3.1.2.1. Tình hình phát triển DNNVV tỉnh Vĩnh Long
a. Về số lƣợng.
- Căn cứ vào tiêu chí xếp loại DNNVV theo nghị định 56/2009/NĐ – CP, ngày 30/06/2006 thì hơn 98% doanh nghiệp ở Vĩnh Long là DNNVV. Tính đến thời điểm 31/12/2013 thì tổng số DNNVV của toàn tỉnh là 1.762 DN, trong đó có 35 DN vừa, 569 DN nhỏ và 1.158 DN siêu nhỏ.
Theo số liệu thống kê tại cuộc điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2013, tính đến ngày 31/12/2013 số lƣợng DNNVV thuộc khu vực kinh tế Nhà nƣớc là 19 DN, chiếm tỷ lệ 1,08%; 82 hợp tác xã, chiếm tỷ lệ 4,65%; 55 công ty Cổ phần,
30
chiếm tỷ lệ 3,12%; 691 Công ty TNHH, chiếm tỷ lệ 39,22%; 908 DNTN, chiếm tỷ lệ 51,53% và 7 DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. (Xem bảng 3.1)
Bảng 3.1. Bảng thống kê số lƣợng DNNVV tỉnh Vĩnh Long tính đến ngày 31/12/2013
Loại hình doanh nghiệp Số lƣợng (DN) Tỷ lệ % (%)
1. Doanh nghiệp Nhà nƣớc 19 1,08
2. Doanh nghiệp tập thể (HTX) 82 4,65
3. Doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc 1.654 93,87
- Công ty Cổ phần 55 3,12
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 691 39,22
- Doanh nghiệp tƣ nhân 908 51,53
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
7 0,4
Tổng cộng 1.762 100
Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Vĩnh Long.
Qua bảng số liệu thống kê cho thấy các DNNVV tại Vĩnh Long chủ yếu tập ở thành phần kinh tế ngoài Nhà nƣớc, chiếm tỷ lệ 98,92% DNNVV của tỉnh. Các DNNVV ở khu vực nhà nƣớc ngày càng giảm do chủ trƣơng chuyển đổi mô hình sở hữu, tăng cƣờng cổ phần hóa doanh nghiệp. DNNVV có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phần lớn là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và tập trung nhiều nhất ở trong khu công nghiệp Hòa Phú, các doanh nghiệp này tuy có số vốn vƣợt 100 tỷ đồng nhƣng quy mô lao động nhỏ hơn 300 ngƣời. Xác định khối DNNVV là khu vực quan trọng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của tỉnh do đó UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ DNNVV phát triển nhƣ chính sách miễn, giảm, giãn thuế; chính sách về hỗ trợ cơ sở hạ tầng, tạo mặt bằng sạch để thu hút các nhà đầu tƣ; hỗ trợ DNNVV tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn và nguồn lao động; củng cố hoạt động của hiệp hội DNNVV và hội DN trẻ; tiến hành nhiều cơ hội xúc tiến thƣơng mại…Đặc biệt UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch phát triển DNNVV theo
31
từng giai đoạn năm năm đã công khai minh bạch những chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc giúp các DNNVV phát huy hiệu quả năng lực của mình.
So với số lƣợng DNNVV hoạt động vào thời điểm 31/12/2007, thì số lƣợng DNNVV sau sáu năm tăng 67,15% (tăng 730 doanh nghiệp), số lƣợng DNNVV tăng chủ yếu là các DN thuộc khu vực ngoài nhà nƣớc, bình quân mỗi năm tăng gần 140 DN, bình quân tăng hàng năm là 10.82%, so giai đoạn 2001 – 2006 tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 12,95%. (Xem bảng 3.2).
Bảng 3.2: Thống kê số lƣợng DNNVV giai đoạn 2007 – 2013
Diễn giải Năm
2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 - Tổng số DN của Tỉnh 1.057 1.286 1.257 1.399 1.614 1.751 1.786 - Số lƣợng DNNVV 1.032 1.253 1.228 1.367 1.582 1.725 1.762 - Tỷ trọng DNNVV (%) 97,63 97,43 97,69 97,71 98,02 98,52 98,65 - Tốc độ tăng trƣởng về số lƣợng DNNVV (%) 11,69 21,41 -2,00 11,32 15,73 9,04 2,14
32
Biểu đồ 3.1: Quá trình phát triển DNNVV Tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007 - 2013
Qua biểu trên ta thấy tuy kết quả đạt đƣợc là khả quan nhƣng giai đoạn 2007- 2013 là giai đoạn vô cùng khó khăn của nền kinh tế cả nƣớc nói chung và kinh tế tỉnh Vĩnh Long nói riêng do đó mặc dù số lƣợng DNNVV tăng nhƣng hiệu quả hoạt động còn hạn chế về nhiều mặt nhƣ sản phẩm mẫu mã còn đơn điệu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, vật liệu, năng lƣợng, sản xuất còn gây ô nhiễm, sản xuất còn ở dạng quy mô nhỏ, gia công là chủ yếu, khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng khôngcao.
b. Về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
Theo cơ cấu ngành nghề thì các DNNVV ở Vĩnh Long thƣờng tập trung ở những ngành nghề kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tƣ thấp và thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Ngành nông lâm, thủy sản có 45 DN, chiếm tỷ lệ là 2,55%, chủ yếu là các ngành nuôi trồng thủy sản nhƣ cá tra, cá ba sa xuất khẩu.
- Ngành công nghiệp khai khoáng có 6 DN, chiếm tỷ lệ 0,34%, chủ yếu là khai thác cát sông. 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1,032 1,253 1,228 1,367 1,582 1,725 1,762
33
- Ngành công nghiệp chế biến chế tạo có 290 DN, chiếm tỷ lệ 16,46%. Trong ngành chế biến chế tạo tập trung nhiều nhất là ở nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm (gồm có sản xuất chế biến thủy sản đông lạnh, xay xát gạo, chế biến hàng nông sản…); sản xuất thức ăn gia súc gia cầm, thức ăn thủy sản; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại (gồm có sản xuất gạch ngói nung và sản xuất gốm); sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
- Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng có 6 DN, chiếm tỷ lệ 0,34%.
- Ngành cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý rác thải có 16 DN, chiếm tỷ lệ 0,91%.
- Ngành xây dựng có 314 DN, chiếm tỷ lệ 17,82%, chủ yếu là xây dựng dân dụng.
- Ngành thƣơng mại (bao gồm bán buôn, bán lẻ) có 730 DN, chiếm tỷ trọng 41,43%. Phần lớn các DN trong ngành thƣơng mại là các doanh nghiệp siêu nhỏ, số lao động ít.
- Ngành dịch vụ có 355 DN, chiếm tỷ trọng 20,15%. Các ngành dịch vụ ở Vĩnh Long chiếm chủ yếu là dịch vụ vận tải, du lịch, khách sạn, nhà hàng, tƣ vấn thiết kế, kinh doanh bất động sản, kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí.
34
Bảng 3.3: Số lƣợng DNNVV tính đến ngày 31/12/2013 phân theo ngành kinh tế
Ngành kinh tế cấp I Số lƣợng DN Tỷ lệ %
- Nông lâm, thủy sản 45 2,55
- Công nghiệp khai khoáng 6 0,34
- Công nghiệp chế biến, chế tạo 290 16,46
- SX và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng 6 0,34
- Cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý rác thải 16 0,91 - Xây dựng 314 17,82 - Thƣơng mại 730 41,43 - Dịch vụ 355 20,15 Tổng cộng 1.762 100
Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Vĩnh Long.
Thực tế thời gian qua tại Vĩnh Long ngành thƣơng mại, dịch vụ chiếm ƣu thế trong khối DNNVV vì đây là những ngành nghề không đòi hỏi vốn kinh doanh nhiều, thời gian thu hồi vốn nhanh phù hợp với quy mô nhỏ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến chế tạo lại là nhóm ngành mang lại giá trị sản xuất cao nhất trong khối DNNVV, mức đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc hàng năm nhiều, tạo nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động .
35
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu ngành nghề DNNVV Vĩnh Long tính đến 31/12/2013
Nguồn: Tính tóan từ số liệu của Cục Thống kê Tỉnh c. Về lao động.
DNNVV là khu vực quan trọng thu hút lực lƣợng lao động trong và ngoài tỉnh. Theo số liệu của Cục Thống Kê Tỉnh số lƣợng lao động tính đến 31/12/2013 trong các DNNVV chiếm hơn 20% lao động toàn xã hội của tỉnh.
Tính riêng khối doanh nghiệp, năm 2013 có 54.498 lao động thì riêng các DNNVV có 25.770 lao động, chiếm tỷ lệ hơn 47% (Xem bảng 3.4).
2.55 0.34 16.46 0.34 0.91 17.82 41.43 20.15 Cơ cấu ngành nghề các DNNVV
- Nông lâm, thủy sản - Công nghiệp khai khoáng - Công nghiệp chế biến, chế tạo
- SX và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng
- Cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý rác thải - Xây dựng
- Thƣơng mại - Dịch vụ
36
Bảng 3.4: Tỷ trọng lao động của DNNVV so với toàn bộ doanh nghiệp có đến 31/12/2013 Ngành kinh tế cấp I Số lƣợng lao động toàn bộ doanh nghiệp (ngƣời) Số lƣợng lao động trong DNNVV (ngƣời) Tỷ trọng lao động trong DNNVV so với toàn bộ doanh nghiệp (%)
- Nông lâm, thủy sản 839 279 33,25
- Công nghiệp khai khoáng 92 92 100
- Công nghiệp chế biến, chế tạo
32.189 8.481
26,35
- Sản xuất và phân phối điện,
khí đốt, nƣớc nóng 131 131 100 - Cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý rác thải 703 703 100 - Xây dựng 11.003 7.624 69,29 - Thƣơng mại 6.178 5.097 82,50 - Dịch vụ 3.363 3.363 100 Tổng cộng 54.498 25.770 47,29
Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Vĩnh Long.
Trung bình một DNNVV có 30,4 lao động, riêng ngành công nghiệp chế biến chế tạo trung bình một DN có 98,4 lao động. Tỷ lệ DN có dƣới 5 ngƣời chiếm 41,15%, từ 5 - 9 ngƣời chiếm 25,7%, từ 10 - 49 ngƣời chiếm 25,93%, từ 50 - 199 ngƣời chiếm 6%, từ 200 ngƣời trở lên chiếm 2,17%. Thực tế khảo sát tại Vĩnh Long quy mô về lao động của một doanh nghiệp ngày càng nhỏ đi vào năm 2006 trung bình một doanh nghiệp giải quyết đƣợc việc làm cho 51,6 lao động (trích từ kế hoạch phát triển
37
DNNVV tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2010), đến năm 2013 còn 30,4 lao động/doanh nghiệp. Tuy quy mô lao động bình quân trong một doanh nghiệp có xu hƣớng giảm đi nhƣng xét về tổng thể thì khả năng giải quyết việc làm cho ngƣời lao động của khu vực DNNVV lại chiếm tỷ trọng không nhỏ, năm 2006 số lao động trong khối DNNVV chiếm 43% tổng số lao động trong toàn bộ khối DN, năm 2013 tỷ lệ này là 47,05%.
Qua bảng thống kê trên ta nhận thấy ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng, cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, dịch vụ có số lao động chiếm tỷ lệ 100% so với toàn bộ khối DN vì các DN trong các ngành này đều là DNNVV.
Lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành xây dựng chiếm tỷ lệ hơn 60% tổng số lao động của khu vực DNNVV, lao động trong ngành thƣơng mại, dịch vụ có tỷ lệ hơn 34%. Điều này cho thấy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng (khu vực II) đã góp phần làm cho cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch đúng hƣớng, là nơi thu hút lao động, tạo việc làm cho ngƣời lao động một cách có hiệu quả nhất, hạn chế tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho mọi tầng lớp dân cƣ trong và ngoài tỉnh.
Trình độ tay nghề của ngƣời lao động trong các DNNVV đã có sự cải thiện đáng kể, tuy nhiên nếu so sánh với mặt bằng chung thì ngƣời lao động trong các DNNVV có trình độ tay nghề còn thấp, theo thống kê thì tỷ lệ ngƣời lao động có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên là 9%, trung cấp và sơ cấp nghề 14,94%, đã đào tạo nhƣng không có chứng chỉ là 25,6%, còn chƣa qua đào tạo và trình độ khác hơn 50% so tổng số lao động trong khu vực DNNVV. Đối với ngƣời lao động làm trong các DNNVV, do những điều kiện khách quan nhƣ hạn chế về nguồn vốn và quy mô sản xuất kinh doanh, nên các DNNVV không đủ khả năng cạnh tranh với các DN lớn trong việc thuê mƣớn những ngƣời lao động có tay nghề cao. Khả năng thích ứng và hợp tác làm việc theo nhóm của ngƣời lao động trong các DNNVV là rất thấp. Bên cạnh đó định kiến của ngƣời lao động về việc làm việc trong khu vực này cũng cao. Mặt khác, một trong những nguyên nhân làm cho ngƣời lao động không muốn làm việc tại khu vực này là
38
trong quá trình hoạt động ngƣời lao động không đƣợc đào tạo nâng cao tay nghề nhƣ các DN lớn hay DN nƣớc ngoài.
Bảng 3.5: Trình độ ngƣời lao động trong DNNVV có đến 31/12/2013
Trình độ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ % (%) Tổng số 25.770 100 - Trên đại học 47 0,18 - Đại học 1.610 6,25 - Cao đẳng, cao đẳng nghề 663 2,57 - Trung cấp, trung cấp nghề 2.015 7,82 - Sơ cấp nghề 1.836 7,12
- Đã qua đào tạo nhƣng không có chứng chỉ 6.597 25,60
- Chƣa qua đào tạo 7.330 28,44
- Trình độ khác 5.672 22,01
Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Vĩnh Long.
Riêng trình độ của Giám đốc (Chủ DN) chỉ có 35,25% Giám đốc DN có trình độ từ đại học cao đẳng trở lên (1,4% trình độ trên đại học). Đặc biệt rất ít chủ DN tƣ nhân đƣợc đào tạo bài bản những kiến thức về quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro tài chính, phần lớn là dựa vào kinh nghiệm đúc kết đƣợc cũng nhƣ tự học. Ngoài ra các chủ DN còn thiếu khả năng giao tiếp quốc tế vì hạn chế trình độ ngoại ngữ. Điều này hạn chế rất nhiều đến năng lực cạnh tranh, việc tiếp cận các quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến còn chậm.
d. Về vốn kinh doanh.
Trong năm 2013 bình quân một DNNVV có 9,404 tỷ đồng vốn dùng cho kinh doanh. Tỉ lệ DN có dƣới 0,5 tỷ đồng vốn chiếm 10,11%, từ 0,5 - dƣới 1 tỷ chiếm 10,39%, từ 1 - dƣới 5 tỷ chiếm 49,97%, từ 5- dƣới 10 tỷ chiếm 12,91%, từ 10 - dƣới 50 tỷ chiếm 13,19%, từ 50 tỷ - 100 tỷ chiếm 3,42%. Điều này cho thấy quy mô về vốn của DNNVV rất nhỏ, mức độ thu hút vốn vào sản xuất kinh doanh của DNNVV còn
39
thấp, phản ánh các DNNVV đều gặp khó khăn do thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. (Xem bảng 3.6).
Theo kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2013, tốc độ tăng vốn đầu tƣ bình quân qua các năm từ năm 2006 đến 2013 là 11,33% (Vốn đầu tƣ bình quân cho một DN năm 2006 là 2,5 tỷ đồng). Tuy nhiên, nếu xét về cơ cấu vốn thì các DNNVV phần lớn dựa vào nội lực của mình. Do xuất phát điểm của các DNNVV thấp, lại khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức. Do đó để bắt đầu công việc kinh doanh và mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh các DNNVV thƣờng huy động từ các nguồn sau:
- Từ nguồn vốn tự có: đây là nguồn vốn quan trọng nhất trong việc khởi nghiệp kinh doanh.
- Tìm kiếm nguồn vốn từ ngƣời thân, bạn bè: đây cũng là kênh huy động vốn quan trọng của các DNNVV vì thủ tục và điều kiện vay của nguồn vốn này đơn giản hơn nhiều so với ngân hàng.
- Huy động từ khách hàng hay nhà cung cấp: DN có thể yêu cầu khách hàng, nhà cung cấp ứng trƣớc vốn hay vay mƣợn với lãi suất thấp và phải có trách nhiệm sẽ trả lại bằng cách cung cấp sản phẩm của mình hay bằng tiền.
Số DN tiếp cận đƣợc các nguồn vốn tín dụng ngân hàng hay tín dụng ƣu đãi không nhiều. Thực tế cho thấy, 80% DNNVV vay vốn từ các tổ chức phi tài chính hay ngƣời thân, bạn bè, chỉ có 20% có thể vay từ ngân hàng. Mặc dù tỉnh đã có nhiều chính sách ƣu đãi về tài chính cho các DNNVV nhƣ thành lập quỹ hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho những DN sản xuất tham gia xuất khẩu, tạo điều kiện để các DNNVV tiếp cận đƣợc các nguồn vốn tín dụng của hệ thống tài chính tín dụng, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng phát triển DNNVV từ các tổ chức nƣớc ngoài….. nhƣng các DN vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng các chiến lƣợc đầu tƣ lâu dài, chƣa mạnh dạn thực hiện những dự án mang tính đột phá vào các ngành then chốt có khả năng sinh lợi cao. Điều này ảnh hƣởng đến sự phát triển của các DNNVV