9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.4. Thăm dò sự cần thiết và khả thi của các giải pháp
Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học thành phố Đồng Hới, tác giả đã tiến hành lập phiếu trưng cầu ý kiến của 14 đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, 40 CBQL trường Tiểu học và 250 giáo viên Tiểu học để kiểm chứng (về mặt nhận thức) với các biện pháp đã nêu, sau đó dùng phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu. Kết quả thu được qua bảng thống kê tổng hợp sau:
Bảng 3.1. Tổng hợp kiểm chứng mức độ cần thiết của các giải pháp
của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT
S
TT Các giải pháp nâng cao chất lượng
Tổng hợp mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn mới
7 50,0 5 35,7 2 14,3
2 2
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển đội ngũ GVTH 8 57,1 6 42,9 0 0 3 Quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên
Tiểu học hiện có 9 64,3 5 35,7 0 0
4 4
Đổi mới công tác đào tạo và bồi
5 5
Quản lý công tác tuyển giáo viên
Tiểu học chất lượng cao 10 71,4 3 21,5 1 7,1
6 6
Hoàn thiện một số chính sách, thi đua, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên Tiểu học trên địa bàn thành phố
7 50,0 6 42,9 1 7,1
Bảng 3.2. Tổng hợp kiểm chứng mức độ cần thiết của các giải pháp
của cán bộ quản lý các trường tiểu học
S
TT Các giải pháp nâng cao chất lượng
Tổng hợp mức độ Rất cần
thiết Cần thiết Không cần thiết
SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn mới
29 72,5 8 20,0 3 7,5
2 2
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển đội ngũ GVTH 24 60,0 11 27,5 5 12,5 3 Quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên
Tiểu học hiện có 22 55,0 18 45,0 0 0
4 4
Đổi mới công tác đào tạo và bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học 26 65,0 10 25,0 4 10,0 5
5
Quản lý công tác tuyển giáo viên
Tiểu học chất lượng cao 27 67,5 12 30,0 1 2,5 6
6
Hoàn thiện một số chính sách, thi
viên Tiểu học trên địa bàn thành phố
Bảng 3.3. Tổng hợp kiểm chứng mức độ cần thiết của các giải pháp
của Giáo viên tiểu học
S
TT Các giải pháp nâng cao chất lượng
Tổng hợp mức độ Rất cần
thiết Cần thiết Không cần thiết
SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn mới
185 74,0 60 24,0 5 2,0
2 2
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển đội ngũ GVTH 146 58,4 74 29,6 30 12,0 3 Quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên
Tiểu học hiện có 143 57,2 102 40,8 5 2,0
4 4
Đổi mới công tác đào tạo và bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học 188 75,2 62 24,8 0 0 5
5
Quản lý công tác tuyển giáo viên
Tiểu học chất lượng cao 170 68,0 56 22,4 24 9,6
6 6
Hoàn thiện một số chính sách, thi đua, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên Tiểu học trên địa bàn thành phố
188 75,2 60 24,0 2 0,8
Bảng 3.4. Tổng hợp kiểm chứng mức độ khả thi của các giải pháp
S
TT Các giải pháp nâng cao chất lượng
Tổng hợp mức độ
Rất khả thi Khả thi Không khả thi
SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn mới
9 64,3 3 21,5 1 7,1
2 2
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển đội ngũ GVTH 11 78,5 3 21,5 0 0 3 Quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên
Tiểu học hiện có 10 71,4 5 35,7 0 0
4 4
Đổi mới công tác đào tạo và bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học 8 57,1 6 42,9 0 0 5
5
Quản lý công tác tuyển giáo viên
Tiểu học chất lượng cao 7 50,0 5 35,7 2 14,3
6 6
Hoàn thiện một số chính sách, thi đua, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên Tiểu học trên địa bàn thành phố
7 50,0 6 42,9 1 7,1
Bảng 3.5. Tổng hợp kiểm chứng mức độ khả thi của các giải pháp
của cán bộ quản lý các trường Tiểu học
S
TT Các giải pháp nâng cao chất lượng
Tổng hợp mức độ
Rất khả thi Khả thi Không khả thi
1
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn mới
26 65,0 12 30,0 2 5,0
2 2
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển đội ngũ GVTH 27 67,5 12 30,0 1 2,5 3 Quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên
Tiểu học hiện có 22 55,0 18 45,0 0 0
4 4
Đổi mới công tác đào tạo và bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học 29 72,5 8 20,0 3 7,5 5
5
Quản lý công tác tuyển giáo viên
Tiểu học chất lượng cao 24 60,0 11 27,5 5 12,5
6 6
Hoàn thiện một số chính sách, thi đua, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên Tiểu học trên địa bàn thành phố
27 67,5 13 32,5 0 0
Bảng 3.6. Tổng hợp kiểm chứng mức độ khả thi của các giải pháp
của Giáo viên tiểu học
S
TT Các giải pháp nâng cao chất lượng
Tổng hợp mức độ
Rất khả thi Khả thi Không khả thi
1
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn mới
188 75,2 55 22,0 7 2,8
2 2
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển đội ngũ GVTH 170 68,0 66 26,4 14 5,6 3 Quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên
Tiểu học hiện có 185 74,0 60 24,0 5 2,0
4 4
Đổi mới công tác đào tạo và bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học 194 77,6 54 21,6 2 0,8 5
5
Quản lý công tác tuyển giáo viên
Tiểu học chất lượng cao 146 58,4 74 29,6 30 12,0
6 6
Hoàn thiện một số chính sách, thi đua, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên Tiểu học trên địa bàn thành phố
143 57,2 102 40,8 5 2,0
Qua 2 bảng tổng hợp trên, có thể kết luận:
Tất cả các giải pháp đưa ra trưng cầu ý kiến đều được khẳng định về sự cần thiết và tính khả thi với số điểm từ trở lên. Mặc dù số ý kiến đánh giá ở các giải pháp không đều nhau và mức độ nhận thức ở các đối tượng được trưng cầu kiến cũng có ít nhiều chênh lệch, song tổng hợp lại cả 6 giải pháp đưa ra trên đây đều đảm bảo sự cần thiết và tính khả thi trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học thành phố Đồng Hới trước yêu cầu và nhiệm vụ mới.
Trên cơ sở đó, tác giả có thể khẳng định các giải pháp đã nêu ở chương 3 là những giải pháp hữu hiệu, có thể áp dụng được vào công tác nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học thành phố Đồng Hới từ nay đến năm 2018.
Tuy nhiên, giải pháp sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên đòi hỏi phải bố trí lại, thuyên chuyển một số giáo viên từ vùng này sang vùng khác, thậm chí phải điều động sang công tác khác hoặc thải loại một số giáo viên yếu kém, đây là việc làm rất khó khăn. Do vậy tính khả thi của giải pháp này được đánh giá là thấp nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
- Từ kết quả nghiên cứu lý luận ở Chương 1, Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên ở Chương 2, tác giả đề xuất 6 giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở thành phố Đồng Hới, Quảng Bình.
- Các giải pháp đó là cần thiết và khả thi, có thể vận dụng cho các đơn vị khác có điều kiện kinh tế xã hội như thành phố Đồng Hới.
- Các giải pháp có tính ưu tiên và được sắp xếp một cánh hợp lý từ 01 đến 06, qua đó để góp phần quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu đã nêu ở các chương trên, tác giả đi đến một số kết luận sau:
Giáo dục Tiểu học được coi là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững giúp cho các em học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu trong việc phát triển nhân cách.
Phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học có vai trò, ý nghĩa to lớn, có tính quyết định đến chất lượng Giáo dục và Đào tạo của bậc Tiểu học .
Đội ngũ giáo viên Tiểu học thành phố Đồng Hới có những mặt mạnh cơ bản: phần lớn có đủ phẩm chất chính trị, gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có năng lực, trình độ, tâm huyết với nghề nghiệp, gắn bó với địa phương. Những thành tựu đạt được của giáo dục Tiểu học trong những năm qua có một phần đóng góp quan trọng của đội ngũ giáo viên.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới của thời kỳ CNH-HĐH đất nước và những đòi hỏi về việc nâng cao chất lượng giáo dục thì đội ngũ giáo viên Tiểu học ở Thành phố Đồng Hới còn có những hạn chế, bất cập cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, hạn chế của đội ngũ giáo viên Tiểu học hiện nay vừa do khách quan, vừa do chủ quan. Nhưng nguyên nhân sâu xa là do việc quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng chưa đảm bảo yêu cầu, chưa theo một quy trình thống nhất, mang tính ngắn hạn, chưa có tầm chiến lược.
Để phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học thành phố Đồng Hới từ nay đến năm 2018 đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, xuất phát từ tình hình thực tiễn địa
phương, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học:
- Xây dựng và quy hoạch đội ngũ giáo viên Tiểu học có tầm chiến lược dài hạn.
- Sử dụng hợp lý hơn đội ngũ giáo viên hiện có.
- Bồi dưỡng và đào tạo nâng cấp đạt chuẩn và trên chuẩn cho đội ngũ giáo viên Tiểu học hiện nay.
- Tuyển dụng giáo viên Tiểu học chất lượng cao để kế cận, thay thế một bộ phận giáo viên Tiểu học hiện có, tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy Tiểu học trên địa bàn thành phố.
- Hoàn thiện một số chính sách, chế độ của thành phố để phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học thành phố lên tầm cao mới trong giai đoạn sắp tới.
Mỗi giải pháp có vị trí và chức năng khác nhau song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Các giải pháp nêu trên phải được thực hiện một cách đồng bộ thống nhất mới có thể phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu thực tế của giáo dục Tiểu học Thành phố Đồng Hới. Để các giải pháp đó được thực thi cần có sự chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của bản thân đội ngũ giáo viên Tiểu học.
Tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ýkiến của CBQL và giáo viên về các giải pháp này, kết quả cho thấy các giải pháp này cấp thiết và có tính khả thi.
Để các giải pháp thực hiện có hiệu quả, tác giả nêu ra một số kiến nghị sau đây:
2. Kiến nghị
2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục.
- Tiếp tục xây dựng và triển khai có hiệu quả chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục.
- Đề xuất với Chính phủ tăng cường các chương trình dự án đầu tư cho giáo dục.
2.2 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Sớm đưa tiêu chuẩn giáo viên Tiểu học cao cấp để tạo điều kiện cho các thành phố phát huy giáo viên nòng cốt, chuyên gia về giáo dục Tiểu học. Từ đó nắm được thực lực đội ngũ giáo viên Tiểu học làm con chim đầu đàn ở cơ sở và bố trí sử dụng, sàng lọc để chuẩn hoá đội ngũ giáo viên Tiểu học.
- Nghiên cứu xem xét, cho phép giáo viên Tiểu học dạy thí điểm theo nhóm môn tại những vùng thuận lợi, dạy học 2 buổi /ngày.
2.3 Đối với UBND thành phố Đồng Hới
- Đề nghị UBND và phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố cần quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học, coi công tác này là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của phòng Giáo dục và Đào tạo trước mắt cũng như lâu dài. Việc phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học phải gắn liền với quy hoạch phát triển giáo dục các bậc học của thành phố.
- Nghiên cứu điều chỉnh chế độ thu hút nhân tài của tỉnh và thành phố sao cho khả thi.
- Chỉ đạo, định hướng cụ thể cho các thành phố làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên gắn liền với kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo.
Trong điều kiện ngân sách cho phép, cần có chính sách khuyến khích thỏa đáng đối với giáo viên trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để giáo viên Tiểu học hoàn thành nhiệm vụ.
- Tổ chức phong trào thi đua, tổng kết kinh nghiệm chuyên môn để tạo động lực và nhân rộng điển hình. Hàng năm có chế độ khen thưởng đối với giáo viên có nhiều thành tích xuất sắc.
- Có chính sách hỗ trợ kinh phí phù hợp và tạo điều kiện cho giáo viên học thêm các lớp chuyên môn, lý luận chính trị. Cho phép ngành giáo dục
thành phố được tính thêm biên chế phục vụ, nuôi dưỡng cho các điểm trường có tập trung nhiều học sinh ở bán trú, giúp cho sự phát triển toàn diện ở trẻ và góp phần nâng cao chất lượng toàn diện.
2.4 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đồng Hới có thể áp dụng những giải pháp mà đề tài xây dựng là tài liệu được sử dụng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Khi chưa có điều kiện thực hiện đồng bộ các giải pháp, Hiệu trưởng các trường Tiểu học căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thể của đơn vị mình để lựa chọn thực hiện giải pháp này hoặc giải pháp kia sao cho phù hợp và hiệu quả. Trong quá trình thực hiện cần rút kinh nghiệm để hoàn thiện các biện pháp nói trên.
- Tiếp tục giao lưu hoạt động chuyên môn giữa các trường Tiểu học với trường Trường Đại học Quảng Bình, Trường Đại học Vinh củng cố và phát triển nhiều loại hình đào tạo giáo viên năng khiếu, giáo viên ngoại ngữ để có đủ lực lượng làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên Tiểu học và định hướng nghề nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn để phát triển giáo dục Tiểu học nói chung