Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường tiểu học thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 27)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.2.5 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH

1.2.5.1 Giải pháp

Giải pháp là “phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó” (Theo từ điển Tiếng Việt – 26 tr. 387). Như vậy nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định... nhằm đạt được mục đích hoạt động. Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra.

Tuy nhiên, để có những giải pháp như vậy cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn tin cậy.

1.2.5.1 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH là những cách thức tác động hướng vào việc tạo ra những biến đổi về chất lượng trong đội ngũ GVTH

1.3 Một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học

1.3.1 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH

Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (ĐNGV) được thể hiện cụ thể ở những điểm sau:

Thứ nhất, chính giáo viên (GV) là những người trực tiếp thực hiện và

quyết định việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và nghiên cứu, đổi mới phát triển nhà trường. Nếu không chú trọng đến ĐNGV thì không thể nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và đáp ứng yêu cầu xã hội đặt ra.

Thứ hai, trong bối cảnh xã hội đầy biến động như hiện nay, khi ngày

càng nhiều yêu cầu mới đang đặt ra, thì nhà trường chỉ có thể đáp ứng nhanh và nhạy cảm đó, nếu có một ĐNGV đủ mạnh, luôn sẵn sàng thích ứng, điều chỉnh một cách linh hoạt trong điều kiện mới.

Thứ ba, chính ĐNGV, bằng năng lực, sự tận tâm với nghề nghiệp và

phẩm có giá trị nhất, quyết định đến sự phát triển đất nước một cách lâu dài và bền vững, đó là nguồn nhân lực được giáo dục - đào tạo, nguồn nhân lực phát triển một cách toàn diện và bền vững.

Như vậy, việc nâng cao chất lượng ĐNGV có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi trường. Mà chất lượng giáo dục ở đây chính là nhằm phát triển nguồn nhân lực cho tương lai, tạo ra quá trình biến đổi, chuyển biến về số lượng cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế -xã hội (KT- XH) ở các cấp khác nhau ở từng địa phương, đáp ứng nhu cầu nhân lực cần thiết cho ngành, cho địa phương, nhờ vậy mà phát triển được năng lực, tạo ra công ăn việc làm, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống, địa vị kinh tế, xã hội của các tầng lớp dân cư và cuối cùng là đóng góp chung cho sự phát triển của xã hội.

Nếu ĐNGV của trường có trình độ chuyên môn cao và phương pháp sư phạm tốt thì chắc chắn chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao. Do đó, mỗi trường đều có nhận thức chung là muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì phải có biện pháp hàng đầu nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Lê nin đã viết: “Không có sự kiểm tra nào, không có chương trình nào có thể thay đổi một cách tuyệt đối phương hướng của các bài học mà giáo viên đã xác định”.

1.3.2 Nội dung quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH

Quản lý ĐNGV cần thực hiện đầy đủ các nội dung của quản lý nguồn nhân lực đó là lập kế hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách, kiểm tra, đánh giá. ĐNGV là nguyên khí của nhà trường, là đội ngũ tri thức, có đạo đức, nhân cách và trình độ học vấn cao. Vì vậy, trong quản lý cần nhận thức và lưu ý:

- Quản lý ĐNGV trước hết cần tạo điều kiện cho từng GV phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát huy được tiềm năng để có thể cống hiến hết sức lực và trí tuệ của mình cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Quản lý ĐNGV là hướng dẫn GV vào phục vụ lợi ích của nhà trường, cộng đồng xã hội. Đồng thời phải đảm bảo lợi ích cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho GV.

- Quản lý ĐNGV là hướng GV vào mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài của nhà trường.

- Quản lý ĐNGV là phải thực hiện đúng Luật GD, luật pháp của nhà nước và các văn bản pháp quy của các Bộ, ngành và của nhà trường.

- Quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên gồm các vấn đề sau: + Thứ nhất QL các nội dung trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của đội ngũ giáo viên. Đây là nội dung quan trọng hàng đầu vì sự nghiệp giáo dục được Hồ Chủ tịch ví như “trăm năm trồng người” cần có những nhà giáo có tư cách đạo đức tốt, không ảnh hưởng đến những thế hệ mai sau.

+ Thứ hai quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ.

+ Thứ ba là công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá, hoạt động dạy của giáo viên. Đánh giá, phân loại giáo viên là việc làm hàng năm và có ý nghĩa quan trọng, thông qua việc đánh giá sẽ phát huy được mặt mạnh, khắc phục những hạn chế trong đội ngũ, là quá trình không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà trường nói chung và công tác xây dựng đội ngũ nói riêng.

+ Thứ tư là quản lý tốt công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ.

+ Thứ năm là quản lý cơ sở vật chất và phương tiện đảm bảo điều kiện làm việc cho giáo viên. Xây dựng kế hoạch để tu sửa, sử dụng, bảo trì một cách có hiệu quả các trang thiết bị dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy. Trang bị sách báo chuyên ngành, thiết bị nghe nhìn để nâng cao trình độ đồng thời nâng cao năng lực truyền thụ kiến thức cho giáo viên.

+ Thứ sáu là quản lý việc thực hiện chế độ, chính sách và công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật. Đây là nội dung quan trọng và tất yếu để nâng cao

chất lượng đội ngũ giáo viên. Thi đua, động viên khen thưởng để tạo động lực giúp cá nhân, tập thể vươn lên, hoàn thiện, để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tóm lại, quản lý ĐNGV là tổ hợp các tác động có chủ định của chủ thể quản lý lên ĐNGV cùng môi trường hoạt động nghề nghiệp của họ nhằm tạo ra những thay đổi về số lượng, cơ cấu, chất lượng, hoạt động nghề nghiệp của ĐNGV và các điều kiện đảm bảo nhằm thực hiện mục tiêu GDDT của nhà trường tại thời điểm nhất định. Quản lý phát triển ĐNGV là quản lý hướng tới tương lai nhằm phát triển ĐNGV về số lượng, chất lượng, cơ cấu đáp ứng mục tiêu và nhu cầu phát triền của nhà trường thông qua việc xây dựng quy hoạch, tổ chức lãnh đạo thực hiện và kiểm tra các nội dung về tuyển dụng, chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo môi trường sư phạm.

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH

1.3.3.1 Yếu tố chủ quan

Hiện nay việc nâng cao trình độ đào tạo không thể thực hiện cùng một lúc, như vậy chất lượng đào tạo sẽ không đảm bảo mà chương trình gáio dục hiện nay lại không thể đứng chờ đợi để GV có những trình độ đào tạo thích hợp... để khác phục được vấn đề này thì việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của mỗi người cần phải đuwọc chú trọng và ngày một nâng cao hơn, chất lượng hơn, phải xem đó là một tiêu chí không thể thiếu đối với mỗi một giáo viên, có như vậy chất lượng GVTH mới ngày một nâng cao, đảm bảo được yêu cầu đạt ra.

1.3.3.1 Yếu tố khách quan

Trình độ đào tạo của GVTH nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đội ngũ GVTH, bởi mỗi một trình độ đào tạo nó đều có một chương trình đào tạo riêng phù hợp với thời gian cũng như sự nhận thức của người được đào tạo, trong thời kỳ hiện nay với sự thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa mới, phương pháp dạy học cũng phải thay đổi theo điều đó nó cũng đồng

hành với việc GVTH cần phải có một trình độ đào tạo cao hơn chứ không phải chỉ là Trung học sư phạm mới đáp ứng được mục tiêu chương trình đề ra. Sự quan tâm của các cấp quản lý với công tác bồi dưỡng để chất lượng GVTH ngày một đảm bảo hơn, nâng cấp hơn thì các cấp quản lý cần chú ý nhiều đến công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GVTH, đó là việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của từng đơn vị, động viên GV tham dự các hoạt động nâng cao trình độ, các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tích cực tham khảo tài liệu...

1.4 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH.

Nghị quyết TW2 khóa VIII đã xác định: “GD&ĐT và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”[2], là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế, xây dựng và bảo vệ đất nước, phải coi đầu tư cho giáo dục là hướng chính của đầu tư phát triển trong định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT. Đồng thời Nghị quyết cũng khẳng định: “Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh GD&ĐT, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển nhanh, bền vững”... Và với quan điểm “Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội, song ngành giáo dục bao giờ cũng giữ vai trò chủ yếu. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư đã xác định xây dựng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục một cách toàn diện là “nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài” [1]. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phải được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình

độ đào tạo, hoàn thiện cơ chế chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên tự học tập để nâng cao trình độ, kĩ thuật về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Để có cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp đối với Đề tài. Chương 1, tác giả đã tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính lý luận như sau:

1- Thông qua phần “Lịch sử nghiên cứu Đề tài”, tác giả đã xác định được các nội dung cần nghiên cứu một cách cụ thể, để tránh sự trùng lặp khi thực hiện Đề tài.

2- Làm rõ các khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu của mình.

3- Nghiên cứu các nội dung liên quan, trong chương đã xây dựng được các yếu tố làm nên chất lượng người GVTH.

4- Kết thúc phần lý luận, đã phác họa lên được một bức tranh tương đối đầy đủ, mang tính khả thi cao trong việc quản lý các nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ GV ở các trường Tiểu học hiện nay.

Có thể nói kết quả nghiên cứu của chương 1, tác giả đã làm sáng tỏ được những vấn đề lý luận thuộc nội dung nghiên cứu đối với đề tài, làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng trong chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI,

TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Đồng Hới là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Bình ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, phía Đông giáp với Biển Đông, với bờ biển dài 12 km, phía Bắc giáp huyện Bố Trạch, phía Nam giáp huyện Quảng Ninh, phía Tây giáp với nước bạn Lào anh em. Thành phố Đồng Hới cách Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng chừng 50 km về phía Đông Nam. Đồng Hới đã từng là nơi chúa Nguyễn xây thành Đồng Hới, Lũy Thầy để làm tiền tuyến chống đỡ Đàng Trong trong thời kỳ chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam bị không lực Hoa Kỳ san phẳng, sau chiến tranh, thị xã được xây dựng lại. Trước năm 1976, đây là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình, từ năm 1976-1989, thị xã này thuộc tỉnh Bình Trị Thiên. Tháng 7 năm 1989, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên được tách ra, thị xã Đồng Hới là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình. Ngày 16 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập thành phố Đồng Hới trên cơ sở Thị xã Đồng Hới.

Thành phố Đồng Hới là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Quảng Bình, có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, là nơi có tuyến đường Quốc Lộ 1A, sân bay Đồng Hới, đường sắt thống nhất Bắc Nam và đường Hồ chí Minh đi qua; có sông Nhật Lệ, cửa biển và hệ thống sông, suối, hồ, rừng nguyên sinh ở phía Tây thành phố Đồng Hới rất thích hợp cho phát triển du lịch.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Quảng Bình

Đến năm 2013, dự kiến tổng GDP của thành phố đạt 1062,7 tỷ đồng, tăng hơn so với năm trước, tốc độ tăng trưởng GDP trong thời kỳ đạt bình quân 9,8%/năm.

Cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng của nông, lâm, thủy sản. Năm 2013 tỷ trọng ngành dịch vụ đạt 53,8%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41,7% và nông lâm, thủy sản chỉ còn chiếm 4,5%. Tỷ trọng khối ngành phi vật chất mặc dù gia tăng chậm, song nhìn chung vẫn thể hiện tính chất phát triển của kinh tế.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.750 USD (3,6 triệu đồng).

2.1.2.2 Văn hoá xã hội

Đồng Hới là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất, truyền thống đó đã thể hiện một cách sinh động trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm cũng như trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới ngày nay. Phát huy truyền thống quê hương“hai

giỏi”, Đồng Hới đã trở thành lá cờ đầu trong nhiều lĩnh vực, đời sống xã hội

ngày càng phát triển, chính trị ổn định quốc phòng an ninh được giữ vững và tăng cường.

Mạng lưới y tế có nhiều chuyển biến tích cực nhất là y tế cơ sở được cũng cố và phát triển. Hiện nay thành phố Đồng Hới có 26 cơ sở y tế, 3 bệnh viện cấp 1; 05 trung tâm chăm sóc sức khoẻ.

2.1.3. Khái quát về tình hình GD&ĐT thành phố

Thành phố Đồng Hới có hệ thống giáo dục - Đào tạo hoàn chỉnh từ mầm non đến phổ thông. Đây là cơ sở nền tảng để thành phố nhanh chóng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Trên địa bàn thành phố có 01 trường

đại học (Đại học Quảng Bình), 03 trường trung học chuyên nghiệp, 01 trường trung cấp dạy nghề và 02 trung tâm dạy nghề.

Quy mô, mạng lưới trường lớp được phát triển, đa dạng loại hình, đáp ứng nhu cầu người học. Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTHĐĐT), phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS), phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi được duy trì, củng cố và phát triển vững chắc. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường tiểu học thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)