Thực trạng quản lý công tác lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 64)

nghề người dân có nhu cầu học cũng tương đối nhiều, đặt ra vấn về phát triển giáo viên, chương trình, giáo trình dạy nghề.

2.3.2. Thực trạng quản lý công tác lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo đào tạo

- Mạng lưới cơ sở dạy nghề

Theo thống kê của Phòng Dạy nghề, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tp.Hà Nội, tính đến nay, toàn thành phố có 216 cơ sở đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trong đó có 21 trường cao đẳng nghề, 27 trường trung cấp nghề, 40 trung tâm dạy nghề; 8 trường đại học, 13 tường cao đẳng, 10 trường trung cấp chuyên nghiệp, 01 trung tâm GDTX có dạy nghề, 02 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 03 trung tâm giới thiệu việc làm, 15 trung tâm khác có dạy nghề; 76 cơ sở khác có dạy nghề.

Các cơ sở dạy nghề đã từng bước chú ý đến việc giải quyết việc làm cho người lao động sau khi đào tạo bằng các hình thức như: ký hợp đồng đào tạo theo địa chỉ cho các doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho người lao động

61

sau khi tốt nghiệp, mời các doanh nghiệp về cơ sở tuyển dụng sau mỗi khóa học....tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm việc làm.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

Hệ thống mạng lưới và quy mô trường, lớp học tiếp tục được củng cố, phát triển đa dạng và từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Có gần 50% số cơ sở dạy nghề được xây dựng, cải tạo, mở rộng đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Hầu hết các cơ sở dạy nghề có đủ thiết bị thực tập cơ bản. Một số cơ sở dạy nghề được đầu tư tập trung, trọng điểm, đã có thiết bị hiện đại ở một số nghề, được xây dựng đồng bộ từ phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, thư viện, ký túc xá, khu giáo dục thể chất.... Ngoài hệ thống phòng học lý thuyết, xưởng thực hành nêu trên, các cơ sở dạy nghề còn hợp đồng liên kết thêm hàng trăm phòng học lý thuyết tại các xã để dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, hàng trăm xưởng thực hành của các cơ sở sản xuất phục vụ quá trình thực tập cho học sinh.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất ở một số cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu phát triển công tác giáo dục đào tạo và dạy nghề, nhiều nơi còn thiếu phòng học bộ môn, xưởng thực hành chưa đạt chuẩn, thiếu thiết bị phục vụ thực hành.

Về diện tích đất sử dụng của các cơ sở dạy nghề, theo quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc “thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề” thì hiện nay trên địa bàn có 165/216 cơ sở dạy nghề có đủ diện tích tối thiểu theo quy định 51/216 cơ sở dạy nghề chưa đủ diện tích tối thiểu theo quy định (đó là các cơ sở dạy nghề thành lập trước khi có quyết định trên).

62

Bảng 2.8. Diện tích sử dụng của các cơ sở dạy nghề năm 2012

Đơn vị tính: m2 Diện tích sử dụng Trường CĐN Trường TCN TTDN

1. Diện tích khuôn viên bình quân/cơ sở 36.250 42.780 2.150

2. Diện tích xây dựng bình quân/cơ sở 5.250 4.750 2.270

3. Diện tích phòng học bình quân/cơ sở 1.500 1.350 520

4. Diện tích xưởng thực hành bình quân/cơ sở 2.800 2.620 1.150

5. Diện tích phòng học bình quân/1 học sinh quy đổi.

1,5 1,4 1,3

6. Diện tích xưởng thực hành bình quân/1 học sinh quy đổi.

2,8 2,6 2,1

7. Diện tích ký túc xá bình quân/1 học sinh (có nhu cầu ở ký túc xá).

4,2 3,7 -

(Nguồn: Phòng Dạy nghề - Sở Lao động – Thương binh và Xã hội)

Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn có quy mô nhỏ, mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây nên cơ sở vật chất chưa đồng bộ, nhà xưởng chưa đủ để thực hành, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ dạy nghề vẫn còn thiếu và lạc hậu. Các máy móc, trang thiết bị dạy nghề phần lớn là phổ thông như máy may công nghiệp, máy tính, dụng cụ điện dân dụng...thiếu những trang thiết bị như dạng máy công nghệ cao, máy tiện, máy phay, máy bào, máy hàn công nghệ cao...thiết bị dạy nghề không theo kịp sự phát triển nhanh nhạy của thực tiễn sản xuất đang diễn ra cho nên kết quả đào tạo thường có sự chênh lệch (độ trễ) của trình độ, kỹ năng đào tạo và nhu cầu thực tế.

Nhìn chung, các cơ sở dạy nghề của thành phố đều có thiết bị dạy nghề cơ bản để đáp ứng nhu cầu học nghề của người học. Tuy nhiên các các cơ sở dạy nghề thường tập trung ở các thị trấn, thị xã của huyện, nên việc đi lại học tập của của học viên ở huyện, xã cách xa trường gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện đều chưa có kí túc xá. Những hộ dân ở

63

gần trường không xây dựng nhà trọ cho học viên thuê. Do đó xảy ra tình trạng, có nhu cầu học nghề nhưng người học không đi học được do đi lại khó khăn, muốn ở lại học bán trú nhưng không có chỗ ở. Cơ sở dạy nghề đã chủ động mở các lớp dạy nghề di động tại các xã để tạo điều kiện học nghề cho người lao động. Do phải di chuyển xuống địa phương, nên việc vận chuyển những máy móc thiết bị phục vụ thực hành để dạy nghề phi nông nghiệp là rất khó khăn, nên đa số các lớp được tổ chức đều học nghề nông nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề

Việc phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề đã được các cơ quan quản lý, các cơ sở dạy nghề quan tâm. Các trung tâm dạy nghề công lập trên địa bàn các huyện, thành phố đã được bố trí giáo viên cơ hữu cho các nghề đăng ký đào tạo. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, người dạy nghề thường xuyên được quan tâm.

Theo thống kê của Phòng Lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tp.Hà Nội, tổng số giáo viên dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề là 1.168 người, trong đó: trình độ trên đại học chiếm 8,3%, trình độ đại học và cao đẳng chiếm 52,3%, trung cấp chiếm 39%; có 656 giáo viên cơ hữu, chiếm

56,2%; có 1.015 giáo viên đạt chuẩn, chiếm 86,9%. 20% giáo viên dạy nghề

tại các trung tâm dạy nghề và các cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp nghề khác chưa đạt chuẩn theo quy định (chủ yếu là thiếu chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề).

64

Bảng 2.9. Thực trạng đội ngũ cán bộ CNV và giáo viên dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn

Đơn vị tính: người

Cơ sở dạy nghề

Tổng số CBCNV

Trong đó giáo viên dạy nghề

Tổng số Chia ra

Cơ hữu Hợp đồng

I- Phân theo cấp quản lý 1.253 1.168 656 718

1- Cơ sở dạy nghề trung ương quản lý

421 331 43

- Trường trung cấp nghề 27

- Cơ sở dạy nghề khác 16

2- Cơ sở dạy nghề địa phương quản lý

1.030 325 407

- Trường cao đẳng nghề - Trường trung cấp nghề - Trung tâm dạy nghề - Cơ sở dạy nghề khác

II- Phân theo loại hình cơ sở dạy nghề.

1.253 1.168 656 718

1- Cơ sở dạy nghề công lập 40 957 262 512

2- Cơ sở dạy nghề ngoài công lập

45 494 394 206

(Nguồn: Sở Lao động – Thương bình và Xã hội Tp.Hà Nội)

Ngoài đội ngũ giáo viên, các cơ sở đã chủ động huy động các nghệ nhân, thợ bậc cao, công nhân lành nghề của các doanh nghiệp tham gia dạy nghề và truyền nghề cho lao động nông thôn. Các cơ sở dạy nghề đã bố trí đủ giáo viên tham gia các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, đảm bảo 01 giáo viên dạy lý thuyết, 02 giáo viên dạy thực hành trên 01 lớp (30 đến 35 học viên) đối với

65

nhóm nghề phi nông nghiệp, 01 giáo viên dạy lý thuyết, 01 giáo viên dạy thực hành trên 01 lớp (30 đến 35 học viên) đối với nhóm nghề nông nghiệp.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Trung bình có 12 giáo viên cơ hữu, 5 giáo viên thỉnh giảng/1 cơ sở dạy nghề. Số giáo viên cơ hữu chủ yếu lại tập trung ở các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề. Các trung tâm dạy nghề hầu như chỉ có từ 1-3 giáo viên cơ hữu. Do vậy, nhiều cơ sở tuyển được người học nghề nhưng lại không có đủ giáo viên tham gia dạy nghề. Phần lớn giáo viên dạy nghề có trình độ cao đẳng và trung cấp (91,7%) nên chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đội ngũ cán bộ quản lý: Tổng số đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề thuộc các cơ sở dạy nghề là 215 người (tăng 125 người so với năm 2001), trong đó: trình độ trên đại học chiếm 4,2%, đại học- cao đẳng chiếm 83,1%, trung cấp chiếm 12,7 %. 100% đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề đảm bảo trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý theo quy định.

- Chương trình, giáo trình đào tạo nghề

+ Chương trình dạy nghề

Nội dung, chương trình dạy nghề từng bước đổi mới phù hợp với sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Các cơ sở dạy nghề đã xây dựng xong chương trình đào tạo nghề cho các nghề đào tạo trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp cho các nghề trước khi tổ chức đào tạo đối với những nghề chưa có chương trình khung.

Các cơ sở dạy nghề đã chủ động xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của người học nghề và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Tổ chức xây dựng và phê duyệt chương trình đào tạo cho tất cả nghề trước khi đào tạo.

Nội dung, chương trình dạy nghề từng bước được các cơ sở dạy nghề đổi mới phù hợp với sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Các

66

trường đã tổ chức rà soát, xây dựng lại chương trình dạy nghề đối với một số nghề đào tạo sát với yêu cầu của thực tế sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động học nghề nhất là lao động nông thôn. Tổ chức đào tạo một số nghề theo mô đun do Tổng cục dạy nghề ban hành, một số nghề đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp đặt hàng.

Tính đến năm 2013, thành phố đã phê duyệt và ban hành 170 danh mục nghề và chương trình dạy nghề, trong đó có 143 nghề phi nông nghiệp và 27 nghề nông nghiệp. Qua thực tế điều tra xã hội học, có 291/300 người đánh giá chương trình học đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng khi tham gia học nghề, có 267/300 đánh giá thời gian của khóa học là phù hợp. Như vậy có thể thấy, chương trình ban hành đã phù hợp với từng đối tượng và nhu cầu của người học nghề.

+ Giáo trình, tài liệu học tập

Một số cơ sở dạy nghề đã chủ động xây dựng giáo trình, học liệu dưới nhiều hình thức như: giáo trình theo từng mô đun, môn học, bài giảng chi tiết, mô hình học cụ, tranh ảnh, tài liệu hướng dẫn... tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn có thể tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả.

Bên cạnh việc xây dựng giáo trình đào tạo, các cơ sở dạy nghề đã quan tâm xây dựng tài liệu, học cụ hỗ trợ đào tạo như tài liệu tham khảo đánh máy, mô hình học cụ, tranh ảnh …

Do các chương trình, giáo trình được xây dựng và biên soạn theo dạng tổng hợp các mô đun, tạo thuận lợi trong quá trình giảng dạy các đối tượng. Cụ thể, đối với người học nghề để tiếp tục làm nghề cũ, sẽ không dạy hết chương trình, chỉ dạy những mô đun liên quan đến kỹ thuật, nâng cao tay nghề. Bên cạnh việc đào tạo kiến thức, kỹ năng các cơ sở dạy nghề đã chú ý đến việc giáo dục đạo đức, an toàn vệ sinh lao động, ý thức công dân và tác phong công nghiệp cho người lao động. Nội dung đào tạo đã tiếp cận với thực tế, tuy nhiên so sánh với trình độ khu vực để đảm bảo nâng cao yêu cầu năng lực cạnh tranh của nhân lực trên địa bàn thành phố với yêu cầu ngày càng cao,

67

nhất là các nghề đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được các ngành đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao.

Nhìn chung các chương trình, giáo trình phục vụ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được sự quan tâm và hỗ trợ đầu tư biên soạn, chỉnh sửa. Tuy nhiên thì số lượng vẫn chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu về học nghề của người lao động.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)