Hệ số thu nợ TDH cho biết khả năng thu hồi vốn TDH của NH cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Chỉ tiêu này cho biết, NH sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn với DSCV trong một thời kì nhất định. Hệ số này càng cao cho thấy công tác thu hồi nợ của NH là tốt và ngược lại.
Giai đoạn 2010 – 2012: nhìn vào bảng 4.21 ta thấy hệ số thu nợ TDH
của NH Agribank Cái Bè nhìn chung là tăng trong giai đoạn 2010 – 2012. Trong năm 2011, hệ số thu nợ của NH là cao nhất, với 100 đồng vốn TDH mang đi cho vay thì NH đã thu về 107,28 đồng. Nguyên nhân là trong năm 2011, do nợ đến hạn tăng, hoạt động sản xuất đạt hiệu quả, nguồn thu nhập tăng và nhiều khoản nợ được trả trước hạn nên DSTN TDH tăng và DSCV TDH giảm do lãi suất cho vay tăng cao, người dân hạn chế vay vốn TDH. Năm 2012, lãi suất cho vay đã giảm, nhu cầu vay TDH tăng nên DSCV TDH tăng và các khoản nợ đến hạn giảm, một số khoản nợ không thu được làm cho DSTN TDH giảm đã làm hệ số thu nợ năm 2012 giảm hơn so với năm 2011 nhưng nó vẫn ở mức cao là 97,35%.
Hình 4.2: Hệ số thu nợ TDH
Trong 6 tháng đầu năm 2013: hệ số thu nợ TDH giảm hơn so với cùng kì
NH Agribank Cái Bè cũng được triển khai tốt nhưng do các khoản nợ đến hạn giảm và việc làm ăn của khách hàng thua lỗ nên có nhiều khoản nợ không được khách hàng thanh toán đúng hạn đã làm cho DSTN TDH trong 6 tháng đầu năm nay đã giảm. Thêm vào đó, do lãi suất cho vay giảm và nhu cầu vay vốn TDH tăng nên DSCV TDH tăng hơn so với cùng kì năm trước nên hệ số thu nợ TDH của NH giảm trong 6 tháng đầu năm 2013.
Hệ số thu nợ của NH Agribank Cái Bè tăng trong gia đoạn 2010 – 2012, tuy có giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 nhưng vẫn ở mức khá cao. Qua đó cho ta thấy NH đã triển khai tốt công tác thu hồi nợ. Cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Do đó, bên cạnh việc tăng DSCV TDH thì NH cũng cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ góp phần đảm bảo an toàn cho đồng vốn đầu tư của NH và giúp đồng vốn được luân chuyển liên tục.