9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi
Hệ thống các giải pháp được đề xuất phải khả thi, có thể thực hiện được trong điều kiện thực tế các trường tiểu học, phù hợp với điều kiện Kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới và yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.
3.2. Một số định hướng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học thành phố Đồng Hới đến năm 2018 và những năm tiếp theo
Việc đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Tiểu học thành phố Đồng Hới là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố.
Song, để có được những cơ sở mà đề ra các giải pháp có tính khả thi trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học, thì phải dựa trên các căn cứ sau:
- Căn cứ trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan.
- Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố, của cả nước.
- Căn cứ vào việc phân tích đúng đắn, khách quan thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học của thành phố Đồng Hới hiện nay.
- Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học của thành phố Đồng Hới đến năm 2015 và những năm tiếp theo.
3.2.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới
3.2.1.1 Thuận lợi
Tiềm năng và nội lực của thành phố ngày càng được tăng cường. Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng khá hơn trước, bộ mặt đô thị ngày càng
khang trang. Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tiếp tục thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy Quảng Bình về phát triển thành phố Đồng Hới, nhiều dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố được Tỉnh quan tâm đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.
3.2.1.2 Khó khăn
Cùng với những khó khăn chung của cả nước, nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm giảm đáng kể, thị trường bất động sản chưa hồi phục, nguồn lực đầu tư cho hạ tầng phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế, thu ngân sách gặp nhiều khó khăn. Hậu quả của cơn bão số 10, 11 năm 2013 làm tổn thất nặng nề, chưa có nguồn lực để khắc phục kịp thời sẽ còn tác động bất lợi đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2014 và các năm tiếp theo.
3.2.1.3 Mục tiêu tổng quát về phát triển KT-XH thành phố Đồng Hới
Tập trung ổn định và phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng đô thị, đưa Đồng Hới lên đô thị loại II vào năm 2015.
Thực hiện các chính sách của Chính phủ, chương trình hành động của Tỉnh, của Thành phố để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, thực hiện tốt công tác quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị và xây dựng nông thôn mới, gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm phúc lợi an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3.2.2 Định hướng nâng cao chất lượng giáo dục thành phố Đồng Hới
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, toàn Ngành chú trọng phát triển quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt"; tiếp tục thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Toàn ngành chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố theo hướng toàn diện và vững chắc. Phát triển, quy hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp; củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, PCGDTHCS và PCGDTHĐĐT.
Tập trung làm chuyển biến mạnh về chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh; duy trì nâng cao số lượng và chất lượng học sinh đạt giải cấp Tỉnh, cấp Quốc gia. Làm tốt công tác phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh tài năng trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện. Nâng cao chất lượng ĐNGV và CBQLGD.
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập, nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người học tập; Huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, trường chuẩn Quốc gia theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và từng bước hiện đại. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập.
Tiếp tục thực hiện việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học, đẩy mạnh học và ứng dụng công nghệ thông tin và học ngoại ngữ trong nhà trường. Quản lý tốt hoạt động dạy thêm, học thêm. Gắn việc thực hiện quy hoạch sắp xếp lại mạng lưới trường lớp với đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tiếp tục thực hiện Đề án 02/ĐA-UBND ngày 12/6/2012 của Thành phố về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngành giáo dục giai đoạn 2012 - 2015; từng bước khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ về đội ngũ giáo viên. Nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, huy động nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất giáo dục, từng bước đầu tư kiên cố hoá trường lớp học, giảm tỷ lệ phòng học cấp 4 và xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Xây dựng trường mẫu, trường chất lượng cao ở mỗi cấp học.
Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội khuyến học các cấp, các Trung tâm học tập cộng đồng ở các phường, xã.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn, chú trọng đến rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh, quan tâm đến việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào giảng dạy trong nhà trường. Giảm tỷ lệ học sinh lưu ban xuống còn 0,2%, học sinh bỏ học ở THCS xuống còn 0,13% vào năm 2015. Tăng cường, mở rộng mô hình bán trú ở các trường Tiểu học; thực hiện 100% các trường học tổ chức học 2 buổi/ngày.
Đến năm 2018 xây dựng được đội ngũ giáo viên Tiểu học đồng bộ và chuẩn hoá, quan tâm nâng cao trình độ cho CBQL và giáo viên, tăng tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn từ 82% năm 2013 lên 95% năm 2018 và 98% năm 2020.
Tăng cường đầu tư CSVC trường học theo hướng chuẩn hoá và hiện đại, chú trọng đầu tư đồng bộ cho các trường chuẩn Quốc gia, các trường trọng điểm, nâng tỷ lệ trường chuẩn Quốc gia lên 95,0% vào năm 2018. Quan tâm đầu tư xây dựng khối phục vụ học tập như nhà đa năng, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành gắn với trang bị đồng bộ thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
3.2.3 Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học
Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Đây là vấn đề không chỉ đơn thuần mang tính nhận thức mà là vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Căn cứ vào số lượng lớp từng giai đoạn để tính toán đủ số giáo viên cần thiết phục vụ dạy học. Đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp là 1,5 đối với trường dạy 2 buổi/ngày, có 8% số giáo viên dự trữ thai sản, đủ số giáo viên chuyên Nhạc, Hoạ, Thể dục cho 100% các trường Tiểu học. Đảm bảo các trường Tiểu học có đủ biên chế thư viện, chuyên trách Đội, phục vụ, văn thư, y tế học đường.
3.2.3.2 Đảm bảo về chất lượng đội ngũ
Nâng dần trình độ đội ngũ, đến năm 2015 có 95% giáo viên đạt trên chuẩn. Trong đó có 2- 2,5% có trình độ thạc sỹ giáo dục Tiểu học. Đến năm 2018 có 10% giáo viên đạt trình độ thạc sỹ và đạt chuẩn Giáo viên Tiểu học cao cấp.
100% giáo viên đủ tư cách, đủ phẩm chất, đủ năng lực đảm nhiệm được công việc được giao.
Nâng tỷ lệ giáo viên xếp loại tốt lên 55- 60 %, không có giáo viên xếp loại chưa đạt yêu cầu.
Có 2- 3 % giáo viên Tiểu học có trình độ B1 ngoại ngữ trở lên.
100% giáo viên được bồi dưỡng và sử dụng tốt công nghệ thông tin; trong đó có 85% giáo viên Tiểu học biết sử dụng thành thạo máy tính trong giảng dạy.
3.2.3.3 Đảm bảo ổn định cơ cấu
Xây dựng cơ chế để hàng năm tuyển dụng bổ sung số giáo viên Tiểu học hiện có là những giáo sinh tốt nghiệp ĐHSP, CĐSP Tiểu học chính quy bổ sung cho đội ngũ giáo viên Tiểu học của thành phố .
Đồng thời sàng lọc, cho chuyển công tác khác như (Thư viện, thiết bị,...) đối với số giáo viên hiện có mà năng lực chuyên môn hạn chế.
Tiếp tục thực hiện công tác cử tuyển để đào tạo giáo viên Tiểu học có trình độ thạc sỹ phải là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố trở lên đi đào tạo giáo viên cao cấp Tiểu học .
3.3. Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học Tiểu học
Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận chương 1, phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên cũng như công tác quản lý phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường trong những năm gần đây (2008 - 2013) của chương 2, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như nhiệm vụ của nhà trường, tác giả xin đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trên một số nội dung sau:
3.3.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn mới
3.3.1.1 Mục đích
- Nâng cao bản lĩnh chính trị, củng cố tư tưởng, niềm tin vào Đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Nhà quản lý phải làm cho giáo viên nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong giai đoạn mới.
3.3.1.2 Nội dung
- Tạo ra sự thống nhất trong cách suy nghĩ, cách hành động; hướng tới lý tưởng chung của toàn dân tộc và xu hướng tiến bộ của thời đại.
- Phát huy lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần vì cộng đồng, vì tập thể, ý thức cao về nhiệm vụ lớn lao “trồng người”.
- Bản thân mỗi giáo viên nhận thức được trách nhiệm đối với đất nước, xã hội, nhà trường, học sinh và trách nhiệm với chính mình.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua việc học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tham mưu cho Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Thành phố về việc mời báo cáo viên có năng lực, truyền đạt tốt, tổ chức các lớp bồi dưỡng chính
trị thiết thực, nội dung lôi cuốn được người nghe. Bài thu hoạch nên cho giáo viên viết theo hướng vận dụng thực tiễn giảng dạy của từng cá nhân với những bộ môn khác nhau.
- Hưởng ứng tích cực các phong trào do Công đoàn các cấp phát động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, nâng cao đạo đức nhà giáo, tăng cường “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Chi đoàn giáo viên, đội ngũ giáo viên trẻ phải tích cực tích lũy kinh nghiệm giáo dục và giảng dạy, biết ơn thế hệ trước, ra sức tham gia mọi công tác, mọi phong trào, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong tập thể sư phạm, củng cố và phát huy các truyền thống tốt đẹp trong tập thể nhà trường; xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi làm nền tảng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
- Phổ biến các văn bản có tính pháp quy của Nhà nước như Điều lệ trường phổ thông, Luật giáo dục, các chỉ thị của Bộ, của Sở giáo dục và Đào tạo và các hướng dẫn của ngành về nhiệm vụ từng năm học, kế hoạch giảng dạy, các quy chế chuyên môn mà các giáo viên phải tuân thủ. Ban giám hiệu thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc thực hiện các chế định này, tránh tình trạng giáo viên vi phạm rồi mới xử lý.
- Tuyên truyền cho giáo viên về các chủ trương dân chủ hóa, quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được biết được bàn, được đóng góp trí tuệ, xây dựng nội dung kế hoạch năm học và các bài học kinh nghiệm quý giá trong giáo dục học sinh, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu suất đào tạo.
- Phát huy vai trò của chi bộ Đảng trong nhà trường. Mỗi đảng viên đều có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách và động viên quần chúng tích cực tham gia mọi hoạt động chính trị - tư tưởng hữu ích của tập thể sư phạm.
- Xây dựng chi bộ Đảng trong sạch, vững mạnh, đảng viên có chất lượng cao. Chi bộ và các đoàn thể mạnh thì càng tập hợp, tổ chức tốt cho đội ngũ giáo viên trưởng thành về mọi mặt, chất lượng chuyên môn, chất lượng giáo dục được nâng cao.
Chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể không ngừng xây dựng và phát triển làm cho mỗi giáo viên nhận thức rõ việc nâng cao vai trò trách nhiệm của cá nhân, phấn đấu xây dựng phong trào, phấn đấu trở thành người giáo viên giỏi tức là phấn đấu theo lý tưởng của Đảng. Phát triển đảng viên mới căn cứ vào phẩm chất chính trị cao, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, năng lực chuyên môn vững, có ý thức bảo vệ khối đoàn kết của tập thể.
Có như vậy thì khi số lượng đảng viên tăng cũng là lúc chất lượng đội ngũ được nâng lên một mức. Bởi tất cả các đảng viên đều có ý thức nâng cao trình độ lý luận chính trị bằng cách đọc sách báo về Đảng và Tạp chí cộng sản. Phấn đấu hoàn thiện bản thân, có quan điểm chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng, chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, pháp luật, nghị quyết, chỉ thị của Nhà nước. Nói và làm đúng quan điểm, đúng đường lối. Luôn tuyên truyền, vận động gia đình và đồng nghiệp thực hiện đúng đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng. Không dao động trước những khó khăn, trở ngại, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao và phục tùng tuyệt đối sự phân công của Đảng. Tu dưỡng đạo đức của người Cộng sản, gương mẫu trong mọi công tác, xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương. Thực hành lối sống lành mạnh, tiết kiệm, chống lãng phí, không tham nhũng, không tiêu cực, không mưu lợi cá nhân, không vi phạm những điều đảng viên không được làm theo Quy định số 19-QĐ/TW ngày 03 tháng 01 năm 2002 của Bộ chính trị. Thực hiện tốt chế độ phê bình và tự phê bình, trung thực với Đảng, chống mọi biểu hiện cơ hội, cục bộ, bản vị. Gắn bó với trường lớp, hết lòng thương yêu học sinh, tôn trọng và giúp đỡ phụ huynh. Thân ái, chan hòa, đúng mực trong quan hệ với
đồng nghiệp, làm cho quần chúng tuyệt đối tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của