huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Huyện Phổ Yên là huyện phía Nam của tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 258,87 km2, dân số trung bình là 140.492 người, trong đó có 86.500 người trong độ tuổi lao động. Trong những năm gần đây, phát huy được lợi thế của địa phương, kinh tế của huyện đã có sự phát triển vượt bậc, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 20,4%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Đến hết năm 2012, cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ chiếm 86,4%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ còn 13,6 %. Thu nhập bình quân đầu người đạt 44 triệu đồng/người/năm. Phấn đấu đến năm 2015 trở thành thị xã công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Đạt được những thành tựu như trên, trước hết huyện Phổ Yên đã tích cực trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, đến nay, huyện đã quy hoạch và xây dựng được 2 khu công nghiệp tập trung, 6 cụm công nghiệp, 2 điểm công nghiệp và Tổ hợp khu công nghiệp dịch vụ Yên Bình với tổng diện tích trên 4.000 ha, tổng vốn đăng ký là trên 63.000 tỷ đồng. Đặc biệt, đầu năm 2013, Công ty điện tử Samsung Electronic đã khởi công xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Yên Bình trên địa bàn huyện với số vốn đăng ký đầu tư là 2 tỷ USD, nhu cầu tuyển dụng lao động khoảng 30.000 lao động. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế của huyện, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân.
Từ những đặc điểm tình hình phát triển kinh tế xã hội cho thấy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và việc làm của xã hội là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là đối với một địa phương đang tích cực thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và hạ tầng đô thị phấn đấu trở thành thị xã công nghiệp.
39
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huyện ủy Phổ Yên đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. UBND huyện đã xây dựng Đề án "Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2011 - 2016" với mục tiêu bình quân hàng năm đào tạo nghề cho 2.500 lao động nông thôn.
UBND huyện đã thành lập BCĐ cấp huyện và chỉ đạo tất cả các xã, thị trấn thành lập BCĐ, phân công cụ thể các thành viên BCĐ phụ trách địa phương, lĩnh vực để từ đó tổ chức tuyên truyền, tư vấn học nghề, xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Do đó đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với công tác đào tạo nghề. Phối hợp tốt với các cơ sở đào tạo nghề để xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp với ngành, nghề mà người lao động đăng ký nhu cầu đào tạo, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, BCĐ huyện thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện công tác đào tạo nghề, tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ngoài phần kinh phí hỗ trợ của Tổng cục Dạy nghề, của tỉnh, huyện Phổ Yên đã trích ngân sách địa phương trên 1,8 tỷ đồng để hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả đạt được, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đảm bảo thực hiện tốt nhất kế hoạch đã đề ra.
Kết quả trong 3 năm qua, huyện Phổ Yên đã tổ chức dạy nghề cho 4.905 lao động, bao gồm: Người hưởng chính sách ưu đãi người có công là 158 người, người lao động thuộc hộ nghèo là 393 người; người thuộc hộ dân tộc thiểu số là 251 người; người tàn tật là 6 người; người bị thu hồi đất canh tác là 864 người; người thuộc hộ cận nghèo là 416 người; lao động nông thôn khác là 2.814 người. Số nghề đã được đào tạo là 19 nghề, bao gồm: Nghề phi nông nghiệp là 11 nghề; nghề nông nghiệp là 9 nghề. Kết quả giải quyết việc
40
làm sau đào tạo đạt 91%, trong đó, nghề phi nông nghiệp chiếm 86%. Bao gồm: Số người được doanh nghiệp tuyển dụng là 1.327 người; số người được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm là 453 người; thành lập được 02 HTX sau khi học nghề; số người tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn là 2.702 người. Số người thoát nghèo sau khi học nghề, có việc làm là 145 người; số hộ trở thành hộ khá là 25 hộ.