Trong quá trình phát triển nền kinh tế của tỉnh thì khối DNNVV ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, giúp huy động các nguồn lực trong xã hội đầu tƣ phát triển, góp phần nâng cao đời sống xã hội, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn hiện nay để phát triển bền vững ngoài sự phấn đấu của tự bản thân các DNNVV thì sự trợ giúp từ phía chính quyền địa phƣơng là vô cùng cần thiết. Những chính sách hỗ trợ từ Nhà nƣớc sẽ là động lực để các DNNVV phát triển bền vững và ngày càng lớn mạnh hơn. Các chính
86
sách hỗ trợ cho DNNVV phát triển không chỉ giải quyết khó khăn về vốn mà còn nhiều chính sách khuyến khích, phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã cam kết xóa bỏ trợ cấp thuế và trợ cấp tín dụng, do đó các biện pháp hỗ trợ các DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng nhằm nâng cao năng lực tài chính của mình phải không vi phạm cam kết với WTO. Cụ thể các biện pháp đƣợc đề nghị:
5.2.2.1. Các biện pháp hỗ trợ tài chính.
- Kiến nghị Ngân hàng Nhà nƣớc tiếp tục thực hiện biện pháp giảm lãi suất cho vay đối với những DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực ƣu tiên phát triển nhƣ DN sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản, lĩnh vực xuất khẩu, DN hoạt động vùng khó khăn nhƣ các doanh nghiệp hoạt động ở các vùng nông thôn của các huyện Trà Ôn, Vũng Liêm, Bình Tân. Các DNNVV ở Vĩnh Long phần lớn là các DN hoạt động trong các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản hay các lĩnh vực có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn; hoạt động kinh doanh của các DN đã góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh cũng nhƣ tiến trình xây dựng nông thôn mới do Chính phủ đề ra.
- Ngoài biện pháp giảm lãi suất thì việc khoanh nợ, giãn nợ và mua lại nợ xấu để giúp các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh cũng là biện pháp mà UBND tỉnh Vĩnh Long cần phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, các DN muốn vay vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh cũng không phải là điều dễ dàng vì một trong các điều kiện muốn vay vốn hay muốn đƣợc bảo lãnh tín dụng để vay vốn là không có nợ xấu. Do đó với những DN làm ăn nghiêm túc nhƣng tạm thời khó khăn do các nguyên nhân khách quan mà còn những khoản nợ cũ, nợ xấu, UBND tỉnh cần linh hoạt dùng ngân sách mua lại các khoản nợ này để DN tiếp tục huy động vốn hoạt động và sẽ trả dần về sau.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV. Theo nghị định 56/2009, Nhà nƣớc khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV với những cơ chế khuyến khích cụ thể nhƣ đa dạng hóa các sản phẩm cho vay phù hợp với DNNVV, cung cấp dịch vụ hỗ trợ mở rộng tín dụng cho DNNVV. Hiện nay quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV đã đƣợc hình thành ở nhiều
87
địa phƣơng nhƣng tính đến thời điểm bây giờ cũng chƣa phát huy đƣợc hết tác dụng vì theo thông tƣ 47/2014/TT-BTC, do Bộ Tài chính vừa ban hành, có hiệu lực từ ngày 6/6/2014 về quy chế bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại cũng yêu cầu để đƣợc bảo lãnh vay vốn thì ngoài sự chấp thuận cho vay của ngân hàng và đƣợc ngân hàng phát triển thẩm định đủ điều kiện vay thì các DNNVV bắt buộc phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 15% tổng vốn đầu tƣ, không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Đây là nút thắt mà trong thời gian tới UBND tỉnh cần phải có sự tháo gỡ để quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV hoạt động có hiệu quả hơn.
- Thành lập quỹ phát triển DNNVV của tỉnh để trợ giúp các DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị doanh nghiệp. Quỹ này hoạt động với mục đích: tài trợ các chƣơng trình giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh cạnh tranh cao, thân thiện với môi trƣờng; đầu tƣ đổi mới trang thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Quỹ này tập trung vào các DN có tiềm năng phát triển, có dự án, có phƣơng án kinh doanh khả thi và DN nằm trong diện thuộc đối tƣợng ƣu tiên nhƣ DN phụ trợ, DN chế biến nông sản, thủy sản, DN xuất khẩu.
- Có các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV, UBND tỉnh cần có các biện pháp nhƣ:
+ Xây dựng hệ thống tổ chức tài chính phục vụ cho nhu cầu về vốn riêng cho các DNNVV nhƣ các ngân hàng chính sách, các tổ chức tài chính vi mô chuyên cung cấp tín dụng cho các DNNVV. Ngân hàng phát triển (Quỹ đầu tƣ) cần tăng tỷ trọng cho vay đối với các DNNVV.
+ Kiến nghị Ngân hàng Nhà nƣớc và Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng chuyên cung cấp vốn cho các DNNVV hay cung cấp tín dụng cho DNNVV với tỷ lệ cao nhƣ ƣu đãi về thuế, ƣu đãi về tỷ lệ dự trữ bắt buộc….
+ Cần có chính sách huy động, khai thác nhiều nguồn vốn hơn để hỗ trợ vốn cho khu vực DNNVV nhƣ vốn ủy thác cho vay, vốn tài trợ dự án.
- Xây dựng các chính sách ƣu đãi về thuế bao gồm các chính sách miễn giảm, giãn thuế, chậm nộp các loại thuế cho các DNNVV có thể đáp ứng các quy định của
88
Nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, các DNNVV hoạt động trong những lĩnh vực ƣu tiên nhƣ nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến thủy sản, nông sản, thức ăn chăn nuôi… hoặc những DNNVV hoạt động ở những huyện thuộc vùng sâu vùng xa nhƣ Trà Ôn, Bình Tân, Vũng Liêm. Các chính sách ƣu đãi thuế cần tiến hành đồng bộ ở tất cả các sắc thuế mới có hiệu quả cao.
5.2.2.2. Các biện pháp hỗ trợ khác
- Vận dụng linh hoạt các chủ trƣơng, chính sách của Chính Phủ để tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận các nguồn vốn tín dụng có lãi suất thấp: hiện nay các DNNVV là một trong năm lĩnh vực đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi về lãi suất vay tín dụng ngân hàng tuy nhiên hoạt động dịch vụ cho vay DNNVV cũng còn rất nhiều hạn chế. Nguyên nhân các DNNVV không tiếp cận đƣợc nguồn tín dụng này vì các ngân hàng ngại cho các DNNVV vay do e ngại nợ xấu, rủi ro cao, điều kiện cho vay quá chặt chẽ không phù hợp với các DNNVV. Mặt khác các doanh nghiệp cũng còn tâm lý e ngại lãi suất cao, hiệu quả kinh doanh thấp làm cho doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Do đó UBND tỉnh Vĩnh Long cần tạo điều kiện pháp lý và các thủ tục khác để các DNVV tiếp cận dễ dàng hơn nguồn tín dụng ƣu đãi.
- Ƣu tiên phát triển những DNNVV trong những lãnh vực, ngành nghề truyền thống hay tỉnh đang có ƣu thế nhƣ: chế biến chế biến thủy sản, chế biến nông sản, gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ… đây là những ngành nghề có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, giải quyết đƣợc việc làm cho nhiều lao động và là thế mạnh của tỉnh. Mặt khác sản phẩm ngành nghề này đã có thị trƣờng xuất khẩu truyền thống ổn định.
- Tăng cƣờng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, minh bạch hóa các chính sách về đầu tƣ, tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng và lành mạnh. Ngoài ra khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp là hàng tồn kho lớn nên nguồn vốn cũng bị ứ đọng rất nhiều do đó chính quyền cần có chính sách kích cầu tiêu dùng để giúp các DN giải phóng hàng tồn kho, tạo động lực cho sự phát triển và tăng trƣởng bền vững.
- Đầu tƣ cơ sở hạ tầng, tập trung hoàn chỉnh các khu công nghiệp, các tuyến cụm công nghiệp. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp bằng cách công khai ban hành cơ chế ƣu đãi về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và hỗ trợ tín dụng đầu tƣ cho những dự án đầu tƣ xây dựng các khu, cụm công nghiệp dành cho DNNVV. Trong
89
phạm vi quyền hạn của mình theo luật định các cấp chính quyền có thể miễn, giảm tiền thuê đất, một số loại phí, lệ phí cho các DNNVV.
- Hỗ trợ thông tin kinh tế, thị trƣờng cho các DNNVV: trong quá trình hoạt động thông tin về thị trƣờng, tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc, thông tin về khoa học công nghệ mới luôn là vấn đề đƣợc các DNNVV quan tâm. Tuy nhiên việc tiếp cận thông tin này còn nhiều hạn chế do đó tỉnh cần có các biện pháp hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp thông qua việc phát hành các ấn phẩm, tổ chức các hội chợ triển lãm, hội thảo quảng bá sản phẩm, xúc tiến thƣơng mại để các DNNVV có điều kiện tiếp cận, tham gia nhằm mở rộng thị trƣờng, nâng cao năng lực sản xuất.
- Hỗ trợ các DNNVV nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho các DNNVV. Trƣớc mắt UBND tỉnh cần hỗ trợ vấn đề về đào tạo, bồi dƣỡng quản lý, công nhân kỹ thuật và công nhân có trình độ cao bằng cách mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng miễn phí. Về lâu dài, cần có chính sách kết hợp với các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề phải đào tạo sát với nhu cầu thực tế, giúp ngƣời học có thể ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế công việc.
- Trợ giúp về đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật. Hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật cũng nhƣ thông tin liên quan để các DNNVV thực hiện đổi mới công nghệ sản xuất, đầu tƣ máy móc thiết bị, cải tiến quy trình sản xuất phù hợp để DN nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Bao gồm các biện pháp:
+ Khuyến khích đầu tƣ đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị kỹ thuật theo chiến lƣợc phát triển và mở rộng sản xuất của các DNNVV đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công nghệ cao.
+ Nâng cao năng lực công nghệ của các DNNVV thông qua chƣơng trình hỗ trợ nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, thân thiện với môi trƣờng, sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế.
+ Có các biện pháp hỗ trợ về tài chính để các DN trang bị công nghệ sản xuất hiện đại, phù hợp với nhu cầu, phù hợp với môi trƣờng nhƣ cho vay với lãi suất ƣu đãi,
90
miễn giảm thuế cho các DN sản xuất sử dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trƣờng.
- Hỗ trợ các DNNVV nâng cao năng lực lập dự án, phƣơng án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn.
- Hỗ trợ về kỹ thuật và các thủ tục pháp lý cho các DNNVV thực hiện các dự án nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực kỹ thuật công nghệ, xử lý môi trƣờng, lao động… để các DNNVV có đủ điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế nhƣ quỹ phát triển DNNVV do Ủy ban Châu Âu tài trợ, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển Châu Á…