Thu nhập lãi TDH trên chi phí lãi TDH

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái bè – tỉnh tiền giang (Trang 74)

Chi tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí lãi TDH mà NH bỏ ra thì NH sẽ thu về bao nhiêu đồng thu nhập. Tỉ lệ này càng cao càng tốt cho NH.

Giai đoạn 2010 – 2012: Qua bảng 4.21 ta thấy tỉ lệ thu nhập lãi TDH so

với chi phí lãi TDH của NH Agribank Cái Bè luôn lớn hơn 1 và nhìn chung là tăng trong giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2011, lãi suất huy động TDH cao và lãi suất cho vay TDH cũng cao trong năm 2011 nên chi phí lãi và thu hập lãi của hoạt động TDTDH đều tăng hơn so với năm 2010 nhưng do tốc độ tăng của chi phí lãi cao hơn thu nhập lãi nên tỉ lệ này giảm so với năm 2010. Trong năm 2012, chỉ tiêu này là cao nhất, cứ 1 đồng chi phí lãi TDH mà NH bỏ ra NH sẽ thu về là 1,6 đồng. Nguyên nhân thứ nhất là do lãi suất huy động vốn trong năm 2012 thấp hơn so với 2011 nên chi phí lãi TDH giảm hơn so với năm trước. Thứ hai, lãi suất huy động giảm kéo theo lãi suất cho vay giảm trong năm 2012 cũng giảm hơn so với năm 2011 nhưng do các khoản lãi phải thu năm 2012 tăng so với năm 2011 nên thu nhập lãi TDH tăng nhưng chỉ rất ít so với năm 2011. Chi phí giảm, thu nhập không biến động nhiều nên tỉ lệ này tăng hơn so với năm 2011.

Hình 4.5: Tỉ lệ giữa thu nhập lãi TDTDH và chi phí lãi TDTDH

Trong 6 tháng đầu năm 2013: thu nhập lãi TDH trên chi phí lãi TDH của

NH Agribank Cái Bè tăng 0,16 đồng tương đương 10% so với cùng kì năm trước. Các khoản lãi TDH phải thu tăng và lãi suất huy động vốn tiếp tục giảm cũng so với cùng kì năm trước là nguyên nhân làm cho thu nhập lãi TDH trên chi phí lãi TDH của NH tăng trong 6 tháng đầu năm nay.

Qua đó cho thấy thu nhập lãi do hoạt động TDTDH mang về cho NH ngày càng tăng, đây là tín hiệu tốt. NH Agribank Cái Bè có chính sách phát triển hoạt động TDTDH vừa khai thác tốt nguồn vốn vừa nâng cao thu nhập cũng như góp phần phát triển kinh tế, đời sống người dân.

4.4.6Lợi nhuận hoạt động TDTDH trên dư nợ TDH

Chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động TDTDH trên dư nợ TDH cho biết với một đồng dư nợ TDH sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận TDH cho NH. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt cho NH vì tối đa hóa lợi nhuận luôn là mục tiêu của NH.

Giai đoạn 2010 – 2012: ta thấy tỉ lệ lợi nhuận TDH trên dư nợ TDH của

NH Agribank Cái Bè tăng liên tục trong giai đoạn này từ 0,05 lần trong năm 2010 tăng lên 0,08 lần vào năm 2012. Trong năm 2011, lợi nhuận từ cho vay TDH tăng do lãi suất cho vay tăng nên thu nhập lãi TDH tăng đồng thời lãi suất huy động cũng tăng nên chi phí lãi TDH tăng và chi phí lãi tăng với tốc (38,93%) độ cao hơn so với tốc độ tăng của thu nhập lãi TDH (30,41%) nên lợi nhuận chỉ tăng 13,06%, trong khi dư nợ TDH năm 2011 lại giảm do lãi suất cho vay cao nên tỉ lệ này tăng lên. Bước sang năm 2012, lãi suất cho vay giảm nhưng do các khoản lãi phải thu tăng nên thu nhập TDH tăng nhưng rất ít và chi phí TDH lại giảm nhiều do lãi suất huy động giảm do đó lợi nhuận TDH của NH Agribank Cái Bè tiếp tục tăng lên. Dư nợ của NH trong năm này tăng nhưng tốc độ tăng (1,48%) chậm hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận (34,37%) nên tỉ lệ lợi nhuận TDH trên dư nợ TDH tiếp tục tăng.

Hình 4.6: Tỉ lệ lợi nhuận TDH trên dư nợ TDH

Trong trong 6 tháng đầu năm 2013: các khoản lãi phải thu tăng nhưng

lãi suất cho vay giảm nên thu nhập không biến động nhiều và chi phí lãi TDH lại giảm do lãi suất huy động giảm nên lợi nhuận TDH tăng so với cùng kì năm trước. Như đã để cập, chi phí sản xuất tiếp tục tăng và lãi suất cho vay cũng tiếp tục giảm nên nhu cầu vay vốn TDH của người dân tăng cao hơn so với cùng kì năm trước và DSTN TDH giảm do các khoản nợ đến hạn giảm và một số món nợ chưa thu được nên dư nợ tăng và tăng với tố độ 5,98% cao hơn tốc độ lợi nhuận TDH (2,16%) nên tỉ lệ này giảm so với cùng kì năm trước.

Qua đó cho thấy hoạt động TDTDH của NH Agribank Cái Bè ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận cho NH. Tốc độ tăng của lợi nhuận TDH cao hơn so với tốc độ tăng của dư nợ TDH. Đây là tín hiệu đáng mừng, NH cần tiếp tục duy trì và cần đầu tư để mở rộng hoạt động TDTDH hơn nữa và cần duy trì tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sao cho cao hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ TDH để đồng vốn đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất có thể.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH CÁI BÈ

5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TDTDH TẠI NHNo & PTNT

VN CHI NHÁNH CÁI BÈ 5.1.1Thuận lợi

Nguồn vốn huy động của NH đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn TDH của khách hàng.

Thu nhập và lợi nhuận do hoạt động TDTDH mang về cho NH ngày càng tăng.

Hệ số thu nợ tăng và thời gian thu hồi vốn khá nhanh giúp cho vốn cho vay được thu hồi đầy đủ nhằm đảm bảo an toàn cho đồng vốn cũng như tái tạo nguồn vốn cho NH.

Hoạt động TDTDH của NH ít rủi ro. Tỉ lệ nợ xấu TDH luôn ở mức thấp.

5.1.2Tồn tại và hạn chế

Nợ xấu TDH có xu hướng tăng; tỉ trọng nợ xấu TDH trong tổng dư nợ vẫn còn cao và ngày càng tăng.

Tỉ trọng dư nợ TDH trong tổng dư nợ của NH còn thấp và đang có xu hướng giảm.

Dư nợ TDH của mục đích tiêu dùng còn cao hơn dư nợ của mục đích sản xuất kinh doanh.

Có nhiều NHTM mới thành lập, do đó NH Agribank Cái Bè phải chịu sức ép cạnh tranh với nhiều NHTM.

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TDTDH TẠI NHNo & PTNT VN CHI NHÁNH CÁI BÈ

5.2.1Thuận lợi

Tiếp tục tăng cường huy động vốn và hạn chế sử dụng vốn điều chuyển.

 Giao kế hoạch huy động vốn đối với từng cán bộ nhân viên làm cở sở xếp loại lao động hằng năm và thực hiện cơ chế khuyến khích huy động vốn.

 NH nên phát tờ rơi, tờ bướm hoặc treo băng rôn quảng cáo… khi có điều chỉnh về lãi suất huy động.

 Phân loại khách hàng trên cơ sở số dư tiền gủi hay thời gian gửi để áp dụng mức lãi suất huy động vốn thích hợp. Đối với khách hàng có số dư tiền

gửi và thời hạn gửi dài cần ưu đãi lãi suất hơn nữa và tặng thêm quà như áo mưa, ba lô hoặc nón bảo hiểm.

 NH đưa ra các chương trình ưu đãi khác như bốc thăm trúng thưởng, xổ số trúng thưởng với các phần quà có giá trị như vàng, xe máy, tivi, tủ lạnh hoặc một chuyến du lịch... để thu hút khách hàng gửi tiền.

 Tham gia các chương trình vì cộng đồng như trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, xây nhà tình thương hoặc tài trợ cho các hoạt động thể dục thể thao... ở huyện nhằm quảng bà thương hiệu của NH.

Tăng DSCV TDH góp phần làm tăng dư nợ TDH nhằm làm tăng thu nhập cũng như tăng lợi nhuận cho NH.

 Giao kế hoạch dư nợ TDH cho các cán bộ tín dụng theo từng quý.  Đẩy mạnh mở rộng và tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay vốn TDH cho nhiều mục đích sử dụng vốn và thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

 Đối với một số ngành nghề có tiềm năng phát triển và những ngành nghề truyền thống của huyện cần có chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay TDH.

 Cử nhân viên đến tiếp thị những ưu đãi, các chương trình hỗ trợ lãi suất cho vay TDH đến các doanh nghiệp.

 Cung cấp thông tin về những chính sách hỗ trợ, lãi suất cho vay thông qua tờ bướm, tờ rơi hoặc kết hợp với những lần đi thẩm định của cán bộ tín dụng để khách hàng nắm bắt kịp thời.

NH đẩy mạnh cho vay vốn TDH cần kết hợp chặt chẽ với công tác thu hồi nợ.

 Giao kế hoạch hàng quý về việc thu lãi cho vay, thu nợ cho từng cán bộ tín dụng và đây cũng là cơ sở để xếp loại lao động hàng năm.

 Khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn bằng cách sẽ cho những khách hàng trả nợ đúng hạn sẽ được vay mức vốn cao hơn nếu có nhu cầu.

Đẩy mạnh thực hiện tốt công tác thẩm định, thực hiện tốt công tác thu hồi và xử lí nợ xấu và quản lí tốt các khoản cho vay.

 NH cũng giao kế hoạch thu nợ xấu và thu nợ đã xử lí rủi ro hàng quý cho cán bộ tín dụng.

 Giảm tiền lương, cắt tiền thưởng đối với cán bộ tín dụng làm phát sinh nhiều khoản nợ xấu.

 Tăng cường công tác quản lí, theo dõi khoản vay. Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích cần thu hồi nợ ngay.

 Bên cạnh công tác thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng, thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng từ chính quyền địa phương, tổ trưởng tổ vay vốn, hội nông dân, các tổ chức hoặc thông qua lịch sử vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng cần đánh giá kĩ lưỡng tính khả thi của phương án sản xuất, dự án đầu tư của khách hàng vì đây mới thực sự là nguồn thu nợ chính.

5.2.2Tồn tại và hạn chế

Bên cạnh thực hiện tốt công tác quản lí, thu hồi nợ, thu hồi nợ xấu và thu hồi nợ đã xử lí rủi ro, NH cũng cần phòng tránh và hạn chế rủi ro cho hoạt động TDTDH.

 Thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại khách hàng, phân loại nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bảo đảm phản ánh đúng thực trạng, chất lượng các khoản nợ.

 NH nên hạn chế và tránh cho vay tập trung vào một số ít ngành nghề, lĩnh vực hoặc đối tượng khách hàng để hạn chế và phân tán rủi ro.

 Thường xuyên dự báo các rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp phòng ngừa, xử lí ảnh hưởng hiệu quả.

 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng nội bộ đáp ứng nhu cầu kiểm tra thông tin vay vốn của khách hàng tại chi nhánh và các PGD trực thuộc chi nhánh.

Tăng cường cho vay TDH hơn nữa. Để tăng tỉ trọng dư nợ TDH, trước

tiên NH cần tăng DSCV TDH với các giải pháp đã nói ở phần trên. Bên cạnh đó, NH cần có thêm nữa những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng như NH chủ động cơ cấu lại nợ; không thu lãi khi khách hàng gặp khó khăn do thiên tai dịch bệnh; có thời gian ân hạn cho những dự án, phương án sản xuất mới để khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn TDH.

Đẩy mạnh cho vay vốn TDH đối với mục đích sản xuất kinh doanh.

 Thực hiện điều tra kinh tế hộ thường xuyên để phân loại hộ, từ đó có chính sách đầu tư thích hợp. Qua đó, NH cần tìm nguyên nhân mà các hộ có nhu cầu vay vốn đặc biệt là nhu cầu vay vốn TDH nhưng chưa liên hệ vay để có kế hoạch phát triển đầu tư.

 Tuyên truyền các chủ trương phát triển nông nghiệp của chính quyền huyện, khuyến khích người dân vay vốn cho sản xuất kinh doanh thông qua đài phát thanh của huyện hoặc thông qua các buổi họp của hội nông dân.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ công nhân viên của NH đặc biệt là cán bộ tín dụng cũng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của NH Agribank Cái Bè cũng như giúp NH hạn chế được rủi ro trong hoạt động cho vay. Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng đến 100% cán bộ tín dụng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức cũng như kĩ năng giao tiếp, tác phong, thái độ khi giao dịch với khách hàng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

NH Agribank Cái Bè là NHTM có vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn vốn để cho vay đặc biệt là cho vay TDTDH để phát triển kinh tế của huyện, trong đó ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Qua phân tích tình hình hoạt động TDTDH của NH Agribank Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy mặc dù bộ mặt nền kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập của người dân được nâng cao, đời sống ngày càng được ổn định nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn như sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động sản xuất chính, thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, sự biến động của giá cả nông sản, chi phí sản xuất đầu vào tăng… Do đó, hoạt động TDTDH của NH cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Tuy vậy, nhờ vào những chính sách phát triển phù hợp của NH nên hoạt động TDTDH của NH vẫn đạt được lợi nhuận.

Nguồn vốn huy động tại chỗ luôn chiếm tỉ trọng cao thậm chí trong năm 2011 và 2012 nguồn vốn huy động chiếm 100%. Việc huy động vốn tại chỗ tốt giúp NH chủ động sử dụng nguồn vốn vào cho vay, thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Qua đó nó cũng cho thấy lòng tin của khách hàng đối với NH ngày cang tăng.

Hoạt động TDTDH của NH có nhiều biến động trong giai đoạn này do nền kinh tế có nhiều khó khăn. Khách hàng cá nhân & hộ gia đình vẫn là khách hàng vay vốn chủ yếu cả NH và dư nợ TDH của hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cho thấy NH vẫn tập trung ưu tiên cho vay nông nghiệp, nông dân và nông thôn của huyện.

Chất lượng hoạt động TDTDH của NH Agribank Cái Bè là tốt. Nợ xấu TDH của NH tăng nhưng vẫn chiếm một tỉ lệ rất thấp trong tổng dư nợ của NH. Qua đó thấy được công tác quản lý, xử lí nợ xấu của NH luôn được quan tâm. Để tỉ lệ nợ xấu TDH giảm hơn nữa thì NH cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1Đối với Chính phủ, NHNN và chính quyền địa phương

Chính phủ cần có những chính sách quản lý kinh tế vĩ mô hiệu quả, kịp thời giúp ổn định nền kinh tế trong nước tạo môi trường kinh doanh ổn định.

Hoàn thiện các bộ luật nhằm tạo môi trường pháp lý ổn định, vững chắc cho hoạt động TCTD cũng như của các NHTM.

Chính phủ cần hỗ trợ nhiều hơn nữa cho NHNo & PTNT VN để NH giữ vững vị thế hàng đầu Việt Nam trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là cho sự phát triển của nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

NHNN cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM. Nếu phát hiện sai phạm cần xử lí nghiêm để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các NH.

Các quy chế, chính sách, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của NHNN đối với hoạt động tín dụng phải rõ ràng, sát thực, dễ hiểu tránh gây nhầm lẫn trong quá trình thực hiện.

NHNN cũng cần tiếp thu ý kiến đóng góp của các NH, tiến hành rà soát lại các văn bản, chính sách, quy chế hiện hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

Chính quyền địa phương cần thực hiện tốt công tác quản lí trên địa bàn. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần hỗ trợ NH trong việc xác nhận thông tin của khách hàng một cách đầy đủ và chính xác cũng như trong công tác thu hồi nợ và xử lí tài sản đảm bảo khi khách hàng mất khả năng trả nợ.

6.2.2Đối với NH Agribank tỉnh Tiền Giang

Chỉ đạo, thông báo kịp thời, chính xác, rõ ràng, cụ thể những chính sách, chủ trương của NHNN, Chính phủ và các ban ngành có liên quan... cho các NH chi nhánh.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái bè – tỉnh tiền giang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)