Tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 97)

+ Mục tiêu của biện pháp:

- Thực hiện đầy đủ mục tiêu, kế hoạch và chương trình đào tạo cho các khóa học ngắn hạn, dài hạn.

94

- Cải thiện chất lượng và hiệu quả trong dạy nghề, tăng cường sự hấp dẫn và phù hợp với người học nghề

- Dạy nghề cần đạt được sự phù hợp đối với thị trường lao động và nghề nghiệp của mọi người.

- Để tăng sự thu hút cho dạy nghề, cần tạo ra môi trường học tập thuận lợi cho học viên.

+ Nội dung và cách thực hiện biện pháp:

- Nâng cao chất lượng dạy nghề ban đầu bằng cách cải thiện chất lượng và năng lực của giáo viên, người dạy nghề, lãnh đạo nhà trường, giới thiệu tính linh hoạt trong việc học nghề, có thể học nghề theo thời gian, học nghề thường xuyên, học nghề theo hình thức vừa học vừa làm, …, nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia học nghề.

- Đảm bảo năng lực làm việc được tích hợp vào chương trình giảng dạy, bao gồm cả các kỹ năng mềm và các kỹ năng nghề được tích hợp vào các bài giảng, phân bổ thời gian học lý thuyết và thực hành phù hợp với từng đối tượng người học, thời gian học.

- Tổ chức các hoạt động giảng dạy và học tập thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng quản lý nghề nghiệp, kỹ năng kinh doanh trong quá trình học tập.

- Cung cấp cho học viên theo học ban đầu tiếp cận với các cơ sở vật chất và tài liệu giảng dạy, trang thiết bị kỹ thuật mới. Các cơ sở dạy nghề cần đẩy mạnh việc học tập tại nơi làm việc trong các doanh nghiệp/tổ nhóm sản xuất/ hợp tác xã có điều kiện thích hợp.

Tăng cường tính thích hợp, chất lượng và ưu việt của cả dạy nghề ban đầu và dạy nghề thường xuyên

- Đảm bảo chất lượng

Việc cung cấp dạy nghề chất lượng cao là một điều kiện hấp dẫn tiên quyết. Để đảm bảo chất lượng được cải thiện cần tăng tính minh bạch, tin cậy lẫn nhau, khuyến khích quá trình học tập không ngừng nghỉ, học tập suốt đời.

95

- Thiết lập một khung đảm bảo chất lượng chung cho các cơ sở dạy nghề và áp dụng chung cho cả cơ sở dạy nghề và nơi làm việc.

- Chất lượng của giáo viên, người dạy nghề

- Đào tạo cho giáo viên, người dạy nghề nâng cao kiến thức bằng cách cung cấp các hình thức đào tạo linh hoạt, các buổi hội thảo, hội nghị, đào tạo từ xa, đào tạo bằng cách tự nghiên cứu…

- Xây dựng nguyên tắc hướng dẫn và xây dựng nội dung thực hành tốt nhất để nâng cao hiệu quả, yêu cầu dói với giáo viên dạy nghề.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)