Định hƣớng hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên luận văn ths (Trang 94)

TMCP BIDV- chi nhánh Hƣng Yên đến năm 2015-2016.

Năm 2014, kinh tế Việt Nam khả quan hơn 2013 với ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì vững chắc, tăng trưởng kinh tế được phục hồi rõ nét và đồng đều , thị trường tài chính có những chuyển biến tích cực, cân dối ngân sách được cải thiện. Khó khăn của doanh nghiệp cũng được cải thiện.

Bước sang năm 2015, tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục xu thế phục hồi và môi trường kinh tế vĩ mô có điều kiện duy trì ổn định, nhất là mục tiêu kiểm soát lạm phát, với chủ trương đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ra nền kinh tế trong chính sách kích cầu nhằm chống suy giảm kinh tế, để theo đuổi mục tiêu trên, nguy cơ nợ xấu tăng sẽ là vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động của ngân hàng Nếu không có biện

pháp quản trị và điều hành tốt, rủi ro tín dụng trước cuộc đua phát triển tín dụng của hệ thống ngân hàng còn gia tăng.

Trên cơ sở đánh giá môi trường kinh doanh được dự báo thiếu khả quan : lạm phát vẫn còn nguyên nguy cơ, hiện trạng dư nợ của các ngân hàng cũng như sức lực của các DN chưa được khắc phục trong năm 2015. NH BIDV Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2015 – 2016 như sau :

Tổng tích tài sản tăng 20%/năm

Huy động vốn tăng 25%/năm

Tín dụng tăng 20%/năm

Chi phí dự phòng rủi ro/ TDN 0.5%/năm

Tỷ lệ NQH/ TDN 1,1%/năm

Tỷ lệ Nợ xấu/TDN 0,8% - 1%/năm

Để đạt được các chỉ tiêu trên, định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Chi nhánh Hưng Yên trong thời gian tới như sau :

83

 Tăng cường tiếp cận các đơn vị hoạt động sản xuất trực tiếp, các đơn vị làm hàng xuất khẩu, có hoạt động thương mại, dịch vụ liên quan XNK... nhằm đánh giá rõ thực trạng rủi ro có liên quan tới diễn biến tiền tệ, yếu tố sức cầu từ bạn hàng.

 Rà soát lại các đơn vị kinh doanh có hiệu quả, ổn định để tăng tối đa dư nợ đối với những đơn vị này mà vẫn đảm bảo hạn chế rủi ro đồng thời hạn chế mức tín dụng, dư nợ đối với các đơn vị có vay nợ quá hạn, kinh doanh không có hiệu quả. Tích cực tìm kiếm các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tình hình tài chính tốt, kinh doanh hiệu quả để đầu tư vốn lưu động. Tăng cường cho vay các đơn vị làm hàng xuất khẩu qua đó tăng nguồn thu ngoại tệ cho Chi nhánh./

 Trong năm tới Chi nhánh Hưng Yên sẽ tăng cường mối quan hệ với các Ngân hàng và Chi nhánh ngân hàng khác để cho vay đồng tài trợ./

 Tăng cường triển khai, giới thiệu với khách hàng các sản phẩm, dịch vụ mà Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam có lợi thế, phát huy phong cách phục vụ chuyên nghiệp đối với khách hàng để tăng dư nợ /

 Xây dựng và áp dụng chuẩn mực đánh giá cá nhân để phân loại cho điểm khách hàng phù hợp với thực tế hiện nay. Định giá tài sản đảm bảo khi vượt mức 1.5 lần theo khung giá của UBND Thành phố cần phải họp hội đồng tín dụng để xem xét và đưa ra điều chỉnh mức dư nợ hợp lý.

 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng và tích cực đi tiếp cận khách hàng để nắm bắt các nhu cầu và thu thập các thông tin nhằm đẩy mạnh sự liên kết giữa doanh nghiệp và ngân hàng./

 Tạo dựng sự phối hợp tốt giữa các phòng. Cần phân tích rõ chức năng và nhiệm vụ từng phòng, phối hợp linh hoạt, phân định rõ trách nhiệm của các bộ phận thì mới đạt được mục tiêu đề ra. Quy trình tín dụng nhằm tăng cường QLRR, nhưng cần khắc phục tính chậm trễ do phải trải qua nhiều bộ phận thì mới đạt được kết quả như mong muốn./

Chi nhánh tiếp tục thực hiện các biện pháp tận thu các khoản nợ đã được xử lý bằng DPRR còn khả năng thu hồi./

84

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên luận văn ths (Trang 94)