Quản lý công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 32)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “…Tuyên truyền là đem một việc gì

nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó thì tuyên truyền thất bại…”.

Trong công tác tuyên truyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng phải nắm

được phương pháp tuyên truyền mới đạt được kết quả tốt, “Muốn thành công

phải biết cách tuyên truyền” [HCM: Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia,

2002, tr 162].

Việc tuyên truyền, tư vấn học nghề giúp cho lao động nông thôn nắm bắt được các chính sách của Nhà nước về dạy nghề, các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện tham gia dạy nghề, các ngành nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế của địa phương, hướng việc làm cho người lao động sau khi được học nghề. Từ đó, giúp cho lao động nông thôn lựa chọn được chính xác nghề mà mình muốn học và định hướng công việc trong tương lai của họ như thế nào.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thể hiện sự quan tâm sâu sắc và quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta đối với nông nghiệp - nông thôn và nông dân. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội, cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Để hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt chất lượng và hiệu quả, công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng có vị trí quan trọng nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức của toàn xã hội về vai trò của đào tạo nghề, với việc làm tăng thu nhập và nâng cao nguồn nhân lực khu vực nông thôn. Hiện tại ở Việt Nam có 67 đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, trong đó có 2 đài Trung ương là Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền Hình Kỹ Thuật số VTC trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, 64 đài phát thanh và

29

truyền hình tỉnh thành phố, trên 700 tờ báo, tạp chí in, 38 báo điện tử, hàng ngàn trang tin điện tử đã được cấp phép, 650 đài truyền thanh – truyền hình cấp huyện, gần 1.000 đài truyền thanh xã có vai trò hết sức quan trọng, tác động nhanh, sâu sắc đến mọi tầng lớp nhân dân,

“Tuyên truyền” theo nghĩa rộng là truyền bá những kiến thức, những

giá trị tinh thần đến đối tượng, nhằm biến những kiến thức, giá trị tinh thần thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối tượng hành động theo những định hướng nhất định, theo những mục tiêu đề ra.

“Tư vấn” là một hình thức hỗ trợ của người tư vấn với người được tư

vấn thông qua quá trình giao tiếp, đồng cảm giữa người tư vấn và người được tư vấn nhằm cung cấp thông tin, giúp người được tư vấn giải đáp băn khoăn, thắc mắc hoặc tìm được hướng giải quyết vấn đề.

Từ khái niệm trên cho chúng ta thấy việc tuyên truyền, tư vấn học nghề đã giúp cho người muốn tham gia học nghề nắm bắt được các chính sách của Nhà nước về dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn, giúp lao động nông thôn có được thông tin cơ bản về các chính sách cho người học nghề; tư vấn, định hướng, hỗ trợ lao động nông thôn trong việc chọn nghề, học nghề, tạo việc làm, chuyển đổi nghề một cách tự tin nhằm tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình, góp phần vào sự phát triển xã hội của địa phương. Đồng thời, công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn đã đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, của cả hệ thống chính trị các cấp ngày một chặt chẽ hơn, trong đó nâng cao nhận thức của các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và người lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc làm.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 32)