4.3.4.1 Nợ xấu theo thành phần kinh tế
Giai đoạn 2010 - 2012
Nợ xấu TDH của NH Agribank Cái Bè nhìn chung là tăng trong giai đoạn 2010 – 2012. Nợ xấu TDH giảm trong năm 2011 và tăng mạnh trở lại vào năm 2012. Trong đó, nợ xấu TDH của cá nhân & hộ gia đình là chủ yếu trên 90%.
Nợ xấu TDH của cá nhân & hộ gia đình nhìn chung tăng trong gia đoạn 2010 – 2012. Năm 2011, như đã nói ở phần trên do người dân làm ăn đạt hiệu quả nên công tác thu hồi và xử lí nợ xấu, thu hồi nợ đã xử lí rủi ro của cán bộ tín dụng được đẩy mạnh thực hiện và họ cũng chủ động trả các khoản nợ đã quá hạn trước đó nên nợ xấu của cá nhân & hộ gia đình giảm đi. Tỉ trọng nợ xấu của cá nhân & hộ gia đình tăng rất cao nhất là 99,97% trong năm 2012, hầu như toàn bộ nợ xấu TDH của NH trong năm này đều là nợ xấu của cá nhân & hộ gia đình. Năm 2012, cá nhân & hộ gia đình tăng cao do gặp bất lợi trong hoạt động sản xuất như dịch bệnh, chi phí đầu vào tăng, người trồng lúa được mùa nhưng giá lúa lại giảm, giá heo giảm và đặc biệt là có thông tin “chất tạo nạc” trong thịt heo làm ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ thịt heo nên nhiều người nuôi phải chịu lỗ.
Nợ xấu TDH của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng rất thấp và nợ xấu TDH của doanh nghiệp giảm mạnh từ 165 triệu đồng trong năm 2010 chỉ còn 1 triệu đồng trong năm 2012. Nợ xấu TDH năm 2011 của doanh nghiệp giảm là do giá cả đầu ra của nhiều loại hàng hóa tăng, giá gạo xuất khẩu cũng tăng. Năm 2012 được đánh giá là năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp nhưng do các khoản nợ xấu này không lớn nên các doanh nghiệp cũng cố gắng trả nợ cho NH để có thể tiếp tục vay vốn tại NH. Các khoản nợ quá hạn trước đó cũng được các doanh nghiệp trả sau đó. Đối với các doanh nghiệp vừa có nợ xấu ngắn hạn và nợ xấu TDH thì họ ưu tiên trả nợ xấu TDH trước do lãi suất phải trả cao hơn.
Bảng 4.17: Nợ xấu TDH của NH Agribank Cái Bè theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Doanh nghiệp 165 115 1 -50 -30,30 -114 99,13
Cá nhân & hộ gia đình 1.971 1.386 3.368 -585 -29,68 1.982 143,00
Tổng 2.136 1.501 3.369 -635 -29,73 1.868 124,45
Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Trong 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu của NH tăng hơn so với cùng kì năm 2012, trong đó nợ xấu của NH gần như là do nợ xấu của khách hàng cá nhân & hộ gia đình, nợ xấu của doanh nghiệp gần như không có.
Bảng 4.18: Nợ xấu TDH theo thành phần kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 6.2012 6.2013 6.2013/6.2012
Số tiền %
Doanh nghiệp 1 1 0 0
Cá nhân & hộ gia đình 2.300 3.199 899 39,09
Tổng 2.301 3.200 899 39,07
Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè
Nợ xấu TDH của cá nhân & hộ gia đình trong 6 tháng đầu năm nay cao hơn so với cùng kì. Do giá heo tăng kỉ lục trong năm 2011 nên nhiều hộ chăn nuôi heo vay vốn để lập đàn mới heo với số lượng lớn và giá heo giảm trong năm 2012 nhưng giá thức ăn vẫn tăng đã làm cho nhiều hộ nuôi phải chịu lỗ nên mất khả năng trả nợ cho NH và các khoản vay này vẫn chưa được trả cho NH. Trong năm 2012 nhiều hộ sản xuất cũng không thể trả nợ cho NH do dịch bệnh trên heo, cây ăn trái.
Nợ xấu của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm nay bằng với cùng kì năm trước do nợ xấu nợ xấu trong 6 tháng đầu năm nay không phát sinh.
4.3.4.2 Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn
Giai đoạn 2010 - 2012
Đa phần các doanh nghiệp và cá nhân & hộ gia đình vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên khi các doanh nghiệp và cá nhân & hộ gia đình hoạt động không hiệu quả hoặc thua lỗ thì nợ xấu của hoạt động này sẽ tăng. Thực tế trong năm 2011 thu nhập của cả doanh nghiệp và cá nhân & hộ gia đình đều tăng nên nợ xấu giảm và 2012 việc sản xuất của hai đối tượng này đều gặp khó khăn do dịch bệnh, giá cả hàng hóa biến động liên tục… nên nợ xấu đã tăng mạnh.
Trong năm 2010 và 2011 nợ xấu tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao trong nợ xấu TDH của NH Agribank Cái đến năm 2012 tỉ trọng nợ xấu TDH mục đích tiêu dùng chỉ còn khoản 16%. Việc hạn chế cho vay tiêu dùng trong giai đoạn này nên nợ xấu cũng giảm xuống. Tiêu dùng được đảm bảo bằng lương của cán bộ nhân viên nên nợ xấu tiêu dùng của cán bộ nhân viên ít xảy ra. Tuy nhiên nợ xấu tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao trong năm 2010 và năm 2011 là do bên cạnh cán bộ công nhân viên là khách hàng vay vốn chủ yếu của mục đích
Bảng 4.19: Nợ xấu TDH của NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010 -2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Sản xuất kinh doanh 707 602 2.833 -105 -14,85 2.231 370,60
Tiêu dùng 1.351 824 533 -527 -39,01 -291 -35,32
Khác 78 75 3 -3 -3,85 -72 -96,00
Tổng 2.136 1.501 3.369 -615 -29,73 1.868 124,45
tiêu dùng thì các hộ gia đình cũng vay vốn của NH để xây dựng, sửa chữa nhà cửa hoặc mua xe… và nguồn trả nợ cũng từ hoạt động sản xuất của họ và khi hoạt động sản xuất gặp khó khăn thì nguồn thu nhập không có để trả nợ thì các khoản nợ của họ bị xếp vào nợ xấu. Nợ xấu tiêu dùng của hộ gia đình trong năm 2011 giảm là do nguồn thu nhập tăng và trong năm 2012 giảm là do hạn chế vay tiêu dùng chủ yếu vay vốn để sản xuất.
Mặc dù, dư nợ của mục đích khác tăng trong giai đoạn này nhìn chung là tăng nhưng nợ xấu lại giảm khá mạnh. Nợ xấu TDH của nhưng mục đích khác trong năm 2012 chỉ ở mức 3 triệu đồng do khách hàng vay vốn cho mục đích này trả nợ tốt.
Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.20: Nợ xấu TDH của NH Agribank Cái Bè theo mục đích sử dụng vốn trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 6.2012 6.2013 6.2013/6.2012
Số tiền %
Sản xuất kinh doanh 2.020 2.696 676 33,47
Tiêu dùng 280 502 222 79,29
Khác 1 2 1 100,00
Tổng 2.301 3.200 899 39,07
Nguồn: Phòng Kế hoạch & kinh doanh – NHNo & PTNT VN chi nhánh Cái Bè
Nợ xấu TDH trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 39,07% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ xấu TDH của hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm nay tăng do hoạt động sản xuất của cá nhân & hộ gia đình gặp nhiều bất lợi.
Nợ xấu TDH tiêu dùng tăng cao so với cùng kì năm trước do các khoản nợ đến hạn trong đầu năm này chưa được trả do nguồn thu nhập giảm nên người dân không có nguồn trả nợ.
Nợ xấu của những mục đích khác rất thấp do các hoạt động này có nguồn thu nhập khá ổn định.
4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TDTDH TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH CÁI BÈ ( GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013)
Từ những phân tích về hoạt động TDTDH của NH Agribank Cái Bè trong giai đoạn 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013, ta có thể thấy được thực trạng hoạt động này diễn ra như thế nào. Và để có cái nhìn rõ hơn và có những đánh giá chính xác hơn về hoạt động TDTDH của NH ta cần dựa vào một số chỉ tiêu tài chính. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động
Bảng 4.21: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động TDTDH của NH Agribank Cái Bè trong giai đoạn 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6.2012 6.2013 Vốn huy động Triệu đồng 706.010 877.360 1.148.004 990.968 1.145.066 DSCV TDH Triệu đồng 127.254 107.737 111.304 57.357 62.307 DSTN TDH Triệu đồng 96.436 115.577 108.358 59.040 55.146 Nợ xấu TDH Triệu đồng 2.136 1.501 3.369 2.301 3.200 Dư nợ TDH Triệu đồng 206.566 198.726 201.672 197.043 208.833
Dư nợ TDH bình quân Triệu đồng 190.753 202.646 200.199 197.884,50 205.252,50
Thu nhập lãi TDH Triệu đồng 30.396 39.641 39.713 16.852 17.217
Chi phí lãi TDH Triệu đồng 20.390 28.328 24.513 10.557 9.795
Lợi nhuận TDH Triệu đồng 10.006 11.313 15.201 6.295 7.422
Dư nợ TDH/ Vốn huy động % 29,26 22,65 17,57 19,88 18,24
Hệ số thu nợ TDH % 75,78 107,28 97,35 102,93 88,51
Tỉ lệ nợ xấu TDH % 1,03 0,76 1,67 1,17 1,53
Vòng quay vốn TDTDH Vòng 0,51 0,57 0,54 0,30 0,27
Thu nhập lãi TDH/ Chi phí lãi TDH Lần 1,49 1,40 1,62 1,60 1,76
TDTDH của NH Agribank Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013.
4.4.1Dư nợ TDH trên vốn huy động
Chỉ tiêu dư nợ TDH trên vốn huy động xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay TDH. Nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay TDH của NH đối với nguồn vốn huy động. Nhìn vào tỉ lệ này ta biết được cứ 100 đồng vốn huy động được sẽ có bao nhiêu đồng tham gia vào dư nợ TDH.
Giai đoạn 2010 – 2012: qua bảng 4.21, ta thấy, vốn huy động của NH
Agribank Cái Bè tham gia vào dư nợ TDH giảm liên tục trong giai đoạn này từ 29,26 đồng vào năm 2010 chỉ còn 17,57 đồng vào năm 2012. Nguyên nhân làm cho dư nợ TDH trên vốn huy động của NH giảm là do lãi suất cho vay khá cao trong năm 2011 và tình hình kinh tế có nhiều bất lợi cho sản xuất kinh doanh như dịch bệnh, thời tiết tác động xấu đến sản xuất, chi phí đầu vào tăng… trong năm 2012 nên người dân hạn chế vay vốn TDH này cộng với công tác thu hồi nợ được thực hiện có tốt nên dư nợ TDH nhìn chung là giảm xuống trong giai đoạn này. Vì lãi suất huy động vốn cao trong năm 2011 và tình hình kinh tế 2012 có nhiều khó khăn do sức mua yếu nên nguồn vốn huy động của NH Agribank Cái Bè tăng liên tục.
Hình 4.1: Tỉ lệ dư nợ TDH trên vốn huy động
Trong 6 tháng đầu năm 2013: dư nợ TDH trên vốn huy động của NH
Agribank Cái Bè giảm so với cùng kì năm 2012. Trong 100 đồng vốn huy động được có 18,24 đồng tham gia vào dư nợ TDH, thấp hơn so với cùng kì năm trước 1,64 đồng. Do chi phí sản xuất tiếp tục tăng và lãi suất cho vay cũng tiếp tục giảm nên nhu cầu vay vốn TDH của người dân tăng cao hơn so với cùng kì năm trước và DSTN TDH giảm do các khoản nợ đến hạn giảm và một số món nợ chưa thu được nên dư nợ TDH của NH Agribank Cái Bè tăng. Nguồn vốn huy động của NH trong 6 tháng đầu năm nay cũng tăng cao do tình
hình kinh tế còn gặp khó khăn và tốc độ tăng của vốn huy động cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của dư nợ TDH nên tỉ lệ này giảm xuống.
Vốn huy động tăng cho thấy khả năng huy động của ngân hàng tốt nhưng đồng vốn tham gia vào dư nợ TDH lại giảm chứng tỏ NH chủ yếu cho vay ngắn hạn và nhu cầu vay vốn TDH của người dân giảm. Cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn cho vay TDH. Mặc dù ít rủi ro hơn nhưng thu nhập do cho vay ngắn hạn mang về lại thấp hơn. Trái lại, cho vay TDH rủi ro cao hơn nhưng bù lại thu nhập mà cho vay TDH mang về cho NH cũng cao hơn. NH cần mở rộng tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay vốn TDH.
4.4.2Hệ số thu nợ TDH
Hệ số thu nợ TDH cho biết khả năng thu hồi vốn TDH của NH cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Chỉ tiêu này cho biết, NH sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn với DSCV trong một thời kì nhất định. Hệ số này càng cao cho thấy công tác thu hồi nợ của NH là tốt và ngược lại.
Giai đoạn 2010 – 2012: nhìn vào bảng 4.21 ta thấy hệ số thu nợ TDH
của NH Agribank Cái Bè nhìn chung là tăng trong giai đoạn 2010 – 2012. Trong năm 2011, hệ số thu nợ của NH là cao nhất, với 100 đồng vốn TDH mang đi cho vay thì NH đã thu về 107,28 đồng. Nguyên nhân là trong năm 2011, do nợ đến hạn tăng, hoạt động sản xuất đạt hiệu quả, nguồn thu nhập tăng và nhiều khoản nợ được trả trước hạn nên DSTN TDH tăng và DSCV TDH giảm do lãi suất cho vay tăng cao, người dân hạn chế vay vốn TDH. Năm 2012, lãi suất cho vay đã giảm, nhu cầu vay TDH tăng nên DSCV TDH tăng và các khoản nợ đến hạn giảm, một số khoản nợ không thu được làm cho DSTN TDH giảm đã làm hệ số thu nợ năm 2012 giảm hơn so với năm 2011 nhưng nó vẫn ở mức cao là 97,35%.
Hình 4.2: Hệ số thu nợ TDH
Trong 6 tháng đầu năm 2013: hệ số thu nợ TDH giảm hơn so với cùng kì
NH Agribank Cái Bè cũng được triển khai tốt nhưng do các khoản nợ đến hạn giảm và việc làm ăn của khách hàng thua lỗ nên có nhiều khoản nợ không được khách hàng thanh toán đúng hạn đã làm cho DSTN TDH trong 6 tháng đầu năm nay đã giảm. Thêm vào đó, do lãi suất cho vay giảm và nhu cầu vay vốn TDH tăng nên DSCV TDH tăng hơn so với cùng kì năm trước nên hệ số thu nợ TDH của NH giảm trong 6 tháng đầu năm 2013.
Hệ số thu nợ của NH Agribank Cái Bè tăng trong gia đoạn 2010 – 2012, tuy có giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 nhưng vẫn ở mức khá cao. Qua đó cho ta thấy NH đã triển khai tốt công tác thu hồi nợ. Cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Do đó, bên cạnh việc tăng DSCV TDH thì NH cũng cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ góp phần đảm bảo an toàn cho đồng vốn đầu tư của NH và giúp đồng vốn được luân chuyển liên tục.
4.4.3Tỉ lệ nợ xấu TDH
Tỉ lệ nợ xấu TDH cho biết mức độ rủi ro của hoạt động TDTDH. Tỉ lệ nợ xấu càng thấp cho biết mức độ rủi ro của hoạt động TDTDH của NH càng thấp và ngược lại.
Giai đoạn 2010 – 2012: bảng 4.2 cho thấy tỉ lệ nợ xấu TDH của NH Agribank Cái Bè trong năm 2010 – 2012 nhìn chung là tăng. Tỉ lệ nợ xấu TDH năm 2010 của NH là 1,03% và vào năm 2012 tỉ lệ nợ xấu đã là 1,67%.
Hình 4.3: Tỉ lệ nợ xấu TDH
Tỉ lệ nợ xấuTDH trong năm 2011 giảm còn 0,76% là do các khoản nợ quá hạn được khách hàng thanh toán và dư nợ TDH lại tăng do lãi suất cho vay cao, các khoản nợ đến hạn tăng và do khách hàng tra nợ trước hạn. Năm 2012, tỉ lệ nợ xấu tăng là do có nhiều khách hàng mất khả năng trả nợ cho NH vì hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều bất lợi như chi phí đầu vào tăng, giá cả nông sản biến động liên tục, dịch bệnh … nên nợ xấu TDH tăng mạnh và dư
nợ TDH tăng do lãi suất cho vay giảm và các khoản nợ đến hạn giảm nhưng tăng chậm hơn nợ xấu TDH.
Trong 6 tháng đầu năm 2013: tỉ lệ nợ xấu TDH của NH Agribank Cái Bè
tăng hơn so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất tăng,