Phương hướng phát triển của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè trong

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái bè – tỉnh tiền giang (Trang 35)

CHI NHÁNH CÁI BÈ TRONG NĂM 2013

NH Agribank Cái Bè nhận thấy được vai trò quan trọng của nguồn vốn huy động nên nhiệm vụ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong năm 2013 được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của NH. Tổng vốn huy động trong năm 2013 là 1.295 tỷ đồng, tăng trưởng 147 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2012 là 13%.

Tăng trưởng dư nợ cũng là mục tiêu của NH trong năm nay. Tổng dư nợ là 896 tỷ đồng, tăng trưởng 100 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2012 là 12,56%. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị định 41/2010/NĐ-CP; phối kết hợp chặt chẽ với các cấp, hội để mở rộng đầu tư cho vay nông nghiệp, nông thôn dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là 783 tỷ đồng.

 Cá nhân & hộ gia đình: dư nợ cho vay cá nhân & hộ gia đình là 650 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72,54% trên tổng dư nợ, trong đó dư nợ cho vay cá nhân & hộ gia đình để đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn là 537 tỷ đồng.

 Doanh nghiệp: dư nợ cho vay doanh nghiệp: 246 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,46% trên tổng dư nợ. Nợ xấu cho vay doanh nghiệp là 3 tỷ, chiếm 0,33% trên tổng dư nợ và 1,22% trên dư nợ cho vay doanh nghiệp.

Cho vay phải bám sát chương trình, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, ưu tiên cho 5 loại hình doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp, đầu tư đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực trên cơ sở điều tra khảo sát các dự án có hiệu quả.

Tăng trưởng dư nợ phải trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn ổn định, kiểm soát được chất lượng. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: phải lấy hiệu quả dự án là chính, với tài sản đảm bảo nợ vay.

Tiếp tục thực hiện điều tra nắm bắt khách hàng, rà soát nợ đến hạn trong tháng, nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng, chủ động thẩm định, hoàn tất hồ sơ vay vốn để giải ngân ngay từ những ngày đầu tháng, tránh lãng phí vốn.

Đẩy mạnh phát triển bán chéo giữa sản phẩm tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác như: bán các sản phẩm của ABIC, phát triển thẻ,... nhằm tăng nguồn thu ngoài tín dụng. Đồng thời gắn kết bền vững lâu dài giữa khách hàng và NH, đáp ứng nhhu cầu và phục vụ khách hàng về sản phẩm tín dụng và các sản phẩm dịch vụ kèm theo hiện có.

Tiếp tục thực hiện nâng cao công tác quản lí, điều hành, nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện trong từng ngày, điều hành nhanh nhạy để thực hiện hiệu suất sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất, không để đọng vốn.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI BÈ

4.1 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT VN CHI NHÁNH

CÁI BÈ ( GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013) 4.4.1Giai đoạn 2010 – 2012

Để có thể hoạt động được thì NHTM cũng như các doanh nghiệp khác đều cần phải có nguồn vốn. Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nguồn vốn mà NH tạo lập và huy động được không những giúp cho NH tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh của chính mình mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung.

NH Agribank Cái Bè có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của huyện trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển thế mạnh của huyện, giải quyết việc làm… NH Agribank Cái Bè đã rất nổ lực thu hút tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong huyện bằng nhiều biện pháp để có đủ nguồn vốn nhằm thể thực hiện tốt vai trò của mình.

Dựa vào bảng 4.1, ta thấy nguồn vốn của NH Agribank Cái Bè được tạo thành từ hai nguồn chính là vốn huy động và vốn điều chuyển từ NH cấp trên. Nguồn vốn của NH Agribank Cái Bè tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của năm sau cao hơn so với năm trước. Trong cơ cấu nguồn vốn của NH thì nguồn vốn huy động chiếm tỉ trọng cao và nguồn vốn điều chuyển chiếm tỉ trọng thấp, thậm chí có những năm NH không cần phải sử dụng vốn điều chuyển. Nguồn vốn của NH tăng trưởng trong giai đoạn này là do sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động.

Vốn huy động

Huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản của các NHTM. Đây là hoạt động chủ yếu tạo ra nguồn vốn cho các hoạt động của NH. Nó quyết định rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NH.

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỉ trọng cao trong nguồn vốn của NH Agribank Cái Bè. Nếu như ở năm 2010, nguồn vốn huy động của NH đạt mức 706 tỉ đồng, chiếm 85% trong tổng nguồn vốn thì đến năm 2012

Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NH Agribank Cái Bè giai đoạn 2010 -2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 706.010 877.360 1.148.004 171.350 24,27 270.644 30,85

Tiền gửi của TCKT và dân cư 654.811 830.228 1.130.538 175.417 26,79 300.310 36,17

 Tiền gửi thanh toán 25.522 17.613 22.611 -7.909 -30,99 4.998 28,38

 Tiền gửi tiết kiệm 629.289 812.615 1.107.927 183.326 29,13 295.312 36,34

Tiền gửi của TCTD và KBNN 16.528 5.113 17.466 -11.415 -69,06 12.353 241,60

Giấy tờ có giá 34.671 42.019 0 7.348 21,19 -42.019 -100%

Vốn điều chuyển 118.481 0 0 -118.481 -100 0 0

Tổng nguồn vốn 824.491 877.360 1.148.004 52.869 6,41 270.644 30,85

con số này đã tăng lên trên 1.148 tỉ đồng, chiếm 100% nguồn vốn của NH. Nguồn vốn huy động của NH tăng liên tục cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Trong vốn huy động của NH tiền gửi của TCKT và dân cư chiếm tỉ trọng cao nhất. Tiền gửi của TCKT và dân cư tăng liên tục trong giai đoạn này cả về giá trị lẫn tốc độ.

Tiền gửi tiết kiệm chiếm trên 96% trong tền gửi TCKT và dân cư và khoảng 90% trong nguồn vốn huy động của NH. Tiền gửi tiết kiệm tăng liên tục với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Sự tăng trưởng của nguồn tiền này là nguồn tiền chủ yếu làm cho vốn huy động của NH tăng liên tục trong giai đoạn này. Trong năm 2011, lạm phát của nước ta tăng cao trên 18%. Theo quy luật thông thường, khi lạm phát tăng thì các NH cũng sẽ tăng lãi suất huy động để thu hút vốn, lãi suất huy động và lạm phát thường cùng chiều với nhau. Việc NHNN áp trần huy động vốn 14% và tình trạng các NHTM trên cùng địa bàn chạy đua lãi suất huy động vốn gay gắt giữa nên hoạt động huy động vốn của NH cũng gặp khó khăn. Tuy vậy, lãi suất huy động của NH vẫn đủ cao và có nhiều biện pháp để thu hút được khách hàng nên lượng tiền gửi vào NH tăng lên khoảng 25%. Năm 2012, mặc dù tỉ lệ lạm phát nước ta đã được kiềm chế dưới mức 7% nên lãi suất huy động vốn của NH trên 12% vẫn giảm thấp hơn so với năm 2011 nhưng nguồn vốn huy động của NH Agribank Cái Bè trong năm 2012 lại cao hơn so với 2011. Sở dĩ có tình trạng đó xảy ra là do sức mua của người dân trong năm 2012 giảm nên những người sản xuất kinh doanh chưa vội dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sản xuất nên gửi tiền vào NH là lựa chọn được họ ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, NH có nhiều chiến lược thu hút tiền gửi tiết kiệm như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, tặng quà…. Và vì NH Agribank Cái Bè là NHTM của nhà nước nên người dân an tâm hơn khi gửi tiền vào NH Agribank Cái Bè thay vì gửi vào các NHTMCP.

Còn tiền gửi thanh toán nhìn chung là giảm. Nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng của tiền gửi thanh toán vào năm 2011 giảm thấp nhất là do bên cạnh các NHTM đã xuất hiện trước đó thì trong năm 2010 trên địa bàn huyện xuất hiện thêm PGD của NHTMCP Công thương Việt Nam và NHTMCP Sài Gòn nên áp lực cạnh tranh tăng lên. Và tiền gửi thanh toán giảm còn do chi phí sản xuất tăng nên nhu cầu sử dụng vốn cao nên các doanh nghiệp cũng không còn gửi tiền vào NH nhiều như trước. Trong năm 2012, nhu cầu thanh toán qua NH nên loại tiền gửi cũng tăng lên. Bên cạnh đó, NH Agribank Cái Bè đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm thu hút nguồn tiền này nên loại tiền gửi này đã gia tăng trở lại trong năm 2012.

Vốn điều chuyển

Nguồn vốn điều chuyển cũng có vai trò quan trọng đối với NH. Nó giúp NH đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng khi NH không huy động vốn kịp. Tại NH Agribank Cái Bè, nguồn vốn điều chuyển chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng ngày càng giảm. Cụ thể, vốn điều chuyển năm 2010 chiếm khoảng 15% và trong hai năm 2011 và 2012, NH Agribank Cái Bè đã không phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển. NH chỉ sử dụng vốn điều chuyển khi vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Do trong hai năm 2011 và 2012 NH Agribank Cái Bè huy động vốn tốt đủ để cho vay khách hàng. Và do lãi suất của vốn điều chuyển cao hơn so với lãi suất huy động vốn tại chỗ nên NH đẩy mạnh huy động vốn tại chỗ để tiết kiệm chi phí.

4.4.2Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Nguồn vốn của NH Agribank Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với cùng kì năm trước và cũng do vốn huy động tạo thành.

Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của NH Agribank Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 6.2012 6.2013 6.2013 / 6.2012

Số tiền %

Vốn huy động 990.968 1.145.066 154.098 15,55

Tiền gửi của TCKT và dân cư 979.669 1.123.564 143.895 14,69  Tiền gửi thanh toán 19.594 22.471 2.877 14,68  Tiền gửi tiết kiệm 960.075 1.101.093 141.018 14,69 Tiền gửi của TCTD và KBNN 11.299 21.502 10.203 90,30

Giấy tờ có giá 0 0 0 0

Vốn điều chuyển 0 0 0 0

Tổng nguồn vốn 990.968 1.145.066 154.098 15,55

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè

Trong nguồn vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2013, tiền gửi của TCKT và dân cư vẫn chiếm phần lớn, trong đó tiền gửi tiết kiệm tiếp tục là nguồn huy động chủ yếu của NH. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 mà tiền gửi tiết kiệm đã là 1.101 tỉ đồng, tăng hơn so với cùng kì năm trước. Sở dĩ tiền gửi tiết kiệm có sự gia tăng mạnh mẽ như vậy là do tình hình kinh tế 6 đầu năm 2013 của nước vẫn còn khó khăn, tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng ở mức thấp và chưa thực sự chắc chắn mặc dù Chính phủ có nghị quyết

ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, gửi tiền vào NH cũng vẫn là lựa chọn tốt nhất cho những người có tiền nhàn rỗi.

Tiền gửi thanh toán tại NH cũng cao hơn so với cùng kì năm 2012. Nhu cầu thanh toán qua NH tăng do khách hàng nhận thấy được những tiện lợi của việc thanh toán qua NH và NH Agribank Cái Bè là lựa chọn hàng đầu do đây là NHTM của nhà nước hoạt động lâu nên khách hàng cũng tin tưởng hơn.

Vì trong trong 6 tháng đầu năm 2013 NH huy động vốn tốt đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng nên tiếp tục không sử dụng vốn điều chuyển từ NH cấp tỉnh.

4.2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT VN CHI NHÁNH CÁI BÈ (THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013)

Hoạt động huy động vốn là hoạt động chính tạo ra nguồn vốn cho hoạt động của NH, trong đó chủ yếu là cho hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng với nhiều kì hạn khác nhau là hoạt động chủ yếu ra nguồn thu nhập cho NH. Tín dụng theo thời hạn tại NH Agribank Cái Bè có thể chia làm 2 nhóm chính là ngắn hạn (thời hạn đến 12 tháng) và TDH (thời hạn trên 12 tháng). Trước khi đi vào phân tích hoạt động TDTDH của NH Agribank Cái Bè, ta sẽ phân tích khái quát hoạt động tín dụng của NH theo thời hạn để có cái nhìn sơ lược về hoạt động tín dụng của NH cũng như cơ cấu của từng loại thời hạn trong hoạt động tín dụng của NH.

4.2.1Giai đoạn 2010 – 2012

4.2.1.1 Doanh số cho vay

DSCV thể hiện quy mô hoạt động tín dụng của NH bởi vì đây là con số thể hiện tổng số tiền mà NH đã cho vay trong một thời hạn nhất định.

Số liệu trong bảng 4.3 cho ta thấy, DSCV của NH Agribank Cái Bè tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012 nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm. DSCV tăng cho thấy NH ngày càng mở rộng hoạt động tín dụng của mình cũng như ngày càng thu hút được nhiều khách hàng.

DSCV của NH tăng trong giai đoạn 2010 – 2012 chủ yếu do DSCV ngắn hạn tăng lên. Tỉ trọng DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng DSCV (trên 90%) và tỉ trọng này ngày càng tăng. Qua đó cho thấy, hoạt động cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế tại NH bởi vì đa phần người dân của huyện sống bằng nghề nông và kinh doanh nhỏ lẻ với chu kì sản xuất kinh doanh ngắn hạn nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn là chủ yếu. DSCV ngắn hạn tăng một phần cũng do chi phí đầu vào tăng nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ sung thiếu hụt vốn tạm thời của người dân trên địa bàn huyện cũng có xu hướng

Bảng 4.3: Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn của NH Agribank Cái Bè giai đoạn 2010 -2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 1.313.767 100 1.389.988 100 1.433.892 100 76.221 5,80 43.904 3,16

Ngắn hạn 1.186.513 90,31 1.282.251 92,25 1.322.588 92,24 95.738 8,07 40.337 3,15 Trung dài hạn 127.254 9,69 107.737 7,75 111.304 7,76 -19.517 -15,34 3.567 3,31 Doanh số thu nợ 1.211.729 100 1.385.856 100 1.406.030 100 174.127 14,37 20.174 1,46 Ngắn hạn 1.115.293 92,04 1.270.279 91,66 1.297.672 92,29 154.986 13,90 27.393 2,16 Trung dài hạn 96.436 7,96 115.577 8,34 108.358 7,71 19.141 19,85 -7.219 -6,25 Dư nợ 773.883 100 778.015 100 805.877 100 4.132 0,53 27.862 3,58 Ngắn hạn 567.317 73,31 579.289 74,46 604.205 74,97 11.972 2,11 24.916 4,30 Trung dài hạn 206.566 26,69 198.726 25,54 201.672 25,03 -7.840 -3,80 2.946 1,48 Nợ xấu 3.620 100 2.345 100 4.954 100 -1.275 -35,22 2.609 111,26 Ngắn hạn 1.484 40,99 844 35,99 1.585 31,99 -640 -43,13 741 87,80 Trung dài hạn 2.136 59,01 1.301 64,01 3.369 68,01 -635 -29,73 1.868 124,45

tăng thêm. Trong năm2012, NHNN điều chỉnh lãi suất cho vay giảm liên tục và việc áp trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với một số lĩnh vực ưu tiên đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất nông nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn với mức lãi suất ưu đãi đã đẩy DSCV ngắn hạn trong năm này tiếp tục tăng nhưng do giá cả biến động theo chiều hướng bất lợi cho hoạt động sản xuất gặp khó khăn nên DSCV tăng với tốc độ thấp hơn năm 2011. DSCV ngắn hạn tăng cũng nhờ vào Nghị định 41 năm 2010 của Chính phủ tạo điều kiện vay vốn dễ dàng hơn cho người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Tỉ trọng của DSCV TDH chiếm tỉ trọng thấp. Trái với DSCV ngắn hạn, DSCV TDH nhìn chung lại giảm trong giai đoạn này. Trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, có nhiều biến động và lãi suất cho vay TDH lại cao hơn so với ngắn hạn, đặc biệt lãi suất cho vay TDH lại tăng rất cao trong

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái bè – tỉnh tiền giang (Trang 35)