Trích lập dự phòng RRTD theo chuẩn mực kế toán quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên luận văn ths (Trang 101)

Hiện nay, Chi nhánh Hưng Yên trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 493/QĐ – NHNN, mà trích lập theo Quyết định này có một số hạn chế sau :

- Tiêu chí phân loại nợ vẫn dựa vào thời gian nợ quá hạn chứ chưa dựa trên đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng vay. Điều này dẫn đến hệ quả là nhóm nợ chưa phản ánh đúng chất lượng tín dụng.

- Các khoản nợ cùng một nhóm thì áp dụng tỷ lệ dự phòng như nhau. Đây là yếu tố còn chưa linh động, khiến cho dự phòng của các khoản nợ chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro của nó.

- Quyết định này chưa thực hiện phân loại các cam kết ngoại bảng, mà đưa các cam kết này vào nhóm 1 để xác định dự phòng chung, bất kể mức độ rủi ro của các cam kết là khác nhau.

- Về thời điểm trích lập dự phòng cho quý IV là dựa vào số dư cuối ngày 30/11. Thực tế cho thấy, trong khoảng thời gian 30/11 đến 31/12, tình hình tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp có thể có sự khác biệt đáng kể. Vì vậy, số dự phòng được tính toán tại 30/11 sẽ được trình bày trên báo cáo tài chính nhưng chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro và chất lượng tín dụng tại thời điểm lập báo cáo.

Vì vậy, trong thời gian tới, Chi nhánh NHNT Hưng Yên nên trích lập dự phòng các khoản cho vay theo IAS 39 ( Chuẩn mực kế toán quốc tế).

IAS quy định: Nếu có bằng chứng khách quan về việc giảm giá trị các khoản cho

vay và các khoản phải thu hay các công cụ tài chính nắm giữ đến kỳ đáo hạn được ghi sổ theo giá trị gốc, thì giá trị giảm giá được xác định bằng số chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản và giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai ( không tính đến các rủi ro tín dụng chưa phát sinh) được chiết khấu theo lãi suất thực gốc của tài sản đó ( là lãi suất thực được tính toán tại thời điểm ban đầu) Giá trị ghi sổ của tài sản được ghi giảm trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc sử dụng tài khoản trung gian. Phần giá trị giảm giá sẽ được ghi nhận vào lãi lỗ.

90

Như vậy, cơ sở để tính toán dự phòng cho một tài sản theo IAS 39 là dựa vào nguyên tắc “ chiết khấu dòng tiền”. Thực chất là tính toán và so sánh giữa giá trị

ghi sổ của khoản vay với giá trị hiện tại của dòng tiền ước tính thu được trong tương lai được chiết khấu theo lãi suất ban đầu. Việc so sánh này sẽ dẫn tới một trong hai kết quả sau:

- Giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai lớn hơn giá trị ghi sổ của tài sản. Trường hợp này không có hiện tượng giảm giá trị, do đó không cần trích lập.

- Giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai nhỏ hơn giá trị ghi sổ của khoản vay, trường hợp này có sự giảm giá trị, do đó cần trích lập dự phòng với số trích lập bằng chênh lệch giữa giá trị ghi sổ trừ đi giá trị hiện tại của dòng tiền.

Cách tính dự phòng này sẽ cho kết quả dự phòng chính xác hơn cho từng khoản nợ, khắc phục được tình trạng “ đánh đồng” các khoản cho vay cùng nhóm. Dự phòng cụ thể sẽ phụ thuộc vào dòng tiền ước tính trong tương lai của khoản nợ đó và lãi suất chiết khấu, như vậy sẽ tránh được các tỷ lệ trích lập cố định.

4.2.7. Đa dạng hoá các danh mục đầu tư tín dụng nhằm giảm thiểu RRTD

Hiện nay, việc chủ động tìm kiếm khách hàng tốt, tiềm năng ở NH TMCP BIDV- chi nhánh Hưng Yên đã được thực hiện nhưng còn hạn chế. Điều này là do Chi nhánh chưa đưa ra được những chính sách, biện pháp thật hữu hiệu để khuyến khích nhân viên tín dụng chủ động tìm kiếm khách hàng. Chi nhánh cần chủ động tìm kiếm khách hàng kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề tiềm năng, doanh nghiệp có năng lực kinh doanh tốt, phương án khả thi, không bị động ngồi chờ khách hàng tới.

Để tiến hành phân tán, chia sẽ rủi ro tín dụng, Chi nhánh Hưng Yên có thể thực hiện dưới hai hình thức :

Trước hết, Chi nhánh cần đa dạng hoá đối tượng tín dụng, muốn tránh rủi ro cần

phải phân phối đầu tư vào nhiều khách hàng khác nhau. Như vậy, nếu có rủi ro xảy ra tại một lĩnh vực hay một khách hàng nào đó, Chi nhánh vẫn có thể bù đắp vào những khoản thu từ các khách hàng hoặc lĩnh vực khác. Để thực hiện biện pháp

91

lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, không cho vay quá nhiều để sản xuất kinh doanh một sản phẩm, hàng hoá. Đồng thời không nên đầu tư khoản tín dụng lớn cho một khách hàng mà nên san sẻ , tránh mức độ tập trung cao.

Chi nhánh cần giám sát định kỳ danh mục cho vay nhằm hoàn thiện và thay đổi phù hợp với điều kiện thay đổi. Tiếp tục quán triệt để thực hiện tốt công tác

quản trị điều hành để đảm bảo việc phân loại đánh giá đúng thực chất, chính xác thực trạng cơ cấu nợ, thành phần cũng như chất lượng danh mục tín dụng. Trong quá trình giám sát cũng cần đặc biệt chú ý : so sánh thành phần của danh mục với mục tiêu cần đạt được, xác định và tim hiểu các xu hướng gia tăng nợ quá hạn, nợ khó đòi, gia tăng dự phòng... xem xét hiện tượng tập trung danh mục tín dụng.

Trong danh mục tín dụng hiện tại của Chi nhánh Hưng Yên, tỷ trọng đầu tư vào ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến… đang chiếm tỷ trọng khá cao và đi kèm đó là tỷ lệ NQH đang có xu hướng gia tăng. Trong thời gian tới theo chủ trương đẩy mạnh tín dụng ra nền kinh tế, ngành Thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến, bán buôn,bán lẻ,sửa chữa oto, xe máy, xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng khá trong cơ cấu tín dụng nhưng Chi nhánh cần cơ cấu lại theo hướng : duy trì tỷ trọng cho vay, xem xét ưu tiên các doanh nghiệp đang làm ăn tốt, vòng quay vốn nhanh, năng lực tài chính ổn định... kế đó Chi nhánh cũng có thể mở rộng tín dụng hơn với khu vực Công nghiệp chế biến ( đối tượng chủ yếu trong gói hỗ trợ lãi suất), mặc dù đang chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ nhưng chất lượng tín dụng các khoản vay hiện đang rất tốt, do đó Chi nhánh hoàn toàn có thể gia tăng tỷ trọng cho vay với khu vực này.

Ngoài ra, Chi nhánh cũng có thể đa dạng hoá rủi ro bằng cách liên kết đầu tư.

Trong kinh doanh có những doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng lớn mà Chi nhánh lại không thể đáp ứng hoặc khó xác định khả năng mức độ rủi ro có thể thì Chi nhánh cần liên kết đầu tư để cho vay đồng tài trợ, cho vay hợp vốn. Theo cách này sẽ giúp Chi nhánh phân tán rủi ro, giảm thiểu tối đa RRTD.

Để thực hiện đa dạng hoá danh mục tín dụng đòi hỏi Chi nhánh cần có chính

92

dịch vụ, định kỳ giám sát các danh mục cho vay nhằm hoàn thiện và thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế và đặc biệt là có sự liên kết bền vững với các ngân hàng khác trong và ngoài hệ thống. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần đưa ra chính sách động viên, khen thưởng bằng vật chất và tinh thần, xem xét cơ hội thăng tiến với những cán bộ tín dụng chủ động tìm kiếm được nhiều khách hàng tốt.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên luận văn ths (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)