3.2.1. Quy trình nghiên cứu.
Để thực hiện luận văn tôi thực hiện tuần tự theo quy trình sau:
- Trƣớc tiên nghiên cứu khảo sát thực trạng các doanh nghiệp của Vĩnh Long trong giai đoạn vừa qua, nhất là giai đoạn từ năm 2007 – 2013 để tìm ra đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp tại Vĩnh Long.
- Tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn từ 100 đồng tỷ trở xuống và quy mô lao động từ 300 ngƣời trở xuống.
- Ƣớc lƣợng những nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo.
- Thu thập số liệu thứ cấp. Việc thu thập số liệu có thể sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: báo cáo thƣờng niên, báo cáo tài chính, sổ sách kế toán chi tiết, các số liệu thống kê hoặc kế hoạch tài chính lƣu trữ tại doanh nghiệp, từ các cơ quan nhà nƣớc, từ các chuyên gia…..
- Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hƣởng.
- Xử lý số liệu: mã hóa số liệu, nhập liệu, hiệu chỉnh dữ liệu. Dữ liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc tiến hành xử lý theo yêu cầu của mô hình, sau đó ứng dụng phần mềm Eviews để xác định các hệ số β cho mô hình hồi quy kinh tế lƣợng.
49
- Trên cơ sở kết quả có đƣợc sau khi dùng mô hình ƣớc lƣợng sẽ tiến hành xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn.
- Từ mô hình đã thiết lập doanh nghiệp có thể dự kiến đƣợc cơ cấu vốn hợp lý trong tƣơng lai, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp để từ đó quản lý tốt tình hình tài chính nhằm đạt đƣợc mục tiêu.
- Đƣa ra các nhận xét, kiến nghị và kết luận liên quan.
Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ quy trình nghiên cứu.
3.2.2. Cơ sở dữ liệu của mô hình.
Để thực hiện đề tài nghiên cứu các DNNVV đƣợc lựa chọn là những DN có số vốn kinh doanh không quá 100 tỷ đồng và có số lƣợng lao động từ 10 ngƣời đến 300 ngƣời và các DN đó hoạt động trong lĩnh vực chế biến chế tạo. Khi thu thập dữ liệu
Nghiên cứu lý thuyết
Khảo sát thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 - 2013
Ƣớc lƣợng những nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của các DNNVV tại Vĩnh Long
Thu thập số liệu thứ cấp
Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn các DNNVV
Xử lý số liệu bằng phần mềm Eviews
50
tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại Cục Thống kê Tỉnh Vĩnh Long và điều tra khảo sát tại DN.
- Đối với dữ liệu thứ cấp từ năm 2010 - 2012: luận văn sử dụng nguồn thông tin đƣợc thu thập thông qua các báo cáo thống kê của Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra số liệu còn đƣợc thu thập từ các nguồn tài liệu có sẵn nhƣ các báo cáo khoa học, dự án, tham luận qua các hội thảo, hội nghị, báo chí, internet.
- Dữ liệu thứ cấp năm 2013 đƣợc thu thập trực tiếp từ các báo cáo tài chính năm 2013 của các DNNVV. Địa bàn nghiên cứu đƣợc chọn ở 4 huyện đại diện có số lƣợng DN trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo lớn nhất, đó là: Thành Phố Vĩnh Long; Huyện Long Hồ; Huyện Mang Thít; Huyện Bình Minh. Những DN trong vùng nghiên cứu đƣợc chọn một cách ngẫu nhiên.
Mẫu nghiên cứu đƣợc sử dụng để phân tích trong khoảng thời gian 4 năm (từ năm 2010 – 2013) của 107 DN trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo.
3.2.3. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các DNNVV tại Vĩnh Long. của các DNNVV tại Vĩnh Long.
Các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây về nghiên cứu nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của DN đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm nghiệm các giả thuyết về mối tƣơng quan giữa tỷ số nợ và các nhân tố đƣợc cho là tác động đến tỷ số nợ. Mô hình có dạng nhƣ sau:
Y = β0 + βnXn + εi
Trong đó :
Y : Biến phụ thuộc.
X: Biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc. β0: Hệ số tự do.
βn: Hệ số hồi quy. εi: Sai số của mô hình.
51
Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, từng doanh nghiệp cụ thể mà một cơ cấu vốn đƣợc xây dựng trên nhiều cơ sở, tiêu chí cũng nhƣ nhân tố ảnh hƣởng khác nhau nhƣng nhìn chung cũng có những nhân tố cơ bản đƣợc nhiều doanh nghiệp thƣờng xuyên cân nhắc khi quyết định huy động vốn cũng nhƣ xác lập cơ cấu tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh đã đƣợc kiểm chứng về mặt lý thuyết và thực tiễn. Dựa vào mô hình nghiên cứu cơ cấu vốn của các DNNVV Brazil của tác giả Denis Forte (Determinants of the capital Structure of Small and Medium Sized Brazilian Enterprises, Forte Denis – Barros Lucas Ayres – Nakamura Wilson Toshiro), kết hợp với thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vĩnh Long, để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, tôi dùng mô hình trong đó cơ cấu vốn đƣợc đại diện bằng tỷ số nợ dài hạn, các nhân tố ảnh hƣởng gồm: quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, khả năng tăng trƣởng, tỷ suất lợi nhuận, rủi ro kinh doanh, tính thanh khoản, thuế thu nhập doanh nghiệp, đặc điểm riêng của doanh nghiệp.
Các tham số của mô hình hồi quy đƣợc ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất (OLS – Ordinary Least Squares) theo mô hình hồi quy dữ liệu bảng.
Mô hình cụ thể nhƣ sau: UNI TAX LIQ VOL ROA GRO TANG SIZE LEV 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Trong đó:
- LEV (Leverage): là biến phụ thuộc thể hiện tỷ số nợ dài hạn (Gọi tắt là tỷ số nợ). Tỷ số nợ đo lƣờng bằng công thức:
LEV =
Nợ vay dài hạn
(Vốn chủ sở hữu + Nợ vay dài hạn)
- SIZE (Business size): biến độc lập thể hiện quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu tôi chọn cách đo lƣờng quy mô công ty bằng tổng doanh thu. Biến SIZE đo lƣờng bằng công thức:
52
- TANG (Tangible asset): biến độc lập thể hiện cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu đƣợc đo lƣờng bằng giá trị tài sản cố định trên tổng tài sản.
TANG =
Giá trị tài sản cố định Giá trị tổng tài sản
- GRO (Growth): biến độc lập thể hiện khả năng tăng trƣởng của doanh nghiệp. Để phù hợp biến quy mô (SIZE) nên bài nghiên cứu này dùng tốc độ tăng trƣởng của doanh thu để đo lƣờng khả năng tăng trƣởng của doanh nghiệp.
GRO =
(Doanh thu)n – (Doanh thu)n-1 (Doanh thu)n-1
- ROA (Return on asset): biến độc lập thể hiện khả năng sinh lời của tài sản. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản đƣợc tính bằng công thức:
ROA =
Lợi nhuận trƣớc thuế Tổng tài sản
- VOL (Volatility): biến độc lập thể hiện rủi ro của doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu này rủi ro đƣợc đo lƣờng hệ số biến thiên của EBIT.
VOL =
Độ lệch chuẩn EBIT EBIT trung bình
- LIQ (Liquidity): biến độc lập thể hiện tính thanh khoản. Tỷ số này đƣợc đo lƣờng bằng công thức:
LIQ =
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
- TAX: biến độc lập thể hiện mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực sự phải nộp cho nhà nƣớc.
53
TAX =
Chi phí thuế TNDN hiện hành Thu nhập chịu thuế
- UNI (Uniqueness): biến độc lập thể hiện, thể hiện đặc điểm riêng của tài doanh nghiệp.
UNI =
Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần
- β1: Hằng số của mô hình hồi quy. - β2 – β9: Hệ số hồi quy.
- ε: sai số của mô hình.
3.2.4. Các giả thiết về mối tƣơng quan giữa tỷ số nợ và các nhân tố tác động đến tỷ số nợ của DNNVV. đến tỷ số nợ của DNNVV.
3.2.4.1. Tƣơng quan giữa tỷ số nợ và quy mô doanh nghiệp.
Theo lý thuyết đánh đổi, những doanh nghiệp lớn (có quy mô lớn) thƣờng có tính chất đa dạng hóa cao hơn do đó có rủi ro phá sản thấp và nếu có phá sản xảy ra thì chi phí phá sản cũng thấp (theo Titman và Wessels (1988) và Keshar.J.Baral (2004)), do đó các DN này thƣờng đƣợc các ngân hàng cung cấp hạn mức tín dụng nhiều hơn với mức lãi suất ƣu đãi hơn… Mặt khác các DN lớn có khả năng dễ dàng cắt giảm các khoản chi phí liên quan đế việc vay nợ hơn so với các DN khác. Vì thế các DN lớn chi phí về việc vay nợ thấp nên khiến các DN này có xu hƣớng sử dụng nợ nhiều hơn. Một số nghiên cứu thực nghiệm thực hiện trên lý thuyết đánh đổi nhƣ Marsh (1982), Friend và Hasbrouck (1998), Booth và các đồng sự (2001), Pandey (2001), Al-Sakran (2001) hay Huang và Song (2002) cũng chứng minh tỷ số nợ và quy mô doanh nghiệp có mối tƣơng quan tỷ lệ thuận với nhau.
Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng (Myers và Majluft - 1984) các DN lớn dễ tiếp cận thông tin thƣơng mại, dễ tiếp cận thị trƣờng tín dụng do đó các công ty lớn thƣờng vay nợ nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ để tận dụng lá chắn thuế về lãi vay. Do đó quy mô doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ số nợ (+).
54
Mặt khác các công ty ít gặp phải vấn đề về thông tin chênh lệch so với công ty nhỏ vì thế các công ty lớn nhiều khả năng phát hành cổ phiếu hơn và vay nợ ít hơn (Rajan và Jingales – 1995). Điều này cho thấy quy mô doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ số nợ (-)
Giả thuyết H1: Quy mô doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ thuận (+) hay tỷ lệ nghịch (-) với tỷ số nợ.
3.2.4.2. Tƣơng quan giữa tỷ số nợ và cấu trúc tài sản.
Cấu trúc tài sản rất quan trọng cho các quyết định tài chính. Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu đầu tƣ tài sản của doanh nghiệp.
Lý thuyết đánh đổi cho rằng tài sản cố định dễ dàng sử dụng làm vật thế chấp trong khi đi vay nợ do đó các DN có giá trị tài sản cố định lớn thƣờng vay nợ nhiều hơn. Theo Williamson (1988), các DN có giá trị tài sản cố định nhiều hơn đồng nghĩa với tính thanh khoản cao hơn vì thế sẽ làm an lòng các chủ nợ. Giá trị tài sản cố định càng lớn là nguồn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ vay phát sinh tốt nhất, đồng thời sẽ đƣợc xem xét cho các khoản vay có giá trị lớn.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng cũng cho rằng tỷ số nợ và tài sản cố định có mối tƣơng quan thuận với nhau. Việc phát hành các chứng khoán nợ có đảm bảo có thể sẽ làm bớt chi phí liên quan đến thông tin bất cân xứng phát sinh (Jensen và Meckling - 1976, Myers - 1984).
Các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả nhƣ Marsh (1982), Long & Malitz (1985), Friend & Lang (1988), Marta Kuciak (2008), Denis Forte – Lucas Ayres Barros – Wilson Toshiro NaKamura (2012), cũng cho thấy cấu trúc tài sản có mối tƣơng quan thuận với tỷ số nợ. Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, doanh nghiệp sẽ hƣớng tới sử dụng vốn dài hạn để cân bằng giữa kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản. Do đó, cấu trúc tài sản có quan hệ cùng chiều với tỷ số nợ (+).
Giả thuyết H2: Cấu trúc tài sản có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ số nợ (+).
3.2.4.3. Tƣơng quan giữa tỷ số nợ và khả năng tăng trƣởng.
Theo lý thuyết chi phí đại diện các DN có tỷ lệ tăng trƣởng cao thƣờng thích tài trợ cho các hoạt động của mình bằng vốn chủ sở hữu, do nếu đánh giá DN có kết quả
55
kinh doanh khả quan thì chủ DN sẽ không muốn chia sẻ ƣu thế này với các chủ nợ. Nếu một DN có đòn bẫy tài chính cao thì các cổ đông của DN có khuynh hƣớng không đầu tƣ nhiều vào những dự án của công ty vì lúc đó lợi nhuận từ những dự án này sẽ có lợi cho chủ nợ hơn là do cổ đông (Jensen và Meckling - 1976). Do vậy tỷ số nợ có quan hệ ngƣợc chiều với khả năng tăng trƣởng ( - ).
Trong khi đó lý thuyết trật tự phân hạng (Myers - 1984) các doanh nghiệp có khả năng tăng trƣởng cao thƣờng cần huy động nguồn tài chính nhiều hơn và lúc đó nguồn vốn nội sinh không đáp ứng đủ nên cần huy động thêm bên ngoài. Theo lý thuyết trật tự phân hạng khi cần huy động nguồn tài chính bên ngoài các doanh nghiệp thƣờng thích sử dụng nợ hơn là phát hành cổ phần thƣờng. Do vậy tỷ số nợ có quan hệ cùng chiều với khả năng tăng trƣởng ( + ).
Giả thuyết H3: Khả năng tăng trƣởng có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ số nợ (+) hay tỷ lệ nghịch (+) với tỷ số nợ.
3.2.4.4. Tƣơng quan giữa tỷ số nợ và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản.
Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận và cấu trúc vốn đƣợc chứng minh bởi Myers và Majluf (1984). Nếu DN có tỷ suất sinh lời cao làm cho chủ nợ ít chịu rủi ro hơn nên họ sẵn sàng cung cấp hạn mức tín dụng cao hơn cho DN. Hơn nữa khi lợi nhuận chịu thuế cao các DN thƣờng thích sử dụng tấm lá chắn thuế bằng cách vay nợ nhiều hơn. Do đó, tỷ suất lợi nhuận có mối quan hệ cùng chiều với tỷ số nợ.
Theo lý thuyết trật tự phân hạng các doanh nghiệp thƣờng thích tài trợ cho các dự án đầu tƣ của mình bằng nguồn vốn nội bộ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bởi vì các doanh nghiệp này rất khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng do những đòi hỏi cao về mặt kế toán, kiểm toán khi tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài. Các nghiên cứu thực nghiệm của nhiều tác giả cũng chứng minh điều này nhƣ: Chang (1987), Titman & Wessels (1988), Kester (1986). Do đó, tỷ suất lợi nhuận có mối quan hệ ngƣợc chiều với tỷ số nợ (-).
Giả thuyết H4: Tỷ suất lợi nhuận có quan hệ tỷ lệ thuận (+) hay tỷ lệ nghịch với tỷ số nợ (-).
56
3.2.4.5. Tƣơng quan giữa tỷ số nợ và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo các lý thuyết về tài chính những doanh nghiệp có rủi ro cao thƣờng đối diện với mối lo về rủi ro phá sản cao và chi phí phá sản cũng cao hơn (Huang & Song – 2002). Tƣơng tự những doanh nghiệp có rủi ro cao thì chi phí về việc sử dụng nợ cũng cao hơn các doanh nghiệp khác hơn làm giảm tính hữu dụng của lá chắn thuế về lãi vay. Do đó rủi ro có quan hệ ngƣợc chiều với tỷ số nợ (-).
Giả thuyết H5: Rủi ro kinh doanh có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ số nợ (-).
3.2.4.6. Tƣơng quan giữa tỷ số nợ và tính thanh khoản.
Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các doanh nghiệp tránh hết mức việc sử dụng các nguồn tài trợ bên ngoài. Các doanh nghiệp có nhiều tài sản có tính thanh khoản cao có thể dùng các loại tài sản này để tài trợ cho dự án của mình. Tính thanh khoản đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn. Do đó tính thanh khoản có mối quan hệ ngƣợc chiều với tỷ số nợ (-).
Giả thuyết H6: Tính thanh khoản có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ số nợ (-).
3.2.4.7. Tƣơng quan giữa tỷ số nợ và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp thuế thu nhập doanh nghiệp là một khoản chi phí trong năm tài chính, đƣợc tính trên cơ sở là thu nhập tính thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Các quyết định tài chính thƣờng xuyên đƣợc cân nhắc trong môi trƣờng thuế và do lãi vay là chi phí trƣớc thuế nên doanh nghiệp luôn có xu hƣớng vay nợ nhiều để lá chắn thuế lớn hơn và lợi nhuận dành cho doanh nghiệp sẽ gia tăng, đảm