Thẩm định tốt trước khi ra quyết định tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên luận văn ths (Trang 96)

Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa tới các nội dung của thẩm định. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định kinh tế, kỹ thuật của các dự án, khoản vay.

- Phối hợp với Ban thẩm định Ngân hàng NH TMCP BIDV Việt Nam có những buổi toạ đàm trao đổi học tập, kinh nghiệm, cung cấp thông tin thẩm định tín dụng cho các cán bộ thẩm định và tín dụng của Chi nhánh.

- Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.

Thẩm định dự án trước khi cho vay là giải pháp tốt nhất có thể loại trừ tận gốc rủi ro. Khó khăn lớn nhất trong quá trình thẩm định ở Chi nhánh Hưng Yên là thiếu

85

thông tin. Do đó Chi nhánh cần phải có biện pháp thu thập và lưu trữ thông tin hiệu quả, tăng cường công tác thu thập, lựa chọn thông tin về các chương trình đầu tư phát triển của thành phố, của các Bộ, ngành... và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Xây dựng thư viện tham khảo dữ liệu và làm thước đo trong quá trình thẩm định đầu tư. Đồng thời phải có sự kết hợp với các cơ quan ban ngành địa phương để có biện pháp xác lập nguồn gốc và tính xác thực của thông tin thu thập được.

Ngoài ra, Chi nhánh có thể thu thập thông tin từ các bạn hàng, đối tác của Doanh nghiệp, tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các Ngân hàng khác, đặc biệt là các ngân hàng trong cùng hệ thống NH TMCP BIDV Việt Nam và các Ngân hàng nằm trong địa bàn Hà Nội. Song do yếu tố cạnh tranh và giữ bí mật nên tình trạng cung cấp thông tin còn chưa trung thực nhất là các ngân hàng không cùng hệ thống, do đó, Chi nhánh cần có sự hiểu biết lẫn nhau, và có những thoả thuận nằm trong quy định cho phép. Chi nhánh cũng cần tập trung hơn vào nguồn thông tin từ CIC cung cấp.

Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được, cần phân tích cẩn thận để có quyết định chính xác, tránh để xảy ra rủi ro do khách hàng sử dụng các thủ đoạn lừa đảo, giả mạo hồ sơ vay vốn hay tận dụng các sơ hở của luật pháp để dùng một tài sản thế chấp vay nhiều ngân hàng khác nhau...

- Thẩm định tính hiệu quả và tính khả thi của dự án

Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính, ngoài các chỉ tiêu NPV, IRR, Chi nhánh cần phải chú trọng đến việc phân tích độ nhạy cảm của các chỉ tiêu hiệu quả. Chỉ tiêu này không chỉ giúp các nhà thẩm định xác định được giới hạn biến động của các biến số sao cho dự án có lãi và còn xác định trong dự án nhân tố nào ảnh hưởng quan trọng nhất đến chỉ tiêu hiệu quả để kiểm soát chặt chẽ sự biến động của nhân tố đó trong quá trình cho vay. Việc thẩm định một cách kỹ lưỡng sẽ là cơ sở để xác định mức cho vay, thời hạn thu nợ, mức thu nợ từng thời kỳ... hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.

86

- Thẩm định khách hàng vay vốn

Yếu tố cần quan tâm ở đây đó là khả năng tài chính của doanh nghiệp, đó là các chỉ tiêu như ROA, ROE, ROS, hệ số nợ, hệ số tự tài trợ, vòng quay hàng tồn kho... được xem xét trong một khoản thời gian nhất định. Cần phải xác định được chiều sâu phát triển của doanh nghiệp được thể hiện ở chiến lược phát triển, chính sách điều hành của bộ máy quản trị và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Để kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng có thể xuống trực tiếp cơ sở kinh doanh của khách hàng để kiểm tra. Với các báo cáo tài chính của khách hàng cần phải có yêu cầu xác nhận của cơ quan kiểm toán. Vì thực trạng hiện nay, các báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân cung cấp cho chi nhánh đều mang tính chất đối phó hơn là theo các chuẩn mực kế toán của BTC, thiếu nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc thẩm định, hoặc các chỉ tiêu còn thiếu tin cậy.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên luận văn ths (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)