Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên luận văn ths (Trang 108)

4.3.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm CIC

Việc nắm bắt thông tin về DN giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả. Sự hoạt động của CIC đã bổ sung thêm kênh thông tin qua đó cải thiện tình trạng thiếu thông tin tín dụng của các TCTD. Tuy nhiên, thông tin từ CIC chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng. Có thể xem xét nâng cao hoạt động của CIC như sau :

97

- Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động thông tin tín dụng, xây dựng các văn bản đủ hiệu lực, quy định cụ thể về các tác nghiệp như nguồn cung cấp thông tin, người sử dụng thông tin, quy trình thu thập và các tiêu thức phân tích, đánh giá.

- Đa dạng hoá thông tin đầu ra, mở rộng phạm vi thu thập thông tin, áp dụng công nghệ hiện đại trong thu thập, xử lý và cung cấp thông tin.

4.3.2.2. Phối hợp với Bộ tài chính hoàn thiện và ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực quốc tế IAS

4.3.2.3. Các biện pháp cần thực hiện khác

Trợ giúp các NHTM xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ xấu, lành mạnh hoá tình hình tài chính, làm sạch bảng cân đối tiền tệ của các NHTM, tiến tới minh bạch hoá hệ thống tài chính theo chuẩn mực quốc tế, tăng cường năng lực tự giám sát và quản lý rủi ro nội bộ.

NHNN cần có những phân tích và báo cáo dự báo về diễn biến thị trường tín dụng trong từng thời kỳ căn cứ trên cơ sở gắn kết các biến số kinh tế vĩ mô thông qua các mô hình định tính và định lượng phù hợp. Thông qua đó cung cấp các đánh giá và dự báo vĩ mô về diễn biến tiền tệ, tín dụng với chất lượng cao để các NHTM có cơ sở tham khảo một cách tin cậy khi hoạch định chiến lược quản lý RRTD.

Xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài, trong đó tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn, qua đó có những cảnh báo sớm cho các NHTM, để từ đó các ngân hàng có định hướng tốt hơn cho vay ngoại tệ.

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và đẩy mạnh việc sử dụng các giấy tờ có giá như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại hối phiếu, kỳ phiếu của các NHTM. Triển khai mạnh hơn nữa trên thị trường tiền tệ các nghiệp vụ, công cụ phái sinh trong hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên luận văn ths (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)