Tín dụng là hoạt động có rất nhiều rủi ro. Các tổn thất trong hoạt động tín dụng không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới người gửi tiền, đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng và đến sự ổn định của nền kinh tế. Việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không chỉ là trách nhiệm của ngành ngân hàng mà rất cần có sự phối hợp của Chính phủ và các bộ ngành liên quan.
- Trong năm vừa qua, sau thời kỳ chống lạm phát, diễn biến thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán có nhiều biến động, kế đó là chịu tác động đáng kể từ ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Đây là những vấn đề đa ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng. Vì vậy, đi liền với kế hoạch kích thích kinh tế thông qua các gói hỗ trợ lãi suất, đẩy mạnh tín dụng, Chính
96
phủ cần có các biện pháp đi kèm để bình ổn các thị trường nói trên, hạn chế tăng trưởng tín dụng nóng và gia tăng tổng phương tiện thanh toán, phòng ngừa nguy cơ tái lạm phát, kiểm soát dòng vốn tín dụng đi đúng hướng hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng đúng đối tượng... hạn chế rủi ro tiềm ẩn cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.
- Nhà nước và Chính phủ cần thực hiện một chiến lược cải cách hệ thống ngân hàng thương mại nhằm khôi phục lại sự lành mạnh của cả hệ thống, cải thiện tính an toàn, hiệu quả chức năng trung gian tài chính cho nền kinh tế. Xây dựng hệ thống giám sát tài chính – ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống tài chính tại Việt Nam phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Phấn đấu đến năm 2016, hệ thống giám sát tài chính – ngân hàng Việt Nam đáp ứng về cơ bản những chuẩn mực quốc tế như Basel II, tiến tới đó là Basel III sau 2016.
- Nhà nước cần tổ chức nghiên cứu tới việc thành lập một cơ quan chuyên trách về việc thống kê tổng hợp các tỷ lệ tài chính của các ngành kinh tế, nhằm rút ra hệ thống các tỷ lệ trung bình hàng năm, để ngân hàng dựa vào đó làm căn cứ phân tích kinh tế, so sánh đánh giá hiện trạng các doanh nghiệp.
- Cần để cao, chấn chỉnh trách nhiệm, vai trò của các cơ quan quản lý về XNK. Trước hết cần đảm bảo cân đối, tránh hiện tượng xuất - nhập tràn lan, hoặc hạn chế quá mức dẫn tới những biến động về thị trường như năm 2011. Hai là chính sách xuất nhập khẩu phải ổn định tương đối lâu dài, tránh tình trạng khi vốn tín dụng vừa mới tới được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì đã có sự thay đổi chính sách dẫn tới hoạt động kinh doanh bị đình chệ, khó khăn... ảnh hưởng tới việc trả nợ ngân hàng.