Nội dung hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 25)

Để triển khai được hiệu quả, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đồng thời đáp ứng được nhu cầu học nghề của của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động, hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT được tóm lại thành 4 nội dung chính, đó là:

- Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề

- Công tác lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo nghề - Công tác đào tạo nghề

- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo nghề

1.3.3.1. Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề

Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với LĐNT nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, xã hội và đặc biệt là nhận thức của LĐNT.

Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị phổ biến các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước và các văn bản của địa phương tới cán bộ làm công tác dạy nghề, quản lý dạy nghề cho LĐNT.

22

Các báo, đài mở các chuyên mục tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước về đào tạo nghề, vai trò, vị trí của của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để LĐNT biết và tích cực tham gia học nghề, phổ biến các mô hình dạy nghề có hiệu quả, cách làm hay về dạy nghề và giải quyết việc làm cho nông dân.

1.3.3.2. Công tác lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo

Xây dựng phương án điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn.

Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát và tình hình, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT.

Dựa vào nhu cầu học nghề và yêu cầu của doanh nghiệp, mục đích đào tạo mà CSDN chỉnh sửa hoặc biên soạn chương trình phù hợp.

1.3.3.3. Công tác đào tạo

Tổ chức hoạt động đào tạo gắn với giải quyết việc làm trên cơ sở xác định danh mục nghề đào tạo phù hợp với điệu kiện thực tế của từng địa phương theo hướng linh hoạt về địa điểm, đa dạng về phương thức tổ chức và thuận lợi về quy trình thủ tục để LĐNT tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của người dân.

1.3.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo

Kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm đánh giá kết quả đào tạo của người học để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của từng vùng, từng điều kiện cụ thể.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 25)