Yếu kém)- điểm 31,6- 39,1 Bị thua lỗ và có ít có khả năng phục hồi, tình hình tài chính kém, khả năng trả nợ không đảm bảo ( có nợ quá hạn), quản lý rất yếu kém

Không mở rộng tín dụng.Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm tài sản đảm bảo. Xem xét phương án đưa ra tòa án kinh tế D (Yếu kém)- điểm <31,6

Thua lỗ trong nhiều năm, tài chính không lành mạnh, có nợ quá hạn (thậm chí

nợ khó đòi), quản lý yếu kém. Đặc biệt rất rủi ro, nhiều khả năng không thu hồi được vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vay. Không mở rộng tín dụng, Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm tài sản đảm bảo. Xem xét phương án đưa ra tòa án kinh tế

74

Bên cạnh việc chấm điểm đối với khách hàng là doanh nghiệp, chi nhánh Hưng Yên cũng áp dụng mô hình chấm điểm và phân loại tín dụng đối với các khách hàng cá nhân theo cách phân loại của NH BIDV.

3.2.3.4. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát rủi ro, thông tin tín dụng

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ luôn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản trị điều hành. Chính vì vậy, trong các năm 2011- 2014, tại chi nhánh công tác kiểm tra, kiểm soát đã được đặc biệt quan tâm. Chi nhánh đã tuân thủ đầy đủ việc thanh tra kiểm soát từ hội sở chính cũng như thực hiện các báo cáo định kỳ một cách đầy đủ và chất lượng hơn. Đặc biệt trong thời gian gần đây, chi nhánh cũng đã tuân thủ quy định Hội đồng tín dụng trung ương trực tiếp xem xét xác định lại việc giới hạn tín dụng đối với khách hàng lớn, việc kiểm soát rủi ro đối với nhóm khách hàng này đã được thực hiện vừa chặt chẽ vừa sâu sát cụ thể hơn, hỗ trợ có hiệu quả cho việc giám sát thực hiện các chính sách tín dụng.

Bên cạnh việc nâng cao kiểm tra, kiểm soát thì thông tin tín dụng cũng được chi nhánh cập nhật từ Phòng thông tin tín dụng tại Hội sở chính. Thông tin từng ngành nghề, từng loại hàng hóa... đã góp phần nâng cao công tác đo lường rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng.

3.2.3.5. Các biện pháp xử lý nợ xấu phát sinh

Xử lý nợ xấu là một biện pháp nhằm làm giảm lượng nợ xấu tại ngân hàng. Thời gian qua, Chi nhánh Hưng Yên đã và đang áp dụng nhiều biện pháp để tận thu nợ và xử lý nợ một cách toàn diện. Cụ thể như sau:

 Đàm phán với khách hàng : được áp dụng với những khoản nợ có khả năng thu hồi, Chi nhánh xem xét khả năng trả nợ của khách hàng sau đó tiến hành thương lượng với khách hàng về giải pháp thực thi cũng như yêu cầu cam kết của khách hàng trong hợp đồng tín dụng.

 Xây dựng quy trình xử lý tài sản bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hồi nợ : Đặc điểm nổi bật của tài sản bảo đảm nợ tồn đọng tại NH BIDV Hưng Yên là có nhiều loại hình khác nhau, có thể là đất đai, nhà cửa, khách sạn... và hình thức sở hữu có thể đa dạng. Vì vậy, việc phát mãi, khai thác thu hồi nợ tại Chi

75

nhánh thường gặp phải nhiều khó khăn. NH BIDV Việt Nam đã xây dựng một quy trình xử lý tài sản đảm bảo hợp lý phù hợp với từng loại nhằm khai thác tối đa hiệu quả công tác thu hồi nợ. Để thực hiện tốt công tác này, Chi nhánh Hưng Yên đang áp dụng quy trình xử lý tài sản bảo đảm do NH BIDV Việt Nam xây dựng, để thu hồi nợ với những quy định chặt chẽ từ việc tiếp nhận tài sản, đến việc tố chức khai thác và phát mãi tài sản tuân theo các văn bản của Chính phủ và các ban ngành như QĐ 149/2001/QĐ – TTg, Nghị định số 178/1999/NĐ – CP, Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN – BTP – BCA – BTC – TCĐC, Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT/NHNN – BTP...

 Tiến hành phân loại nợ trong hoạt động tín dụng: Việc đầu tiên khi xử lý nợ xấu là Chi nhánh đã tiến hành rà soát lại toàn bộ các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi nợ để có được chính sách cho từng khoản nợ. Dựa theo quyết định 493/2005 NHNN và QĐ 18/2007 NHNN, QĐ 780/2012/QĐ-NHNN, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Thông tư 09/2014/TT-NHNN để có được cơ sở xác định các loại nợ sát với thực tế, Chi nhánh đã tiến hành xếp hạng tín dụng để hỗ trợ cho việc phân loại nợ. Hệ thống xếp hạng tín dụng được xác định với các nội dung chủ yếu : ngành nghề kinh doanh, chỉ tiêu tài chính tổng hợp, tình hình tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết, uy tín với các TCTD trước đây... qua đó xếp hạng cụ thể với KH.

 Xử lý nợ thông qua Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ( AMC) và Công ty quản lý tài sản (VAMC): Chi nhánh Hưng Yên và mạng lưới chi nhánh của NH BIDV Việt Nam có thể xử lý các khoản nợ xấu thông qua vai trò của Công ty AMC. AMC – BIDV thực hiện tiếp nhận và quản lý các tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tài sản gán nợ của các chi nhánh để quản lý và xử lý nhằm thu hồi vốn kinh doanh cho NHNT. Năm 2013, Công ty quản lý tài sản VAMC được thành lập và hoạt động theo Nghị Định 53/2013/NĐ-CP của Chính Phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và QĐ số 1459/QĐ-NHNN của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Với hoạt động mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng, thu hồi nợ, đòi nợ,xử lý, bán nợ, tài sản đảm bảo, cơ cấu lại khoản nợ , cơ cấu lại khoản nợ , điều chỉnh điều

76

kiện trả nợ, chuyển nợ thành góp vốn, quản lý nợ xấu, tư vấn, môi giới mua và bán nợ và tài sản….

 Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro : Thực hiện theo QĐ 493/2005/QĐ – NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý các khoản rủi ro tín

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên luận văn ths (Trang 80)