Giá trị dinh dưỡng và thực phẩm của rong biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất thử nghiệm sữa chua đậu nành rong nho (Trang 29)

Giá trị dinh dưỡng của rong biển là cung cấp đầy đủ các chất khoáng đặc biệt là các nguyên tố vi lượng, các axit amin cần thiết cho cơ thể, các loại vitamin (đặc biệt là thuộc nhóm A, B, C, D, E,…), các Carbohydrate đặc trưng (mono-, olygo-, và polysacaride) và các chất hoạt tính sinh học (lectin, sterol, antibiotices,…) có lợi cho

cơ thể và có khả năng phòng bệnh tật (huyết áp, nhuận tràng, béo phì, đông tụ máu, xơ vữa động mạch,…). Vì vậy ngày nay rong biển được xếp vào loại thực phẩm chức năng (functional food) và ngày càng được sử dụng rộng rãi khắp thế giới.

Gần đây nguồn rong biển trở thành nguồn thực phẩm quý giá và có nhu cầu ngày càng tăng vì có nhiều ý kiến cho rằng rong là thực phẩm tự nhiên quý có tác dụng đến sức khỏe và sự ổn định của cơ thể con người. Nhu cầu về rong làm thực phẩm ở châu Á chiếm tới 90% toàn thế giới còn ở châu Âu chỉ chiếm 1%. Tiêu thụ rong thực phẩm nhiều nhất là Nhật, Nam Triều Tiên, Trung Quốc.

Như đã biết giá trị của rong biển mà trước hết là rong câu được xác định bằng hàm lượng các chất hữu cơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người chứa trong rong. Ví dụ ở rong Lục Nhật Bản Laminaria có chứa nhiều cellulose các gluxit, axit alginic, Fucoidin, các muối của axit alginic. Tính chống nhiễm xạ cao của axit Alginate và các muối của nó được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra Fucoidin và Alginate hòa tan trong nước còn làm giảm các tính chất đông tụ trong máu và chống tạo ra các khối u. Rong

Laminaria còn là nguồn cung cấp các axit amin asparagin và glutamin được cơ thể con người hấp thụ dễ dàng. Trong các tế bào của rong Laminaria còn tìm thấy các axit amin đồng đẳng đặc thù laminin có tác dụng giảm huyết áp của động vật.

Giá trị của rong còn ở chỗ trong chúng chứa nhiều vitamin, sterol và các muối khoáng. Theo số liệu nghiên cứu của Nhật Bản trong rong Laminaria có chứa các vitamin sau đây (miligam %): tiền vitamin A (Caroten) - 1,1; A - 622; B1 - 0,53; B2 - 0,41; axit nicotin - 1,6; axit Folic - 0,14; B12 - 0,0033 và ascorbic -28. Rong biển có hàm lượng lipit rất thấp ( ít hơn 2%). Nhưng axit licozopentae khá cao tới 20 - 25% tổng số lượng các axit béo, trong rong biển còn tìm thấy nhiều Fucosterol và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Fucosterol mới tìm ra gần đây có thể tác động ngăn ngừa việc tạo ra các cục đông trong mạch máu, một số nguyên tố vi lượng trong rong vô cùng cần thiết cho cơ thể con người vì chúng trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến chức năng của các enzyme.

Trong rong biển có chứa nhiều Iot. Ví dụ 1kg rong Laminaria chứa một lượng iod bằng lượng Iot có trong 100.000 lít nước biển. Trong 10g rong khô loài

Alginatearia esculenta chứa một lượng vitamin E bằng trong 100g củ cải đường, trong 10g rong khô Gracilaria sản phẩm chứa một lượng Canxi có trong một cốc sữa. Do có giá trị dinh dưỡng và phòng chữa bệnh cao nên ngày nay nhiều nước đang phát triển công nghiệp chế biến rong thành các sản phẩm thực phẩm, thuốc để bán rộng rãi trong các cửa hàng thực phẩm và hiệu thuốc. Sự chú ý lớn được hướng tới chất lượng của các loài rong biển cũng như các sản phẩm cuối cùng và bán thành phẩm dựa trên cơ sở của chúng. Chính điều này đang mở ra một triển vọng to lớn cho một lĩnh vực chế biến hải sản mới là chế biến rong biển. Điều đang được quan tâm lớn là cần thiết phải nghiên cứu các đặc tính sinh hóa và khả năng nhạy cảm của nguyên liệu rong để xác định công nghệ chế biến và chế tạo ra các máy móc thiết bị chế biến phù hợp.

Năm 1984 ở Pháp người ta đã quyết định chế biến rong thành các món ăn để cung cấp Iot cho người (500mg/kg), 1988 lại đưa vào sử dụng 10 loại rong biển khác nhau làm thực phẩm (kể cả một loài vi tảo). Trong số 9 loài tảo đa phân tử được sử dụng ở Pháp có 5 loài tảo nâu, 3 loài tảo đỏ và 2 loài tảo lục.

Rong thực phẩm được ưa chuộng nhất gồm có 3 chủng loại là Laminaria (L. japorica), Porphyra (P.yezoensis, P.tenera, ta gọi là rong Mứt) và Undaria (U- pinnatifida). Các loài rong thực phẩm chủ yếu được sản xuất tại các nước Viễn Đông (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), và được tiêu thụ chủ yếu cũng tại các nước này cũng như tại các nước Đông Nam Á và một số nước phương Tây nơi có nhiều người châu Á sinh sống (chẳng hạn, riêng rong Porphyra, hàng năm Mỹ nhập vào 10 triệu USD).

Người ta tính ra rằng trung bình người Nhật và người Hàn Quốc ăn 6 - 8g và người Trung Quốc ăn 7 - 8g rong biển mỗi ngày (Kawashima, 1984). Giá trị dinh dưỡng của các loại rong biển này là ở chỗ chúng chứa nhiều lượng protein, các axit amin, các vitamin và các chất muối khoáng cần thiết cho cơ thể con người, trong khi hàm lượng chất béo không cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất thử nghiệm sữa chua đậu nành rong nho (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)