Tình hình hoạt động cho vay tại Ngân Hàng BIDV chi nhánh

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên luận văn ths (Trang 59)

Công tác cho vay tại chi nhánh Hưng Yên được thực hiện phương châm “ hiện đại và tiện ích” . Với nỗ lực của tập thể cán bộ NH TMCP BIDV- chi nhánh Hưng

Yên trong những năm qua hoạt động cho vay đã đạt được kết quả thể hiện như sau:

Bảng 3.2: Tình hình hoạt động cho vay giai đoạn 2011-2014

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Số tiền (tỷ đồng) Số tiền (tỷ đồng) Số tiền (tỷ đồng) Số tiền (tỷ đồng) Tổng dƣ nợ cho vay 1.469,685 1.699,615 1.955,175 2.300 1. Cho vay theo đối tƣợng

Dn quốc doanh 76,86 76,99 71,95 59,11 Dn ngoài quốc doanh 1.263,49 1.239,36 1.552,02 1,673.94 Vay tiêu dùng 129,33 383,26 331,21 566,95

2. Cho vay theo loại tiền

VND 1.141,36 1.202,48 1.154,92 1.326,64

Ngoại tệ

quy VND 328,33 497,14 800,25 973,36

3. Cho vay theo thời hạn

Ngắn hạn 1.219,25 1.275,39 1.646,06 1.912

Trung,

dài hạn 250,43 424,22 309,11 388

48

Năm 2011, Dư nợ tín dụng là 1.469,685 tỷ đồng trong đó doanh số cho vay đạt 1.728,295 tỷ đồng. Năm 2012, là một năm thành công của NH TMCP BIDV Hưng Yên với dư nợ 1.699,615 tỷ đồng tăng tới 156% so với cuối năm 2011, doanh số cho vay trong năm cũng tăng hơn 128% so với 2011 khi đạt mức 1.941,63 tỷ đồng và tổng huy động vốn trong năm cũng là 1.713,02 tỷ đồng. Số khách hàng là doanh nghiệp tại chi nhánh cũng tăng lên đáng kể chỉ sau 2 năm thành lập tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Năm 2013, dư nợ ước tính là 1.955,175 tỷ đồng tăng lên hơn 150% so với năm 2012, và doanh số cho vay cũng tăng mạnh đạt mức 2.162,725 tỷ đồng. Số lượng đơn vị có quan hệ tín dụng tại chi nhánh cũng tăng lên và tổng dư nợ hoàn thành 108% kế hoạch đề ra. Năm 2014, kết quả đạt được so với tình hình kinh tế hiện nay được đánh giá là khả quan so với năm 2013 dư nợ tín dụng đã tăng lên gần 2.300 tỷ đồng và tổng doanh số cho vay đạt 2.446,08 tỷ đồng tăng lên 131% so với cùng kì năm 2013.

Với đặc điểm khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, địa bàn hoạt động của chi nhánh tại thành phố Hưng Yên không có quá nhiều doanh nghiệp và hầu hết là kinh doanh trong thương mại dịch vụ, đi kèm theo đó là sự cạnh tranh khá gay gắt với các NHTM khác trên địa bàn nên việc phát triển tín dụng còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên chi nhánh vẫn duy trì mức tăng trưởng tín dụng khá ấn tượng qua các năm và thị phần cho vay ngày càng được củng cố.

49

Biểu đồ 3.2. Tình hình cho vay theo đối tƣợng vay

Nhìn vào biểu đồ 3.2. thấy rằng:

- Dư nợ cho vay đối với khu vực quốc doanh tại chi nhánh Hưng Yên đã có chiều hướng giảm từ năm 2011 với 5,23% chiếm 76,86 tỷ đồng trong tổng dư nợ và xuống còn 2,57% năm 2014.

- Dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn đang giữ ở mức cao và ổn định trong vòng 4 năm, chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ : năm 2011 kà 85,97% với dư nợ đạt 1.263,49 tỷ đồng, trong năm 2012 mặc dù gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế nhưng chi nhánh vẫn đạt được kết quả khả quan trong dư nợ cho vay là 1.239,36 tỷ đồng và tăng đột biến năm 2013 với 1.552,02 tỷ đồng chiếm

50

79,38% tổng dư nợ của cả năm 2013, và tổng dư nợ tiếp tục tăng vào năm 2014 là 1.673,94 tỷ đồng.

- Cùng với sự gia tăng ổn định của dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì việc mở rộng tín dụng cho vay tiêu dùng trong thời gian qua cũng có kết quả đáng kể: từ mức dư nợ đạt 8,80% trong năm 2011 đã tăng đột biến vào năm 2012 là 22,55% đạt 383,26 tỷ đồng. Sang năm 2013, có xu hướng giảm do nhu cầu vay tiêu dùng chủ yếu tập trung vay để tập trung vào bất động sản có xu hướng giảm đạt 16,94% chiếm 331,21 tỷ đồng nhưng tới cuối năm 2014 khi chính sách cho vay có chiều hướng giảm thì nhu cầu vay tiêu dùng càng tăng mạnh và đạt 566,95 tỷ đồng chiếm 24,65% trong tổng dư nợ.

Kết quả của sự dịch chuyển trong tỷ trọng cho vay này là do có định hướng hoạt động tín dụng của NH TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam xây dựng cho hệ thống chi nhánh và định hướng hoạt động riêng cho chi nhánh Hưng Yên:

- Mở rộng cho vay đối với đối tượng là nhóm khách hàng kinh doanh có độ an toàn cao và hiệu quả ( doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá thể...).

- Hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng kinh doanh kém hiệu quả (nhóm DNNN địa phương và nhóm DNNN đang chuyển đổi). Thực hiện định hướng này, chi nhánh Hưng Yên đã hạn chế cho vay đối với các DNNN trên địa bàn , bên cạnh đó sự cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn đã là nguyên nhân dẫn tới mức dư nợ cho vay đối với DN quốc doanh ngày càng giảm.

- Ngoài ra, chi nhánh Hưng Yên còn thực hiện chủ trương tăng cường hoạt động cho vay bán lẻ nhàm đa dạng hóa khách hàng và sản phẩm tín dụng, chú trọng tới các sản phẩm tín dụng vứi doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung tới các mảng tín dụng với hình thức cho vay cầm cố, thế chấp tài sản...đáp ứng được nhiều nhu cầu tín dụng tiêu dùng ngày càng gia tăng.

Việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng hạn chế cho vay các DNNN và đẩy mạnh tín dụng khu vực ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng của chi nhánh được đánh giá là hợp lý, xuất phát từ thực tế là: đối tượng là DN quốc doanh việc cho vay chủ yếu là dựa trên uy tín chứ không phải là tài sản đảm bảo, chính điều này là một

51

trong những nguyên nhân gay ra rủi ro cho ngân hàng do không có điều kiện ràng buộc các DNNN làm ăn có hiệu quả để trả nợ. Tuy nhiên việc gia tăng trong tín dụng đối với khu vực ngoài quốc doanh và đặc biệt là cho vay tiêu dùng cũng làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn nợ quá hạn khi cơ chế quản lý không tốt.

3.2.1.2. Cho vay theo loại tiền

Biểu đồ 3.3: Tình hình cho vay theo loại tiền giai đoạn 2011-2014

Biểu đồ 3.3 cho thấy sự vận động ngược chiều giữa tỷ trọng dư nợ cho vay bằng VND và cho vay ngoại tệ quy VND trong giai đoạn 2011-2014. Năm 2011, cho vay bằng VND là 1.141,36 tỷ đồng (chiếm 77,66% tổng dư nợ cho vay) và cho vay bằng ngoại tệ quy đổi ra VND là 328,33 tỷ đồng ( chiếm 22,34% tổng dư nợ cho vay).

Năm 2012, cho vay bằng VND là 1.202,48 tỷ đồng ( tương ứng với 70,75% tổng dư nợ) trong khi cho vay bằng ngoại tệ quy đổi đạt 497,14 tỷ đồng ( chiếm 29,25% tổng dư nợ cho vay).

Năm 2013, cho vay bằng VND vẫn tăng cao khi đạt 1.154,92 tỷ đồng ( chiếm 59,07% tổng dư nợ), cho vay bằng ngoại tệ quy đổi đã có mức tăng mạnh tới 800,25 tỷ đồng tương ứng với 40,93% tổng dư nợ.

52

Năm 2014, cho vay VND vẫn có xu hướng tăng khi đạt 1.326,64 tỷ đồng ( đạt 57,68% tổng dư nợ), cho vay bằng ngoại tệ cũng tăng mạnh vào cuối năm 2014 là 973,36 tỷ đồng và chiếm 42,32% trong tổng dư nợ.

Sự vận động ngược chiều trong tỷ trọng cho vay VND và cho vay bằng ngoại tệ trong giai đoạn 2011-2014: tỷ trọng cho vay bằng VND có xu hướng giảm dần, và tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ có chiều hướng tăng dần, điều này được lý giải như sau:

- Thứ nhất, nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ từ các khách hàng là doanh nghiệp gia tăng, đặc biệt là khi số lượng đơn vị là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có hàng hóa xuất nhập khẩu và thương mại, dịch vụ tại chi nhánh ngày càng tăng.

- Thứ hai, từ khi thành lập chi nhánh năm 2011 thì chủ trương của NH BIDV là chính sách mở rộng cho vay bằng ngoại tệ hỗ trợ xuất nhập khẩu của thành phố Hà Nội.

- Thứ ba, do từ năm 2011, trong cơ cấu nguồn vốn tại chi nhánh đã có sự thay đổi, theo đó lượng vốn huy động từ ngoại tệ đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao, điều này dẫn tới nhu cầu mở rộng hoạt động cho vay bằng ngoại tệ.

Từ việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp XNK, theo đó khuynh hướng nới lỏng điều kiện cho vay với khách hàng , điều này sẽ làm tăng rủi ro tiềm ẩn cho chi nhánh, mở rộng cho vay bằng ngoai tệ tương ứng sẽ làm tăng nguy có nợ quá hạn ngoại tệ tăng theo, nhất là trong thời kì cạnh tranh gay gắt, giá cả biến động mạnh trong thời kỳ kinh tế toàn cầu đang suy thoái sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp XNK.

53

3.2.1.3. Cho vay theo thời hạn

Biểu đồ 3.4. Tình hình cho vay theo thời hạn

Nhìn vào biểu đồ 3.4 cho thấy: trong giai đoạn 2011-2014, tỷ trọng cho vay các khoản tín dụng ngắn hạn luôn cao hơn đáng kể so với tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Năm 2011, cho vay ngắn hạn là 1.219,25 tỷ đồng chiếm 82,96% tổng dư nợ trong khi cho vay trung và dài hạn là 17,04%. Năm 2012, cho vay ngắn hạn chiếm 75,04% tổng dư nợ và tỷ trọng cho vay trung , dài hạn là 24,96%.Năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng mạnh đạt 1.646,06 tỷ đồng chiếm 84,19% tổng dư nợ, trong khi cho vay trung, dài hạn chiếm 15,81% . Năm 2014, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.912 tỷ đồng chiếm 83,13% tổng dư nợ và cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng chiếm 16,87% tổng dư nợ.

Việc cho vay ngắn hạn của NH BIDV Hưng Yên thể hiện bản chât hoạt động của ngân hàng là kinh doanh ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Việc chủ trương tăng dư nợ ngắn hạn tại chi nhánh xuất phát từ việc mở rộng cho vay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những năm qua, đi kèm đó là đặc thù kinh doanh của các đơn vị này với nhu cầu đáp ứng vốn lưu động là chủ yếu. Tuy nhiên, không nên tăng tỷ trọng ngắn hạn quá cao vì điều này có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng khi tập trung vốn tín dụng quá nhiều vào hình thức này.

54

3.2.1.4. Cho vay theo ngành kinh tế

Bảng 3.3. Tình hình cho vay theo ngành kinh tế

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền (tỷ VND) Tỷ lệ NQH % Số tiền (tỷ VND) Tỷ lệ NQH (%) Số tiền (tỷ VND) Tỷ lệ NQH (%) Số tiền (tỷ VND) Tỷ lệ NQH (%) Xây dựng 213,10 14,50 214,32 12,61 281,35 14,39 352,36 15,32 Bánbuôn, bán lẻ sửa chữa oto, xe máy 294,82 20,06 339,41 19,97 442,07 22,61 531,76 23,12 Dịch vụ và thƣơng mại 296,29 20,16 310,52 18,27 343,72 17,58 377,89 16,43 Công nghiệp chế biến 376,39 25,61 373,41 21,97 423,69 21,67 467,13 20,31 Kinh doanh bất động sản 0.00 0.00 116,93 6,88 139,40 7,13 171,35 7,45 Cho vay tiêu dùng 127,86 8,7 192,74 11,34 142,14 7,27 198,26 8,62 Hoạt động dịch vụ khác 161,22 10,97 152,29 8,96 182,81 9,35 201,25 8,75 Tổng dƣ nợ cho vay 1.469,7 100 1.699,6 100 1.955,2 100 2.300 100

55

Từ bảng 3.3 ta thấy sự phân bổ rõ ràng trong cơ cấu tín dụng giữa các nghành và lĩnh vực kinh tế, được thể hiện:

- Năm 2011, là năm đầu tiên mà chi nhánh được thành lập nên dư nợ tập trung cao ở các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, bán buôn , bán lẻ sửa chữa oto, xe máy, công nghiệp chế biến khi lần lượt chiếm 20,16%; 20,06%; 25,61% tổng doanh số dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp trong năm, mức duy trì tỷ trọng ở các nghành như xây dựng (14,50%), kinh doanh bất động sản(0,00%), cho vay tiêu dùng(8,7%) và các hoạt động dịch vụ khác(10,97%) còn chưa cao.

- Năm 2012, dư nợ vẫn tập trung cao ở công nghiệp chế biến, bán buôn bán lẻ sửa chữa oto xe máy và dịch vụ thương mại. Mặc dù, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 tăng lên 15,64% nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với ngành công nghiệp chế biến có xu hướng giảm nhẹ đạt 21.97%, trong khi đó bán buôn bán lẻ sửa chữa oto xe máy và cho vay tiêu dùng lại có xu hướng tăng lần lượt đạt 339,41 tỷ đồng và 192,74 tỷ đồng. Dư nợ cho vay ở ngành kinh doanh bất động sản đã có chiều hướng tăng mạnh từ 0% năm 2011 sang 6,88% tổng dư nợ cho vay năm 2012 và đạt 116,93 tỷ đồng. Tỷ trọng của các ngành khác thì vẫn có xu hướng giảm nhẹ những vẫn duy trì ở mức ổn định như ngành xây dựng (12,61%), và hoạt động dịch vụ khác(8.96%) trong tổng dư nợ cho vay năm 2012.

- Năm 2013, cơ cấu tín dụng nhìn chung vẫn tập trung cao ở các lĩnh vực công nghiệp, bán buôn bán lẻ và thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, đã có xu hướng thay đổi cơ bản theo chiều hướng gia tăng tỷ trọng với khu vực xây dựng và kinh doanh bất động sản. Trong 2 năm 2012-2013 thì NH BIDV đã chủ trương hỗ trợ phát triển nhiều dự án xây dựng nhà ở cho những người có thu nhập thấp nên tỷ trọng của những ngành này đang tăng dần xây dựng (14,39%) đạt 281,35 tỷ đồng trong tổng dư nợ cho vay, và hoạt động kinh doanh bất động sản cũng đạt 139,4 tỷ đồng chiếm 7,13% . Tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ và thương mại, bán buôn bán lẻ sửa chữa oto xe máy vẫn duy trì tăng trưởng ổn định chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay lần lượt là 21,67%; 17,58%; 22,61%.

56

- Năm 2014, nhìn chung thì chi nhánh Hưng Yên vẫn tập trung cao ở các lĩnh vực kinh doanh chính của ngân hàng là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ sửa chữa oto xe máy chiếm 23,12% tổng dư nợ và đạt 531,76 tỷ đồng, dịch vụ và thương mại, công nghiệp chế biến có xu hướng ổn định và chỉ chiếm lần lượt 16,43%, 20,31% tổng dư nợ cho vay thay vào đó thì ngân hàng bắt đầu tăng dần dư nợ cho vay cho các ngành như xây dựng đạt 352,36 tỷ đồng và chiếm 15,32%, kinh doanh bất động sản cũng tăng nhẹ đạt 7,45% trong tổng dư nợ năm 2014. Ngân hàng đẩy mạnh các hoạt động cho vay tiêu dùng và các hoạt động dịch vụ khác đạt lần lượt là 198,26 tỷ đồng, chiếm 8,62% và 201,25 tỷ đồng chiếm 8,75 % tổng dư nợ cho vay năm 2014. Sự gia tăng xuất phát từ sự tăng lên của số lượng khách hàng tại chi nhánhtập trung ở các lĩnh vực như XNK, May và xây dựng đặt biệt là các doanh nghiệp Dệt May trên địa bàn thành phố Hưng Yên.

Qua phân tích tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh Hưng Yên ta thấy được chi nhánh đã tập trung cho vay chủ yếu vào các doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ và chủ yếu ở các ngành công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ. Sự tập trung như vậy có thể đem lại rủi ro lớn cho chi nhánh bởi đây là những ngành chịu tác động rất lớn từ biến động thị trường, chính sách, giá cả, cạnh tranh hàng ngoại nhập... Mặc dù cơ cấu tín dụng trong năm 2014 đã dần có sự chuyển hướng sang các lĩnh vực như xây dựng, kinh doanh bất động sản, XNK, Dược, May. Sự gia tăng này tập trung quá lớn bởi khoản vay của một số khách hàng có mức dư nợ cao. Tập trung quá lớn vào một số khách hàng đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro càng cao. Như vậy, cơ cấu cho vay của chi nhánh chưa được phân bổ một cách hợp lý, cần có sự phân chia tỷ trọng hợp lý và thống nhất hơn qua các năm , đa dạng hóa ngành nghề cho vay, giảm thiểu mức độ tập trung tín dụng đối với mỗi khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên luận văn ths (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)