bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013
2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch - Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề
Thành phố xác định công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng và công tác đào tạo nghề nói chung. Nội dung tuyên truyền:
+ Chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
+ Vai trò và ý nghĩa của việc tham gia học nghề; + Danh mục nghề đào tạo;
+ Cơ hội việc làm sau đào tạo. Hình thức tuyên truyền:
56
+ Phối hợp với Ban tuyên giáo Thành ủy tuyên truyền về chương trình thông qua bản tin sinh hoạt chi bộ;
+ Đài phát thanh truyền hình Hà Nội thông qua các bản tin, trang tin, phóng sự và hệ thống đài phát thanh cơ sở;
+ Báo Hà Nội thông qua các bản tin, trang tin, bài phóng sự, ký sự; + Các cấp Hội, Đoàn thể: thông qua tài liệu sinh hoạt của hội, các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng cán bộ cơ sở, các buổi sinh hoạt của các cấp hội;
+ Mở hội nghị tổ chức hội nghị dạy nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp đồng thời triển khai tuyên truyền về Chương trình tới các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp tham gia hội nghị.
Triển khai thực hiện:
Thành phố giao Sở Thông tin và truyền thông hướng dẫn các cơ quan báo chí tuyên truyền công tác đào tạo nghề; mở chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề trên cổng thông tin điện tử của Thành phố; báo đài phát thanh và truyền hình; mở chuyên mục chuyên trang về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở công thương cung cấp thông tin thị trường hàng hóa về sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các địa phương.
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt thôn, làng, tổ dân phố; thông qua các điều tra viên đi khảo sát điều tra nhu cầu học nghề đến từng hộ gia đình và chương trình tư vấn mùa thi cho thanh niên. Các cơ sở dạy nghề tổ chức phổ biến cho giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý biết các chính sách về dạy nghề để tuyển sinh và vận động nhân dân tham gia học nghề.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động lồng ghép để tuyên truyền công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Tổ chức ngày việc làm trong năm 2011 và năm 2012 đã có hơn 1.200 lượt đoàn viên thanh niên, người lao động trên địa bàn đến tham gia, trong đó
57
có 135 lao động được 13 doanh nghiệp ghi nhớ và nhận hồ sơ tuyển dụng. Thông qua các hoạt động của ngày việc làm đã giúp cho người lao động, đoàn viên thanh niên có nhu cầu tìm việc làm được tiếp cận thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn về xuất khẩu lao động, học nghề. Đây cũng là dịp tạo điều kiện gắn kết giữa cung - cầu lao động, từng bước hình thành và phát triển thị trường lao động, nâng cao nhận thức vai trò vị trí đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội; người lao động biết chính sách của nhà nước, hăng hái tích cực tham gia học nghề.
Hàng năm Trung tâm giới thiệu việc làm tham gia cùng Thành đoàn tổ chức "ngày việc làm", "tư vấn mùa thi", "tư vấn nghề nghiệp"; Đối với các xã đi lại khó khăn, địa bàn chia cắt đã triển khai hình thức tuyên truyền "miệng" cho đội ngũ cán bộ công chức huyện, xã, thôn, tổ trưởng dân phố tuyên truyền sâu rộng công tác đào tạo nghề đến đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Ngoài ra còn tổ chức tuyên truyền lồng ghép với các hoạt động của các cơ quan đơn vị trên địa bàn, lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác như chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo, chương trình việc làm.
Theo báo cáo về sơ kết 4 năm (2010-2013) thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, toàn thành phố đã tổ chức 1.458 đợt tuyên truyền cho 138.520 người lao động nông thôn. Tỷ lệ hộ dân biết được chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 65%.
Qua hoạt động tuyên truyền, công tác đào tạo nghề được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, bước đầu có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm góp phần giảm nghèo, ổn định phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Mặc dù công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề được đẩy mạnh triển khai nhưng vẫn có phần lớn lao động nông thôn chưa hiểu đúng, hiểu hết về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn. Theo kết quả điều tra xã hội học, có 285/300 lao động nông thôn
58
biết được Nhà nước có chính sách hỗ trợ tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn (chiếm 95%), có 255 người biết thông tin từ cán bộ địa phương tuyên truyền, giới thiệu, có 67 người biết thông tin từ phương tiện truyền thông, 97 người biết thông tin từ cơ sở dạy nghề thông qua việc tuyển sinh để tổ chức các lớp học, 115 người biết thông tin thông qua hàng xóm. Tuy nhiên, có 78 người lựa chọn mục đích tham gia học nghề là học để biết, 89 người đi học không mất tiền, 43 người đi học do thấy hàng xóm nhà mình đi học, chỉ có 90 người đi học nhằm mục đích áp dụng kiến thức vào thực tế sản xuất (chiếm 30%). Qua kết quả điều tra có thể thấy, công tác tuyên truyền đã được triển khai mạnh mẽ qua nhiều thông tin nhưng hiệu quả công tác tuyên truyền chưa cao, chỉ có 30% người đi học nghề xác định đúng mục đích của việc học nghề. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả dạy nghề trên địa bàn. Nguyên nhân của hạn chế này một phần do một bộ phận cán bộ tại địa phương chưa có sự quan tâm tới chính sách dạy nghề kéo theo một bộ phận người lao động nông thôn tại địa phương đó cũng không quan tâm tới vấn đề này. Tài liệu tuyên truyền phát hành chưa kịp thời, nội dung chưa phong phú; những người tham gia công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề chưa chuyên nghiệp.
Trong thời gian tới, để công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm có hiệu quả, Tp.Hà Nội cần đẩy mạnh, phát huy hơn nữa những việc đã làm được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại như đã nêu ở trên.
- Điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn
Hàng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức các lớp tập huấn công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn cho Lãnh đạo, cán bộ theo dõi công tác dạy nghề của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, xã/phường, thị trấn.
Phòng Lao động thành phố đã hướng dẫn UBND các xã, thị trấn đã tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn. Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, các huyện, thành
59
phố xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp trình UBND Thành phố quyết định.
Trên sơ sở chỉ đạo của UBND Thành phố, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê Thành phố, quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây và các huyện đã hoàn thành 3 cuộc điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; khảo sát năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn.
Kết quả: 100% địa phương đã hoàn thành công tác điều tra nhu cầu học nghề của 867.794 hộ gia đình với 2.129.469 lao động nông thôn trên địa bàn 20 huyện, quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây, trong đó có 131.185 người có nhu cầu học nghề; Trong giai đoạn 2011-2015, theo kết quả điều tra 8.320 công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh vụ trên địa bàn 20 huyện, quận Hà Đông và thị xã Sơn Tây là 311.106 người, trong đó nhu cầu của ngành nông nghiệp chiếm 3%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 78,5%, ngành dịch vụ chiếm 14.5%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 4%. Năm 2013, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn là 75.573 người.
Đánh giá kết quả khảo sát : Kết quả khảo sát chưa đạt theo yêu cầu của
kế hoạch đề ra, cụ thể về mặt tiến độ thực hiện khảo sát và số lượng nhu cầu thực tế học nghề. Số lượng lao động nông thôn có nhu cầu học nghề trên địa bàn chỉ phản ánh được một phần nhỏ nhu cầu thực tế của người học (tỉ lệ người có nhu cầu học nghề trên tổng số người được khảo sát chỉ đạt 1,65%) do tâm lý chung về việc thay đổi tính chất công việc, ngành nghề để sinh sống, việc chạy theo xu thế cũng như nhu cầu học tập trong thời điểm hiện tại của người lao động đó. Thực tế, người lao động nông thôn đăng ký tham gia học nghề với số lượng rất lớn. Theo kết quả điều tra xã hội học, có 300/300 người có mong muốn được học nghề (chiếm 100%).
Nguyên nhân chủ yếu do:
60
- Một số hộ dân thiếu hợp tác với điều tra viên.
- Các thông tin yêu cầu khảo sát bổ sung rất cụ thể (nhu cầu học nghề gì, ở cấp trình độ nào, thuộc diện đối tượng nào) nên đòi hỏi điều tra viên phải gặp trực tiếp phỏng vấn kỹ người nắm thông tin trong từng hộ mới có thể ghi chép đầy đủ và chính xác. Do yêu cầu của công việc mưu sinh hàng ngày nên việc gặp trực tiếp khá khó khăn, phải khảo sát vào ngày nghỉ cuối tuần.
- Chi phí cho điều tra viên thấp không đủ tạo động lực cho điều tra viên tích cực tham gia điều tra, làm nhưng tinh thần không cao làm ảnh hưởng đến tiến độ cuộc khảo sát .
Kết quả khảo sát nhu cầu học nghề cho thấy số lượng lao động nông thôn có nhu cầu học nghề trên địa bàn thành phố là tương đối lớn. Đòi hỏi cơ quan quản lý phải có kế hoạch dạy nghề cụ thể để đáp ứng được như cầu cũng như chất lượng đào tạo cho nhóm đối tượng trên. Nhu cầu học nghề lớn và số nghề người dân có nhu cầu học cũng tương đối nhiều, đặt ra vấn về phát triển giáo viên, chương trình, giáo trình dạy nghề.
2.3.2. Thực trạng quản lý công tác lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo đào tạo
- Mạng lưới cơ sở dạy nghề
Theo thống kê của Phòng Dạy nghề, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tp.Hà Nội, tính đến nay, toàn thành phố có 216 cơ sở đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trong đó có 21 trường cao đẳng nghề, 27 trường trung cấp nghề, 40 trung tâm dạy nghề; 8 trường đại học, 13 tường cao đẳng, 10 trường trung cấp chuyên nghiệp, 01 trung tâm GDTX có dạy nghề, 02 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 03 trung tâm giới thiệu việc làm, 15 trung tâm khác có dạy nghề; 76 cơ sở khác có dạy nghề.
Các cơ sở dạy nghề đã từng bước chú ý đến việc giải quyết việc làm cho người lao động sau khi đào tạo bằng các hình thức như: ký hợp đồng đào tạo theo địa chỉ cho các doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho người lao động
61
sau khi tốt nghiệp, mời các doanh nghiệp về cơ sở tuyển dụng sau mỗi khóa học....tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm việc làm.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề
Hệ thống mạng lưới và quy mô trường, lớp học tiếp tục được củng cố, phát triển đa dạng và từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Có gần 50% số cơ sở dạy nghề được xây dựng, cải tạo, mở rộng đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Hầu hết các cơ sở dạy nghề có đủ thiết bị thực tập cơ bản. Một số cơ sở dạy nghề được đầu tư tập trung, trọng điểm, đã có thiết bị hiện đại ở một số nghề, được xây dựng đồng bộ từ phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, thư viện, ký túc xá, khu giáo dục thể chất.... Ngoài hệ thống phòng học lý thuyết, xưởng thực hành nêu trên, các cơ sở dạy nghề còn hợp đồng liên kết thêm hàng trăm phòng học lý thuyết tại các xã để dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, hàng trăm xưởng thực hành của các cơ sở sản xuất phục vụ quá trình thực tập cho học sinh.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất ở một số cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu phát triển công tác giáo dục đào tạo và dạy nghề, nhiều nơi còn thiếu phòng học bộ môn, xưởng thực hành chưa đạt chuẩn, thiếu thiết bị phục vụ thực hành.
Về diện tích đất sử dụng của các cơ sở dạy nghề, theo quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc “thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề” thì hiện nay trên địa bàn có 165/216 cơ sở dạy nghề có đủ diện tích tối thiểu theo quy định 51/216 cơ sở dạy nghề chưa đủ diện tích tối thiểu theo quy định (đó là các cơ sở dạy nghề thành lập trước khi có quyết định trên).
62
Bảng 2.8. Diện tích sử dụng của các cơ sở dạy nghề năm 2012
Đơn vị tính: m2 Diện tích sử dụng Trường CĐN Trường TCN TTDN
1. Diện tích khuôn viên bình quân/cơ sở 36.250 42.780 2.150
2. Diện tích xây dựng bình quân/cơ sở 5.250 4.750 2.270
3. Diện tích phòng học bình quân/cơ sở 1.500 1.350 520
4. Diện tích xưởng thực hành bình quân/cơ sở 2.800 2.620 1.150
5. Diện tích phòng học bình quân/1 học sinh quy đổi.
1,5 1,4 1,3
6. Diện tích xưởng thực hành bình quân/1 học sinh quy đổi.
2,8 2,6 2,1
7. Diện tích ký túc xá bình quân/1 học sinh (có nhu cầu ở ký túc xá).
4,2 3,7 -
(Nguồn: Phòng Dạy nghề - Sở Lao động – Thương binh và Xã hội)
Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn có quy mô nhỏ, mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây nên cơ sở vật chất chưa đồng bộ, nhà xưởng chưa đủ để thực hành, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ dạy nghề vẫn còn thiếu và lạc hậu. Các máy móc, trang thiết bị dạy nghề phần lớn là phổ thông như máy may công nghiệp, máy tính, dụng cụ điện dân dụng...thiếu những trang thiết bị như dạng máy công nghệ cao, máy tiện, máy phay, máy bào, máy hàn công nghệ cao...thiết bị dạy nghề không theo kịp sự phát triển nhanh nhạy của thực tiễn sản xuất đang diễn ra cho nên kết quả đào tạo thường có sự chênh lệch (độ trễ) của trình độ, kỹ năng đào tạo và nhu cầu thực tế.
Nhìn chung, các cơ sở dạy nghề của thành phố đều có thiết bị dạy nghề cơ bản để đáp ứng nhu cầu học nghề của người học. Tuy nhiên các các cơ sở dạy nghề thường tập trung ở các thị trấn, thị xã của huyện, nên việc đi lại học tập của của học viên ở huyện, xã cách xa trường gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện đều chưa có kí túc xá. Những hộ dân ở
63
gần trường không xây dựng nhà trọ cho học viên thuê. Do đó xảy ra tình