trình dự án dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh duyên hải của miền Tây Nam bộ, diện tích đất tự nhiên 3.312 km2; dân số chung của tỉnh năm 2012 là 1,329 triệu người, lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 60%; lao động khu vực thành thị chiếm 21,7% và lao động khu vực nông thôn chiếm 78,29%. Phần lớn lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (66,18%), lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng chậm.
Thực hiện đề án Đào tạo nghề cho LĐNT, trước hết, Ban chỉ đạo mỗi cấp phải xây dựng Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của cấp mình, đồng thời cụ thể hóa thành Kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn theo từng năm, thông qua HĐND trước khi trình UBND cùng cấp phê duyệt. Trong quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh nguồn kinh phí Trung ương phân bổ theo Chương trình mục tiêu Quốc gia về Việc làm và Dạy nghề, nguồn kinh phí ngân sách địa phương bố trí trực tiếp cho việc thực hiện Đề án, các địa phương trong tỉnh đã chủ động lồng ghép với nguồn kinh phí của các chương trình, dự án tài trợ có liên quan đến mục tiêu đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động như: nguồn kinh phí Dự án đào tạo nghề theo nhu cầu giảm nghèo vùng Đồng bằng sông Cửu Long (JFPR) do Quỹ giảm nghèo của Chính phủ Nhật Bản tài trợ, nguồn kinh phí Dự án quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển do Chính phủ Đức tài trợ, nguồn kinh phí Dự án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ do Chính phủ Canada tài trợ, dự án đào tạo nghề cho cán bộ y tế nhằm nâng cao
41
năng lực cho cán bộ y tế cơ sở do Quỹ Toàn cầu tài trợ. Đặc biệt, tỉnh đã thực hiện rất tốt việc lồng ghép với nguồn kinh phí đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành (Quyết định này đã được thay thế bởi Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2013); dự án đầu tư phát triển các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc (Chương trình 135), Đề án Phát triển nghề công tác xã hội theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Với quy trình quản lý và lồng ghép các nguồn lực nêu trên. Qua 03 năm triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, tỉnh Sóc Trăng đã đạt một số kết quả chủ yếu sau:
Tổng số lao động nông thôn được học nghề là 29.762 người, với tổng kinh phí thực hiện là 40,651 tỷ đồng (kinh phí Đề án là 20,871 tỷ đồng; kinh phí lồng ghép là 19,780 tỷ đồng). Trong đó lao động nông thôn thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là 433 người, hộ nghèo là 6.407 người, người dân tộc thiểu số là 14.564 người, người tàn tật là 38 người, người thuộc diện hộ cận nghèo là 502 người, thuộc các nhóm đối tượng còn lại là 7.818 người.
Số lao động nông thôn tìm được việc làm sau khi học nghề là 22.462 người (chiếm tỷ lệ 75,5%); trong đó số lao động được doanh nghiệp tuyển dụng là 3.821 người, số lao động làm ra sản phẩm được doanh nghiệp bao tiêu là 3.167 người, số lao động tự tạo việc làm là 15.474 người.
Số hộ nghèo có người tham gia học nghề có việc làm và thoát nghèo là 1.685 hộ; số hộ trở thành hộ khá là 2.311 hộ.