Quản lý việc triển khai hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 38)

Sau khi chuẩn bị xong các nguồn lực về con người (người học nghề, giáo viên giảng dạy), về chương trình tài liệu, thiết bị dạy nghề, nơi dạy nghề, cơ sở dạy nghề sẽ tiến hành tổ chức dạy nghề.

Đối với trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề thực hiện phương thức dạy nghề chính quy tập trung tại các trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề.

Đối với trình độ Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng chủ yếu dạy nghề theo phương thức “lưu động” tại các thôn/tổ, ấp/bản hay tại các Doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất... Dạy nghề tập trung tại các cơ sở đào tạo chỉ áp dụng đối với các nghề yêu cầu sử dụng nhiều thiết bị, thiết bị nặng, khó lắp ráp, vận chuyển.

Việc tổ chức dạy nghề phải được tổ chức thực hiện theo kế hoạch dạy nghề hằng năm của UBND thành phố nhằm phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn có nhu cầu ở địa phương; Liên kết với các cơ sở dạy nghề, các cơ sở sản xuất để tổ chức đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm tại địa phương; Cần tư vấn và mở rộng việc tổ chức dạy nghề đến đối tượng là học sinh phổ thông ở địa phương. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghề tập huấn kỹ thuật mới để nâng cao tay nghề cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tổ chức sản xuất, dịch vụ kết hợp với đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy lý thuyết gắn với rèn luyện kỹ năng thực hành cho người học nghề và tạo thêm nguồn thu nhập cho người học nghề cũng như đơn vị đào tạo.

35

1.4.4. Quản lý việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Việc kiểm tra giám sát nhằm đánh giá người học có tham gia học đầy đủ không, giáo viên có đến lớp đúng giờ không, quá trình dạy và học có vướng mắc gì không. Qua đó, đánh giá kết quả đào tạo và điều chỉnh phù hợp cho các lớp đào tạo tiếp theo.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ tạo việc làm và phát triển thị trường lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm các mục đích sau:

+ Kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành, sự phối hợp của hệ thống chính trị các cấp trong việc triển khai thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm và của giai đoạn.

+ Kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn theo chức năng của các ngành, cơ quan chuyên môn các cấp như: Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; Hoạt động điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề; Hoạt động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề; Hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề và Hoạt động hỗ trợ nông thôn học nghề.

Từ công tác nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về dạy nghề, giải quyết việc làm đến công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho các cơ

quan quản lý Nhà nước như hệ thống chính trị, các ngành, cơ quan chuyên môn các cấp về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đánh giá được những “mặt được, chưa được và nguyên nhân” để từ đó đưa ra các giải pháp thực

36

hiện về đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với điều tự nhiện theo vùng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)