Trong giai đoạn 2010 – 2012, nền kinh tế nước ta nói chung và huyện Cái Bè nói riêng đã gặp nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng… như chi phí sản xuất đầu vào tăng, dịch bệnh, đầu ra của một số sản phẩm không ổn định và giá cả hàng hóa biến động liên tục… Do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân & hộ gia đình bị ảnh hưởng mà 2 đối tượng này là khách hàng vay vốn chính của NH Agribank Cái Bè nên hoạt động của NH cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
3.2.1.1 Về thu nhập
Nguồn thu nhập của NH gồm thu nhập lãi và thu nhập phi lãi. Trong đó, thu nhập lãi luôn là nguồn thu nhập chủ yếu của NH Agribank Cái Bè nói riêng và của các NHTM nói chung.
Dựa vào bảng 3.1, ta thấy thu nhập lãi của NH Agribank Cái Bè luôn chiếm trên 85% trong tổng thu nhập và tăng liên tục trong giai đoạn 2010 - 2012. Trong đó, thu nhập lãi của NH tăng mạnh trong năm 2011 nhưng đến năm 2012 nó chỉ tăng nhẹ và tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi năm 2012 là 1,89%, giảm so với tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi năm 2011.
Nguyên nhân là do trong năm 2011, nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều khó khăn: Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng bởi thiên tai, bóng đen suy
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH Agribank Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 112.842 154.523 150.280 41.681 36,94 -4.243 -2,75 Thu nhập lãi 95.916 129.799 132.246 33.883 35,33 2.447 1,89
Thu nhập phi lãi 16.926 24.724 18.034 7.798 46,07 -6.690 -27,06
Tổng chi phí 98.301 130.310 126.855 32.009 32,56 -3.455 -2,65
Chi phí lãi 71.071 102.813 90.688 31.742 44,66 -12.125 -11,79
Chi phí phi lãi 27.230 27.497 36.167 267 0,98 8.670 31,53
Lợi nhuận 14.541 24.213 23.425 9.672 66,52 -788 -3,25
thái kinh tế tiếp tục đe dọa kinh tế Mỹ và khủng hoảng nợ công diễn ra trên diện rộng ở khu vực đồng Euro. Nền kinh tế nước ta cũng chịu ảnh hưởng và gặp rất nhiều khó khăn, thách thức và tỷ lệ lạm phát tăng cao gây ra những bất ổn vĩ mô cho nền kinh tế. Trước tình hình đó, Chính phủ đã đưa ra Nghị quyết số 11, về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm tốc độ tăng trưởng cung tiền, giảm tăng trưởng tín dụng, và hạn chế tín dụng cho các hoạt động phi sản xuất. Các biện pháp này làm cho lãi suất cho vay tăng cao góp phần làm tăng thu nhập của NH. Lãi suất cho vay trong năm 2011 của NH Agribank Cái Bè cũng tăng cao: ngắn hạn dao động từ 17% - 19%/ năm, trung hạn tối thiểu 18,5%/ năm, dài hạn tối thiểu là 20,5%/ năm cho tất cả các khách hàng và các khoản vay để phục vụ hoạt động không phải là sản xuất kinh doanh là tối thiểu là 20,5%/ năm.
Năm 2012 tiếp tục lại là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành NH nói riêng và nó còn khó khăn hơn cả năm 2011. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng tài chính thế giới khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, tổng cầu và sức mua giảm, hàng tồn kho lớn, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, nợ xấu tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán ảm đạm và hệ thống NH cũng liên tục phải đương đầu với quá nhiều sóng gió và chồng chất những bất ổn. Ngoài ra, các hộ sản xuất nông nghiệp cũng gặp không ít khó khăn do thời tiết ảnh hưởng xấu, giá cả biến động, sức mua yếu, dịch bệnh… Để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, ngày 04/05/2012, NHNN đã ban hành Thông tư số 14, quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng Việt Nam đồng đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Theo đó, trần lãi suất cho vay đối với bốn lĩnh vực ưu tiên (phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu quy định tại Luật Thương mại; phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ) sẽ có mức tối đa 15%/năm. Tiếp đó NHNN cũng ban hành Thông tư số 20 điều chỉnh mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa giảm xuống chỉ còn 13%/năm và 12%/năm trong Thông tư số 33. Mà khách hàng của NH Agribank Cái Bè chủ yếu là vay vốn cho sản xuất nông nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn huyện lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhu cầu vay vốn ngắn hạn lại chiếm phần lớn do sản xuất mang tính thời vụ, vì vậy, nguồn thu hập đã giảm trong năm này.
Bên cạnh hoạt động tín dụng là hoạt động chính của NH, hoạt động cung cấp các dịch vụ NH cũng tạo ra nguồn thu nhập cho NH. Hoạt động này cũng được NH chú trọng quan tâm và phát triển nên thu nhập phi lãi của NH
Agribank Cái Bè nhìn chung cũng tăng trưởng từ năm 2010 – 2012 đã góp phần làm tăng thu nhập của NH.
3.2.1.2 Về chi phí
Trong giai đoạn 2010 – 2012, cũng giống với thu nhập lãi, chi phí lãi cũng là chi phí chủ yếu NH, chiếm tỉ trọng trên 70% và nhìn chung là tăng. Chi phí lãi trong năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 và sau đó nó lại giảm trong năm 2012.
Ngày 03/03/2011, NHNN ban hành Thông tư 02 quy định lãi suất huy động tối đa bằng Việt Nam Đồng. Theo đó, các NHTM ấn định mức lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam bao gồm lãi suất tiền gửi, lãi suất chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu của các tổ chức, trừ TCTD và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không được vượt quá 14%/năm cao hơn so với năm 2010. Thực hiện theo Thông tư của NHNN nên lãi suất huy động vốn của NH Agribank Cái Bè cũng dao động từ 13% - 14%/năm nhưng do lạm phát và NH có nhiều chính sách thu hút tiền gửi nên lượng tiền gửi vào NH tăng cao nên chi phí lãi của NH Agribank Cái Bè tăng cao trong năm 2011. Chi phí phi lãi năm 2011 tăng nhẹ so với năm 2010 do lương cơ bản tăng thêm 100 ngàn đồng nên chi phí nhân viên tăng lên.
Trong năm 2012, NHNN đã 6 lần điều chỉnh lãi suất huy động từ 14% vào đầu năm về 8%/ năm vào cuối năm làm cơ sở cho việc giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất. Trong năm 2012, NH Agribank Cái Bè cũng đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay 5 lần. Việc điều chỉnh lãi suất theo chiều hướng giảm của NHNN đã làm cho chi phí lãi của NH Agribank Cái Bè giảm. Tuy nhiên, chi phí phi lãi của NH Agribank Cái Bè trong năm này cũng có sự gia tăng đột biến. Tốc độ tăng trưởng chi phí phi lãi của năm 2012 tăng cao so năm 2011. Nguyên nhân là do NH đã đổi mới một số thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động của NH. Bên cạnh đó, chi phí nhân viên tiếp tục tăng và tăng cao hơn so với năm 2011 do lương cơ bản thăng thêm 220 ngàn đồng từ tháng 05/2012 nên cũng góp phần làm tăng chi phí phi lãi. Mặc dù, chi phí lãi có sự sụt giảm nhưng chi phí phi lãi lại tăng mạnh nên tổng chi phí của NH Agribank Cái Bè năm 2012 có giảm so với năm 2011 nhưng không nhiều, chỉ 2,65%.
3.2.1.3 Về lợi nhuận
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của NH. Có cùng xu hướng với thu nhập và chi phí, lợi nhuận của NH Agribank Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012 nhìn chung cũng tăng trưởng nhưng không ổn định. Lợi nhuận năm 2011 tăng và năm 2012 lợi nhuận lại giảm.
Mặc dù lãi suất huy động vốn cao nhưng chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay vẫn còn khá cao đã làm cho lợi nhuận NH tăng mạnh trong năm 2011.
Trong năm 2012, NH Agribank Cái Bè đã giảm lãi suất cho vay và việc NH áp dụng các mức lãi suất ưu đãi đối với một số ngành nghề, lĩnh vực đã làm giảm lợi nhuận của NH.