9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.3.1 Thực trạng công tác quy hoạch phát triển đội ngũ GVTH
Trong thời gian qua, công tác quy hoạch phát triển đội ngũ GVTH được thành phố quan tâm, cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực; có năng lực quản lý, điều hành; đoàn kết, tâm huyết, hợp tác, biết chia sẻ, có trách nhiệm, gắn bó với sự phát triển nhà trường.
Đội ngũ giáo viên Tiểu học có: 526, trong đó 421 giáo viên được đào tạo giáo viên tiểu học, có trình độ trên chuẩn cao đẳng trở lên 345/421 (82%); 105 giáo viên dạy các môn chuyên biệt (Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Tiếng Anh).
Toàn ngành đang thực hiện Đề án 02/ĐA-UBND ngày 13/6/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thành phố Đồng Hới giai đoạn 2012-2015.
Chất lượng giáo viên đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp đạt kết quả như sau: Tốt 42,5 %; Khá 55 %; Trung bình: 2,5%.
Phấn đấu đến năm 2015 có ít nhất 5 giáo viên có trình độ thạc sỹ; 100% giáo viên sử dụng thành thạo các phương tiện hiện đại và các phần mềm hỗ trợ dạy học; hàng năm có 1% (bằng 10 giáo viên) được tham gia bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý giáo dục.
Tuyển dụng giáo viên Tiểu học, giáo viên chuyên biệt (Mỹ thuật, âm nhạc, Thể dục, Tiếng Anh) vào đầu năm học, từng bước trẻ hóa đội ngũ.
Độ tuổi ĐNGV tiểu học Đồng Hới như sau: Dưới 30 tuổi: 24/526 tỉ lệ 4,6%; Từ 31 đến 40 tuổi: 176/526 tỉ lệ 33,4%; Từ 40 tuổi đến 50 tuổi: 247 tỉ lệ 46,9%; trên 50 tuổi: 79 tỉ lệ 15,1%.
2.3.2 Thực trạng công tác đào tạo, đồi dưỡng đội ngũ GVTH
Qua kết quả điều tra, cũng như qua thực tế tổng kết của phòng giáo dục về việc thực hiện công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH những năm gần đây tác giả có những nhận xét sau:
Mặc dù trong những năm qua thành phố thành phố Đồng Hới cũng đã chú ý nhiều đến việc nâng cao chất lượng giáo viên tiểu học điều đó đã được thể hiện ở các giải pháp mà thành phố đã thực hiện song chưa được triệt để như: Công tác bồi dưỡng GVTH; Quản lí chuyên môn nghiệp vụ của GVTH;
Việc đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH; hệ thống chính sách đối với GVTH…
Trình độ đào tạo: Mặc dù trình độ đào tạo của GVTH Thành phố đã đạt chuẩn (100%) nhưng có trình độ trên chuẩn: CĐSP; ĐHSP chưa cao (82%). ĐNGV có trình độ trên chuẩn chưa phản ánh được qua năng lực thực tiễn công tác. Ý thức tham gia học tập để nâng cao trình độ đào tạo của một bộ phận nhỏ GV vẫn còn thấp, còn ngại học một phần do điều kiện của mỗi người một phần cũng còn do sự động viên của quản lí các trường chưa kịp thời…
Đa số GVTH có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, thể hiện ở việc tham gia đầy đủ nội dung bồi dưỡng thường xuyên của ngành; có nhu cầu và kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên ý thức tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ và vận dụng phương pháp mới vào công tác giảng dạy- giáo dục học sinh của GVTH chưa cao.
Việc bồi dưỡng còn mang tính thời vụ, chưa chú trọng hoạt động bồi dưỡng lâu dài, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp phương pháp tiếp cận các quan điểm dạy học mới…
Hàng năm thành phố cử cán bộ quản lý, GV tham gia đào tạo để nâng cao trình độ còn thấp. Năm 2013 số lượng cán bộ GV cử đi học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị 12 cán bộ.
2.3.3 Thực trạng môi trường làm việc của đội ngũ GVTH
- Hầu hết các trường trên địa bàn Thành phố đã có trường học kiên cố, song số trường học có qui hoạch ổn định về cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học, giáo dục ở mức độ tốt mới chỉ khoảng 31,8% (7 trường), mức độ Khá khoảng 59,1% (13 trường), TB là 9,1% (2 trường).
- Số các trường có phương tiện dạy học và được sử dụng có hiệu quả đạt mức độ tốt 27,3% (6 trường), khá 59,1% (13 trường), TB là 13,6% (3 trường).
- Số trường có vườn trường đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, sử dụng có hiệu quả đạt ở mức độ tốt mới chỉ có hơn 45,4% (10 trường); khá gần 40,9% (9 trường), còn lại trung bình khoảng 13,3% (3 trường).
- Số các trường có khu hoạt động thể dục thể thao (TDTT) với đầy đủ phương tiện rất ít mới đạt ở mức độ tốt 13,6%, khá 27,3%, TB 45,4% còn lại ở mức độ yếu. Số các trường thực hiện quản lí tài chính đúng qui định và có hiệu quả ở mức độ tốt 54,5%, khá là 27,3%, còn lại là ở mức độ TB.
- Qua kết quả điều tra chúng tôi thấy rằng: nhìn chung các trường chưa có qui hoạch ổn định về cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học, giáo dục có hiệu quả. Chưa có khu hoạt động TDTT với đầy đủ phương tiện, dụng cụ thi đấu. Chưa có vườn trường, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ; phương tiện dạy học, phòng thực hành, sử dụng chưa đảm bảo, chưa đạt yêu cầu. Chưa có đầy đủ các phòng học bộ môn.
2.3.4 Thực trạng thực hiện chế độ chính sách đối với GVTH
Hầu hết các trường Tiểu học trong thành phố Đồng Hới đều thực hiện khá tốt chế độ bồi dưỡng làm thêm giờ cũng như định mức lao động của cán bộ giáo viên. Số các trường thực hiện mức độ tốt chiếm tỉ lệ khoảng từ 15/22 trường chiếm 68,9%; khá 5/22 trường chiếm 22,7%, mức độ TB 02 trường chiếm chiếm 8,4%. 100% các trường thực hiện tốt việc xét nâng bậc lương đúng qui định. 16/22 trường Tiểu học (72,7%) thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, còn lại thực hiện ở mức độ khá.
Bên cạnh đó các trường Tiểu học của Thành phố vẫn còn một số mặt hạn chế như việc thực hiện chế độ nghỉ ngơi, giải trí, bồi dưỡng làm thêm giờ và bảo hiểm cho GV vẫn còn ở mức độ thấp, số trường đạt ở mức độ Tốt mới chỉ có 12/22 đơn vị chiếm 55,4%, Khá 7/22 đơn vị chiếm 31,8%, số trường thực hiện ở mức độ Trung bình và Yếu vẫn còn khoảng 12,8%.
2.3.5 Thực trạng đánh giá đội ngũ GVTH
Bên cạnh những mặt mạnh nêu trên, qua tổng kết đánh giá hàng năm của Ngành cho thấy: Mặc dù GVTH trên địa bàn thành phố có nhiều ưu điểm như vậy song vẫn còn tồn tại một số bất cập sau: Mặt bằng học vấn, trình độ đào tạo tuy đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng vẫn có nhiều hạn chế so với yêu cầu nâng cao chất lượng và xu thế hội nhập trên thế giới. Sự yếu kém về ý thức lẫn khả năng tự học, tự vươn tới tri thức mới tích lũy kinh nghiệm sư phạm, sáng tạo trong công tác giảng dạy của giáo viên cũng là một đặc điểm dẫn tới chất lượng giáo dục thấp.
Nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo trong công cuộc đổi mới đất nước ở một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa đầy đủ, sâu sắc.
Một bộ phận giáo viên chưa tận tâm, chưa yêu nghề, gắn bó với nghề. Một bộ phận giáo viên lớn tuổi sức ỳ lớn, ý thức phấn đấu giảm, hạn chế về năng lực, trình độ, ngoại ngữ, tin học; hạn chế trong việc cập nhật kiến thức, chậm đổi mới phương pháp dạy học nên chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo và năng lực của học sinh.
Việc đánh giá phân loại giáo viên theo Quyết định số 06/2006/QĐ- BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội Vụ và Chuẩn nghề nghiệp chưa sát đúng với năng lực thực tiễn của đội ngũ. Một số trường vì bệnh thành tích, nể nang mà đánh giá giáo viên chưa khách quan, dẫn đến việc sắp xếp, bố trí, sử dụng chưa thực sự phù hợp, chưa phát huy được năng lực cá nhân.
Về số lượng cơ bản đảm bảo nhưng vẫn còn tình trạng vừa thừa vừa thiếu; giáo viên bộ môn cơ cấu chưa hợp lý và đồng bộ, nhất là các trường có quy mô ít lớp.
Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều giữa các trường, một số cán bộ quản lý, giáo viên hạn chế về năng lực, trình độ, ngoại ngữ, tin học, hạn chế trong việc cập nhật kiến thức và phương pháp giáo dục nên không phát huy được tính chủ động, sáng tạo và năng lực của học sinh.
Chính từ những tồn tại nêu trên mà dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của sự nghiệp GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.
2.4 Đánh giá chung về thực trạng
2.4.1 Ưu điểm
Trong những năm qua, ĐNGV các trường Tiểu học thành phố Đồng Hới đã không ngừng cố gắng vươn lên về mọi mặt. Việc bồi dưỡng năng lực sư phạm, tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học được giáo viên toàn ngành quan tâm.
Đội ngũ giáo viên thành phố Đồng Hới cơ bản có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tận tuỵ với nghề nghiệp, có ý thức vươn lên, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Nét nổi bật ở đội ngũ GVTH trên toàn thành phố đó là tinh thần trách nhiệm cao, bám trường, bám lớp tất cả vì học sinh thân yêu, luôn luôn khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn có nhu cầu học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng giáo dục.
Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, đặc biệt là UBND thành phố Đồng Hới, cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn thành phố đã có sự tăng trưởng đáng kể. Hiện nay có 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 100% giáo viên đạt chuẩn.
Những kết quả của giáo dục đạt được trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển của thành phố, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
2.4.2 Hạn chế
Đội ngũ GVTH còn nhiều lúng túng, gặp khó khăn trong việc đảm bảo giáo dục toàn diện ở tiểu học. Trong một số lĩnh vực đặc biệt của chất
lượng giáo dục tiểu học, đội ngũ giáo viên tiểu học vẫn chưa sẵn sàng và còn nhiều lúng túng trong việc dạy các nội dung: như học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, ...
Đội ngũ GV thành phố trung bình tuổi đời cao, chất lượng đội ngũ chưa mạnh, chưa đồng đều.
Tuy 100% trường tiểu học trên địa bàn thành phố đạt chuẩn quốc gia nhưng điều kiện dạy học, thiết bị đồ dùng học tập còn hạn chế, chưa đồng bộ, ngày càng xuống cấp. Việc tu bổ, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị trong nhà trường chưa được thường xuyên và hiệu quả sử dụng còn thấp.
2.4.3 Nguyên nhân
- Do trình độ nhận thức của GV chưa đồng đều, trình độ đào tạo không đồng bộ về cấp học, GV ngại tiếp cận cái mới, ngại thay đổi.
- Công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa cân đối và kịp thời, chưa được quan tâm đúng mức, cơ bản do tự phát, chưa được quản lý chặt chẽ; việc cân đối cơ cấu giáo viên một số trường có số lớp ít vẫn còn bất cập, chưa có giải pháp khắc phục triệt để. Công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa được thường xuyên.
- Công tác quản lý chưa nghiêm, thiếu kiên quyết, thiếu sâu sát. Chưa động viên, thưởng, phạt kịp thời.
- Cấp quản lý chưa có chính sách phù hợp để thu hút, tạo cơ hội, khuyến khích người tài về công tác trong ngành GD&ĐT Thành phố.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Đội ngũ giáo viên thành phố Đồng Hới cơ bản có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tận tuỵ với nghề nghiệp, có ý thức vươn lên, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Nét nổi bật ở đội ngũ GVTH trên toàn thành phố đó là tinh thần trách nhiệm cao, bám trường, bám lớp tất cả vì học sinh thân yêu, luôn khắc phục khó khăn,
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn có nhu cầu học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng giáo dục.
Việc bồi dưỡng năng lực sư phạm, ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học được ngành quan tâm, đội ngũ nhà giáo đã vươn lên, tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin, học thêm ngoại ngữ, đồng thời phấn đấu đạt trình độ trên chuẩn.
Các trường Tiểu học trong thành phố Đồng Hới đã xây dựng và quản lí tốt kế hoạch giáo dục của nhà trường theo từng học kì, năm học. Chú trọng tới công tác chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học và các hoạt động khác trong từng học kì, năm học. Phần lớn các trường đều thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra. Việc thực hiện qui chế dân chủ trong trường học được đảm bảo, đa số các trường đều tạo điều kiện cho GV, nhân viên tham gia góp ý kiến vào chủ trương biện pháp của trường, tham gia quản lí quá trình hoạt động của nhà trường.
Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động và kết quả điều tra một số lĩnh vực thìGVTH thành phố Đồng Hới còn hạn chế nhiều mặt, như:
+ Khả năng tạo tình huống gợi động cơ nhằm giúp học sinh hoạt động phát hiện vấn đề, phương thức giải quyết vấn đề còn yếu.
+ Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ để làm phương tiện hỗ trợ cho việc giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân còn khiêm tốn.
+ Năng lực tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá nhận thức học sinh còn hạn chế.
+ Năng lực tự thích nghi với các điều kiện mới với sự đổi mới SGK, tiếp cận phương pháp dạy học mới còn nhiều lúng túng, chưa thực sự thuần thục.
+ Kĩ năng tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Kĩ năng nghiên cứu khoa học, viết SKKN.
+ Ý thức tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ và vận dụng phương pháp mới vào công tác giảng dạy- giáo dục học sinh.
+ Một số trường vẫn còn tình trạng cơ cấu đội ngũ GV chưa được hợp lí. + Phương tiện dạy học, phòng thực hành chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
+ Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên Tiểu học thực hiện chưa được triệt để…..
Qua đây tôi thấy rằng: cần phải có những giải pháp thiết thực, phù hợp để phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những tồn tại đã nêu trên, có như vậy mới nâng cao được chất lượng ĐNGV tiểu học của thành phố Đồng Hới trong thời gian tới.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ ĐỒNG
HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp
Chúng ta đều biết rằng, chỉ có thể nâng cao chất lượng giáo viên Tiểu
học khi tất cả mọi người đều ý thức được tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên Tiểu học nói riêng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học. Công việc đó không thể thực hiện được một phía, không thể thực hiện được ở một người mà phải thực hiện ở nhiều người, nhiều thời gian liên tục và trong nhiều hoạt động khác nhau. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học thành phố Đồng Hới ngang tầm với sự phát triển của xã hội thì cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ dựa trên chuẩn giáo viên Tiểu học và việc