Ứng dụng của rong biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất thử nghiệm sữa chua đậu nành rong nho (Trang 31)

Làm thực phẩm cho con người [4],[18]

Rong biển là thức ăn được ưa chuộng ở Nhật Bản và Trung Quốc kể từ thời xa xưa. Chúng có giá trị rất cao: Rong Giấy (Monostroma) có giá 20 - 30 USD/kg rong khô, rong Mứt (Porphyta): 25USD/kg. Loại thực phẩm quan trọng ở Nhật Bản là Nori (Porphyta), Kombu (Laminaria)và Wakame (Undaria pinnatifida). Rong được phơi khô sau khi thu hoạch hoặc cắt thành từng dải hoặc nghiền thành bột. Chúng được dùng trong chế biến món thịt, súp và được dùng làm rau khi ăn với cơm, ở dạng bột rong bẹ được đưa vào trong nước sốt hoặc nêm giống như cà-ri. Một số khác được sử dụng làm nước uống giống như trà.

Nhờ các tính chất vật lý của mình, rong được chế biến cùng với đậu, nhiều loại ngũ cốc và rau quả khác thành các món ăn đặc sắc ở dạng tự nhiên hay qua sơ chế. Rong được sử dụng làm phụ gia trong các món ăn chế biến từ cá, giáp xác, nhuyễn thể, giò chả, kẹo bánh, đồ uống.

Rong bẹ, rong Nâu Undaria pinnatifi đã được biết đến dưới tên “Wakame” cũng được phơi khô để dành. Sau khi rửa sạch bằng nước ngọt sẽ được ngâm lại trong nước trước khi cho vào súp như la một chất phụ gia (súp Wamke là món ăn hàng ngày ở Nhật) hay nướng (Yaki - Wamke), dùng ngay với cơm, tẩm đường hoặc đóng hộp (Ito - Wamke).

Nori (Porphyta spp) (rong Mứt) là loại rong thuộc ngành rong Đỏ được bán thành bánh mỏng để cho vào nước sốt hay súp, nhưng đôi khi chỉ cần nhúng qua nước sôi ăn sống. Rong Mứt được đưa vào chế biến với các món ăn khác nhau với thịt cá như xào, nấu canh,…hay nấu chè giải khát. Các loại rong Gracilaria, Gigartina, Veden, Chondrus, có giá trị thực phẩm thấp hơn rong Porphyra và Rhodymenia. Chúng được sử dụng rộng rãi ở phương Đông, Nam Mỹ dưới 3 dạng: ăn tươi, ngâm dấm và nấu chín, làm bánh kẹo, nấu chè, nấu canh, ăn tươi,trộn dấm chua ngọt…Các nước Tây Âu dùng bột rong đỏ khô để sản xuất “laver-bread” bánh mì rong với nhiều hình dạng và loại chất khác nhau. Bánh làm bằng rong biển (chủ yếu từ các loại rong là Porphyta diocica và P.purpurea) có hàm lượng calori thấp thích hợp cho những người ăn kiêng.

Trong lĩnh vực dược phẩm [18]

Từ Digenea (Caramiales, Rhodophycota) sản xuất ra một loại thuốc giun có hiệu quả (kainic axit). Laminaria và Sargassum đã từng được sử dụng ởTrung Quốc để trị bệnh ung thư. Trong rong Đỏ (Ptilota) có một loại protein đặc biệt (lectin) có khả năng ngưng kết với hồng cầu thuộc nhóm máu. Vì vậy người ta cho rằng rong Đỏ (Ptilota) có khả năng chống ung thư. Vì vậy, các chiết xuất của Ptilota đã được tung ra thị trường. - Các loài rong biển có vị mặn là vật liệu có thể phân tán tích tụ đờm dãi, đặc biệt khi nó tạo ra khối lượng mềm gồm có bướu cổ (goiter), sưng tuyến giáp chỉ dấu tình trạng thiếu Iot nghiêm trọng.

- Mặt khác, rong biển cũng có chứa nhiều chất kháng sinh. Từ xưa người ta tìm hiểu và nhận thấy rằng thực quản của động vật ăn rong thường vô trùng. Do đó, một số rong được dùng để chế tạo thuốc khánh sinh như Ulvacho domoic axit, Codium fragilecho vermifuge.

Trong công nghiệp [17], [18]

Giá trị công nghiệp của rong biển là cung cấp chất keo rong quan trọng như Agar, Alginate, Carrageenan, Furcellazan dùng cho thực phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác. Các loại keo rong biển là các loại polysaccharide có tính keo khi hòa tan trong nước, được chiết suất từ rong biển. Keo rong biển được dùng trong các lĩnh vực khác nhau tùy thuộc vào tính chất lý học của nó. Từ rong Đỏ có thể chiết suất được các loại keo: Agar, Carrageenan, Furcellazan. Từ rong Nâu chiết suất được: Alginic, Alginate, Laminarin, còn từ rong Lục chiết suất được Pectin.

Ngoài ra, rong biển còn là một thành phần của thức ăn gia súc, chúng được xay nhỏ ra, trộn vào thức ăn. Vì ngoài cung cấp gluxit, protein, nó còn cung cấp một số nguyên tố vi lượng giúp cho sự tăng trọng, tiết sữa và sinh nhiều con.

Việc sử dụng rong biển làm phân bón được thực hiệntrong nhiều năm qua ở nhiều nước như Pháp, Anh, Đan Mạch, Mỹ, Canada, Nhật,…hoặc dùng rong biển như là chất ổn định đất do có tính ngậm nước mà kết dính. Các chất chiết xuất dạng lỏng của rong biển được dùng để tăng sản lượng cây trồng, giúp cây trồng chống chịu tốt hơn so với các điều kiện bất lợi và giảm thất thoát khi bảo quản.

Ngoài ra, rong biển còn được ứng dụng trong sản xuất nhiên liệu sinh học. Rong tảo nuôi trồng công nghiệp cho sản lượng biodiesel cao gấp 7 lần so với dầu cọ trong điều kiện quảng canh, và đến 31 lần khi được thâm canh, đạt đến 95.000 lít dầu trên mỗi hecta mặt nước. Điều này mởi ra một hy vọng về một nguồn năng lượng mới, sạch thay thế dầu mỏ có trữ lượng giới hạn và gây ô nhiễm môi trường (Hoàng Xuân Phương, Hội thảo về sản xuất nhiên liệu sinh học Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất thử nghiệm sữa chua đậu nành rong nho (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)