Thực trạng rủi ro tín dụng tại NH BIDV chi nhánh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên luận văn ths (Trang 68)

Qua phân tích về tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh Hưng Yên trong giai đoạn 2011-2014 có thể thấy: Tín dụng tăng trưởng khá tốt trong các năm qua, cơ cấu cho vay dần được điều chỉnh. Tuy nhiên, để đánh giá tình hình tăng trưởng

57

tín dụng có ổn định không và chất lượng tín dụng có thực sự cao hay không thì cần xem xét mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh được thể hiện qua

3.2.2.1. Nợ quá hạn

Theo QĐ493/2005/QĐ-NHNN, nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc và /hoặc lãi vay đã quá hạn. Một khách hàng có nhiều khoản vay mà chỉ một khoản vay quá hạn thì các khoản vay khác mặc dù chưa đến hạn thanh toán cũng chuyển sang nợ quá hạn. Sau đây sẽ xem xét chỉ tiêu nợ quá hạn tại NH TMCP BIDV- chi nhánh Hưng Yên theo 2 tiêu chí: nợ quá hạn theo thời hạn và nợ quá hạn theo ngành kinh tế.

a./ Nợ quá hạn theo thời hạn

Chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ quá hạn theo thời hạn. Việc phân loại theo cách này sẽ giúp chi nhánh thấy được nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở tín dụng ngắn hạn hay tín dụng trung, dài hạn và nguyên nhân, từ đó chi nhánh sẽ cân đối giữa các hình thức cho vay theo thời hạn và các biện pháp quản lý nợ cũng như các biện pháp hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng.

Bảng 3.4. Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tại chi nhánh Hƣng Yên

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

NQH (ngắn hạn)= A 21,47 11,49 17,59 19,45

Dư nợ ngắn hạn= B 1.219,25 1.275,39 1.646,06 1.912

Tỷ lệ NQH( ngắn hạn =A/B 1,76% 0,90% 1,07% 1,02%

NQH(trung, dài hạn)= C 6,31 11,28 8,81 11,14

Dư nợ trung và dài hạn=D 250,43 424,22 309,11 388

Tỷ lệ NQH(trung, dài hạn =C/D 2,52% 2,66% 2,85% 2,87% Tổng dư nợ cho vay= E 1.469,68 1.699,61 1.955,17 2.300

Tổng NQH= F 27,78 22,77 26,39 30,59

Tỷ lệ NQH=F/E 1,89% 1,34% 1,35% 1,33%

58

Bảng 3.4 cho thấy:

Năm 2011, NQH là 27,78 tỷ đồng , tỷ lệ NQH là 1,89%. Năm 2012, NQH là 22,77 tỷ đồng, giảm 5,01 tỷ đồng so với năm 2011 và tỷ lệ NQH đã có chiều chiều hướng giảm đạt 1,34%. Năm 2013, NQH tiếp tục tăng so với dư nợ cho vay là 1.955,17 tỷ đồng và đạt 26,39 tỷ đồng và tỷ lệ NQH chiếm 1,35%. Năm 2014 so với năm 2013 thì NQH tiếp tục tăng mạnh so với dư nợ đạt 30,59 tỷ đồng nhưng tỷ trọng NQH đã có xu hướng giảm đạt 1.33%. Nếu so sánh tốc độ tăng trưởng tín dụng với tốc độ gia tăng tỷ lệ NQH qua các năm có thể thấy:

Bảng 3.5: Tƣơng quan tốc độ tăng trƣởng tín dụng và gia tăng NQH

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tốc độ tăng trưởng

tín dụng 0.00% 15,6% 15,04% 17,64%

Tốc độ gia tăng NQH 0.00% 18,0% 15,89% 15,89%

( Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của NH BIDV- Hưng Yên)

Trong giai đoạn 2011-2014, tốc động tăng trưởng tín dụng của chi nhánh luôn luôn ổn định và tăng theo các năm, tuy nhiên nếu so sánh với tốc độ gia tăng của NQH thì tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn bền vững, Tỷ lệ NQH trong giai đoạn 2011-2014 đều vẫn ở mức độ an toàn theo tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế là 5%. Tỷ lệ NQH đang giảm dần theo các năm kèm theo sự tăng trưởng tín dụng ở mức ổn định thì chất lượng tín dụng tại chi nhánh đã được đảm bảo và công tác quản lý nợ tại chi nhánh đã được chú trọng thích đáng khi đẩy mạnh cho vay. Tuy nhiên, trong cơ cấu tín dụng tại chi nhánh Hưng Yên, tỷ lệ NQH lại thể hiện bất đối xứng giữa các khoản vay tín dụng ngắn hạn với trung, dài hạn.

Bảng 3.6. Tỷ trọng NQH ngắn hạn và trung, dài hạn

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Ngắn hạn 77,28% 50,47% 66,62% 63,60%

Trung, dài hạn 22,72% 49,53% 33,38% 36,40%

59 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay ngắn hạn qua 4 năm 2011- 2014 có xu hướng giảm dần tương ứng 1,76%, 0,9%, 1,07%, 1,02% trong khi dư nợ tín dụng ngắn hạn gia tăng mạnh qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác cho vay ngắn hạn nói chung tại chi nhánh Hưng Yên đã được quản lý chặt chẽ.

Bảng 3.6 cho thấy: NQH ngắn hạn trong tổng nợ quá hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn lần lượt là 77,728%, 50,47%, 66,62%, 63,60% và đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng, theo (3.2.1.3) tỷ trọng cho vay các khoản tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh luôn cao hơn đáng kể so với tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, điều này là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ NQH ngắn hạn luôn cao hơn NQH trung, dài hạn. NQH ngắn hạn chủ yếu tập trung ở nghành công nghiệp chế biến, xây dựng và thương mại, dịch vụ... điều này chứng tỏ chất lượng một số khoản cho vay ngắn hạn chưa cao. Có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, do khách truyền thống của NH BIDV Hưng yên là các doanh nghiệp hoạt động thương mại, dịch vụ và công nghiệp chế biến với nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cho hàng hóa trong nước và XNK. Năm 2011, với nhiều biến động kinh tế gây ảnh hưởng nặng nề tới các doanh nghiệp trong nước trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, bất động sản ...nên ảnh hưởng tới doanh thu và việc trả nợ.

- Thứ hai, khi doanh thu bị ảnh hưởng sẽ dần tới khả năng trả nợ đúng hạn cam kết với khách hàng có thể quá hạn, kéo theo việc phân loại nợ các khoản vay khác của khách hàng chưa đến hạn thanh toán cũng bị chuyển sang nhóm nợ có độ rủi ro cao hơn.

Năm 2014, NQH ngắn hạn là 19,45 tỷ đồng so với dư nợ ngắn hạn thì tỷ trọng NQH đã giảm chỉ còn 1.02% tổng dư nợ ngắn hạn. Điều này chứng tỏ chất lượng các khoản vay ngắn hạn đã có sự cải thiện. Đây là nỗ lực rất lớn của bộ phận tín dụng khi đã chủ động tìm khách hàng có năng lực kinh doanh tốt, phương án sản xuất kinh doanh khả thi... để cho vay.

NQH trung, dài hạn: Xét về tỷ trọng NQH, trong giai đoan 2011-2014 thì tỷ lệ NQH trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn đáng kể so với tỷ trọng NQH ngắn hạn. Một mặt là do chi nhánh chưa đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn nên dư nợ dài

60

hạn vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên, NQH trung, dài hạn có xu hướng tăng dần qua các năm lần lượt là 22,72%, 49,53%, 33,38%, 36,40% trong tổng dư nợ quá hạn. Sự gia tăng này có dấu hiệu rủi ro cao so với mức tăng trưởng tín dụng trung, dài hạn tại chi nhánh . Điều này cho thấy chất lượng một số khoản vay cho trung, dài hạn là chưa tốt và còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

b./ Thực trạng nợ quá hạn theo loại hình kinh tế

Qua việc phân tích thực trạng cho vay theo loại hình kinh tế sẽ cho thấy được tình hình NQH ở các ngành nghề, mục địch vay vốn, nguyên nhân và từ đó chi nhánh sẽ phân bổ vốn tín dụng vào các ngành hợp lý hơn để tối đa hóa lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay.

Bảng 3.7. Tình hình nợ quá hạn theo loại hình kinh tế

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Sốtiền (tỷ VND) Tỷ lệ NQH % Sốtiền (tỷ VND) Tỷ lệ NQH (%) Sốtiền (tỷ VND) Tỷ lệ NQH (%) Sốtiền (tỷ VND) Tỷ lệ NQH (%) Xây dựng 2,30 1,08% 1,69 0,79% 3,20 1,14% 4,43 1,26% Bán buôn, bán lẻ sửa

chữa oto,xe máy 4,26 1,44% 5,36 1,58% 5,62 1,27% 6,57 1,24% Dịch vụ và thƣơng mại 4,31 1,45% 2,99 0,96% 5,28 1,54% 5,48 1,45%

Công nghiệp chế biến 13,37 3,55% 9,43 2,53% 6,01 1,42% 6,39 1,37%

Kinh doanh bất động sản 0,00 0,00% 1,03 0,88% 2,02 1,45% 2,71 1,58%

Cho vay tiêu dùng 1,68 1,31% 1,12 0,58% 1,93 1,36% 2,44 1,23%

Hoạt động dịch vụ khác 1,86 1,15% 1,15 0,76% 2,33 1,27% 2,57 1,28%

Tổng doanh số cho vay

doanh nghiệp 27,78 1,89% 22,77 1,34% 26,39 1,35% 30,59 1,33%

61

Chú thích: Tỷ lệ NQH ngành i= NQH ngành i/ Dư nợ cho vay ngành i

Từ bảng 3.7 thấy được biến động của tỷ lệ NQH, tỷ trọng NQH tại các ngành kinh tế và mục đích vay vốn tín dụng tại chi nhánh Hưng Yên trong những năm qua, điều này được thể hiện như sau:

Năm 2011, nợ quá hạn chủ yếu tập trung tại những ngành mà chi nhánh có mức độ tập trung tín dụng cao như dịch vụ và thương mại, công nghiệp chế biến, bán buôn, bán lẻ, sữa chữa oto, xe máy lần lượt chiếm 15,51%, 48,13%, 15,33% tổng NQH năm 2011. Chứng tỏ chất lượng tín dụng ở một số khoản vay ở các ngành trên là chưa cao, sẽ được xem xét cụ thể dưới đây.

Năm 2012, NQH vẫn tập trung cao ở ngành công nghiệp chế biến chiếm 41,41% tổng NQH sau đó là các ngành bán buôn,bán lẻ, sửa chữa oto, xe máy chiếm 23,54% và dịch vụ và thương mại là 13,13% tổng NQH năm 2012.

Năm 2013, NQH đã có sự thay đổi dáng kể so với năm 2011,2012 khi có xu hướng tăng lên ở ngành xây dựng chiếm 12,13% tổng NQH, nợ quá hạn không tập trung ở một ngành chủ yếu tại một ngành là công nghiệp chế biến mà nằm chia đều ở các ngành thương mại và dịch vụ, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa oto, xe máy lần lượt là 22,77%, 20,01%, 21,30% tổng NQH năm 2013.

Năm 2014, NQH đã có xu hướng tăng lên do sự đầu tư vào các ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản tăng dần. NQH của ngành xây dựng chiếm14,48% tổng NQH, năm 2014 thì NQH của ngành bán buôn,bán lẻ, sửa chữa oto, xe máy đang tăng lên so với năm 2013 lên mức 6,57 tỷ đồng và chiếm 21,48% tổng NQH, sau đó là các ngành công nghiệp chế biến với 20,89%, dịch vụ và thương mại chiếm17,91% tổng NQH năm 2014.

Để hiểu rõ thực trạng biến động nợ quá hạn qua các năm, ta đi sâu vào phân tích xu hướng từng ngành cụ thể như sau:

Ngành xây dựng, năm 2011 tỷ lệ NQH ngành là 8,28% với mức nợ quá hạn là 2,3 tỷ đồng chiếm 1,08% tổng dư nợ, khoản nợ này tập trung ở một số khách hàng được chi nhánh cơ cấu lại thời hạn trả nợ, và khách hàng đã hoàn tất được việc trả nợ trong năm 2012. Trong năm 2013, tỷ lệ NQH ngành tăng cao với 12,13%, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

62

nguyên nhân là do chi nhánh mạnh dạn đầu từ vào ngành xây dựng và một số khoản nợ ngắn hạn của một số khách hàng như Công Ty TNHH xây dựng 668, Công ty CP Hoàng Gia cơ cấu lại thời hạn trả nợ với mức dư nợ là 2,8 tỷ đồng, các đơn vị cũng đã tất toán 1 phần việc trả nợ năm 2014. Tuy nhiên năm 2014, tại chi nhánh tỷ lệ NQH của ngành vẫn có xu hướng cao, do chi nhánh đầu tư cho vay nhiều công ty xây dựng. Chi nhánh cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để có thể thu hồi được cả gốc và lãi của các khoản vay vào năm 2015.

Ngành Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa oto, xe máy cùng với sự tăng trưởng tín dụng như đã phân tích 3.2.1.4 thì tỷ lệ NQH trong ngành cũng đang có xu hướng tăng dần qua các năm lần lượt là 15,33%, 23,54%, 21,30%, 21,48%, điều này cho thấy công tác tín dụng ở một số khoản vay là chưa tốt. Năm 2014, NQH đạt 6,57 tỷ đồng chiếm 1,24% tổng dư nợ do tập trung ở một số đơn vị có tỷ trọng dư nợ tín dụng cao như: công ty TNHH Duyên Hà, công ty CP Đông Giang, nguyên nhân do doanh thu của công ty bị giảm sút không đủ trả nợ đúng cam kết và bị phân loại vào nợ nhóm 3.

Ngành Công nghiệp chế biến, theo phân tích ở mục 3.2.1.4 đây là ngành mà chi

nhánh có mức độ tập trung và tăng trưởng tín dụng rất cao qua các năm, và tỷ lệ NQH đang có xu hướng giảm mạnh so với tổng dư nợ cho vay như: năm 2011 là 13,37 tỷ đồng chiếm 1,37% tổng dư nợ và năm 2014 là 6,39 tỷ đồng chiếm 20,89% tổng NQH năm 2014. Qua đây cho thấy, chất lượng tín dụng với một só khoản vay của ngành công nghiệp chế biến là khá tốt trong điều kiện tăng trưởng tín dụng ngành khá cao.

Ngành Kinh doanh bất động sản, như phân tích thì NQH của ngành chỉ xuất hiện vào năm 2012 với nợ quá hạn là 1,03 tỷ đồng tương ứng với 0,88% tổng dư nợ do chi nhánh tập trung tín dụng tại khoản cho vay trung hạn với Công ty CP Cao Hà. Năm 2013,2014 thì tỷ lệ NQH của ngành có xu hướng tăng dần do ảnh hưởng của tình hình thị trường bất động sản luôn biến động làm một số công ty làm ăn thua lỗ dẫn tới nợ xấu.

63

Ngành Cho vay tiêu dùng, Hoạt động dịch vụ khác năm 2011- 2014 cho thấy chi nhánh đẩy mạnh tín dụng với những khu vực này, tốc độ tăng trưởng qua các năm cũng tăng dần qua các năm, tỷ lệ NQH khu vực này khá ổn định và ở mức thấp. Lĩnh vực cho vay tiêu dùng thì năm 2011- 2014 lần lượt là 1,31%, 0,58%, 1,36%, 1,23% tổng dư nợ. Lĩnh vực hoạt động dịch vụ khác lần lượt là 1,15%,0,76%, 1,27%, 1,28% tổng dư nợ. Tuy tỷ lệ NQH có tăng nhẹ những luôn ở trong ngưỡng an toàn.

Qua phân tích cơ cấu NQH trong từng ngành cụ thể tại Chi nhánh Hưng Yên có thể thấy : tỷ lệ NQH tăng cao tại 1 số ngành như Xây dựng và Kinh doanh bất đông

sản chỉ mang tính thời điểm và tập trung vào 1 khách hàng cá biệt với mức độ tập trung tín dụng cao ( khoản vay có giá trị lớn), điều đó cho thấy đây tuy là những

khách hàng lớn nhưng công tác tín dụng với những đơn vị này là chưa tốt, đòi hỏi Chi nhánh cần nầng cao hơn việc đánh giá và kiểm soát với các khoản vay lớn, đặc biệt là với những khách hàng mới. Chất lượng các khoản vay trong ngành Dịch vụ

và thương mại, Công nghiệp chế biến, Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa oto, xe máy đang có dấu hiệu giảm rủi ro trong điều kiện tăng trưỏng tín dụng duy trì ở mức cao, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có chiều hướng tốt hơn do ảnh hưởng của nền kinh tế đang dần ổn định. Lĩnh vực cho vay hoạt động dịch vụ khác và cho

vay tiêu dùng đã và đang là định hướng mở rộng tín dụng trong thời gian tới, tuy vẫn ở ngưỡng an toàn nhưng Chi nhánh cũng cần nâng cao hơn nữa công tác đánh giá, kiểm soát các khoản vay này khi mức độ tập trung tín dụng với các khu vực này ngày càng cao hơn.

3.2.2.2. Thực trạng nợ xấu

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 trong bảng phân loại nợ. Tình hình nợ xấu của NH BIDV- chi nhánh Hưng Yên qua 4 năm từ 2011-2014 được thể hiện như sau:

64

Bảng 3.8. Tình hình nợ xấu tại NH BIDV- chi nhánh Hƣng Yên năm 2011-2014

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nhóm 3 15,27 14,3 9,78 10,65 Nhóm 4 1,23 2,02 1,69 2,62 Nhóm 5 7,16 6,11 10,43 8,12 Tổng nợ xấu 23,66 22,43 21,90 21,39 Tổng dƣ nợ 1.469,68 1.699,61 1.955,17 2.300 Tỷ lệ nợ xấu 1,61% 1,32% 1,12% 0,93% Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 10,12% 9,33% 10,43% 11,07%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của NH BIDV- chi nhánh Hưng Yên)

Từ bảng số liệu 3.8 ta thấy: Trong năm 2011 có tổng nợ xấu ở mức 23,66tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ còn ở mức cao chiếm 1,61%. Tuy nhiên, tỷ lệ an toàn vốn CAR đạt 10,12%, theo tiêu chí đánh giá của hiệp ước Basel 1 thì ngân hàng vẫn có mức vốn tốt. Nợ xấu tập trung ở những ngành dịch vụ thương mại, công nghiệp chế biến và bán buôn,bán lẻ, sửa chữa oto, xe máy và một số rải rác ở các ngành xây dựng và cho vay tiêu dùng.

Sang năm 2012- 2014 thì tổng nợ xấu bắt đầu giảm dần điều này cho thấy tồn tại

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên luận văn ths (Trang 68)