Các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu CƠ cấu vốn các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại TỈNH VĨNH LONG (Trang 30)

- Quy mô doanh nghiệp đƣợc xem nhƣ là một nhân tố quyết định đến cơ cấu vốn các doanh nghiệp. Thông thƣờng có hai cách để đo lƣờng quy mô công ty: thứ nhất là dựa vào doanh thu; thứ hai là dựa vào tổng tài sản. Theo lý thuyết, những doanh nghiệp lớn thƣờng có chi phí về việc vay nợ thấp, dễ tiếp cận thông tin thƣơng mại, dễ tiếp cận thị trƣờng tín dụng do đó các công ty lớn thƣờng vay nợ nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ. Mặt khác, các doanh nghiệp lớn thƣờng có rủi ro phá sản thấp và nếu có phá sản xảy ra thì chi phí phá sản cũng thấp. Do đó quy mô doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ số nợ.

- Cấu trúc tài sản rất quan trọng cho các quyết định tài chính. Chỉ tiêu đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ giá trị tài sản cố định trên tổng tài sản bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu đầu tƣ tài sản của doanh nghiệp. Nếu tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, doanh nghiệp sẽ hƣớng tới sử dụng vốn dài hạn để cân bằng giữa kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản. Giá trị tài sản cố định càng lớn là nguồn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ vay phát sinh tốt nhất, đồng thời sẽ đƣợc xem xét cho các khoản vay có giá trị lớn. Do đó, cấu trúc tài sản có quan hệ cùng chiều với tỷ số nợ.

- Khả năng tăng trƣởng: chỉ tiêu này đƣợc đo lƣờng thông qua hai chỉ tiêu, thứ nhất là mức độ tăng trƣởng của tổng tài sản hay mức độ tăng trƣởng của doanh thu; thứ hai là tỷ lệ tăng trƣởng của tổng tài sản hay tỷ lệ tăng trƣởng của doanh thu. Các doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trƣởng cao thƣờng thích tài trợ cho các hoạt động của mình bằng vốn chủ sở hữu. Do vậy tỷ số nợ có quan hệ ngƣợc chiều với khả năng tăng trƣởng.

- Tỷ suất lợi nhuận: mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận và cấu trúc vốn đƣợc chứng minh bởi Myers và Majluf (1984). Trong trƣờng hợp thông tin bất cân xứng các doanh nghiệp thƣờng thích tài trợ cho các dự án đầu tƣ của mình bằng nguồn vốn nội bộ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bởi vì các doanh nghiệp này rất khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng do những đòi hỏi cao về mặt kế toán, kiểm toán khi tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài. Do đó, tỷ suất lợi nhuận có mối quan hệ ngƣợc chiều với tỷ số nợ. Mặt khác, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao thƣờng thích vay nợ để tận

20

dụng lá chắn thuế. Vì thế tỷ suất lợi nhuận có quan hệ cùng chiều hay ngƣợc chiều với tỷ số nợ.

- Rủi ro trong kinh doanh là rủi ro liên quan đến hoạt động của công ty trong tƣơng lai. Chỉ tiêu này đƣợc đo lƣờng bằng sự biến động của tỷ suất lợi nhuận qua các năm. Những doanh nghiệp có rủi ro cao thƣờng đối diện với mối lo về chi phí phá sản cao hơn. Rủi ro kinh doanh cao hơn làm giảm tính hữu dụng của lá chắn thuế về lãi vay. Do đó rủi ro kinh doanh có quan hệ ngƣợc chiều với tỷ số nợ.

- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp: những doanh nghiệp hoạt động lâu năm thƣờng có chi phí vay nợ thấp, mặt khác những doanh nghiệp hoạt động lâu năm thƣờng có rủi ro vỡ nợ thấp, lợi nhuận thƣờng ổn định hơn nên có xu hƣớng sử dụng nợ cao hơn. Do đó thời gian hoạt động của doanh nghiệp có quan hệ cùng chiều với tỷ số nợ.

- Chi phí lãi vay: về lý thuyết lãi vay càng cao thì việc sử dụng nợ sẽ giảm vì khi chi phí nợ tăng lên, doanh nghiệp sẽ chuyển sang sử dụng vốn chủ sở hữu. Do đó, chi phí này có quan hệ ngƣợc chiều với tỷ số nợ.

- Tính thanh khoản: theo lý thuyết trật tự phân hạng, các doanh nghiệp tránh hết mức việc sử dụng các nguồn tài trợ bên ngoài. Các doanh nghiệp có nhiều tài sản có tính thanh khoản cao có thể dùng các loại tài sản này để tài trợ cho dự án của mình. Do đó tính thanh khoản có mối quan hệ ngƣợc chiều với tỷ số nợ.

- Đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp: các doanh nghiệp có sản phẩm mang tính chất riêng biệt, độc đáo thƣờng có đòn bẫy tài chính thấp vì nếu doanh nghiệp phá sản thì thị trƣờng thứ cấp có tính cạnh tranh cho hàng tồn kho và thiết bị sản xuất của doanh nghiệp không có. Do đó đặc điểm riêng của tài sản có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ số nợ.

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: đƣợc đo lƣờng bằng khoản thuế doanh nghiệp phải nộp trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, tức là mức thuế thực sự mà doanh nghiệp phải nộp. Các doanh nghiệp có mức thuế thực nộp cao sẽ sử dụng nhiều nợ vay để tận dụng tấm chắn thuế, do vậy thuế có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ số nợ.

21

rủi ro hay không thƣờng có tác động lớn đến cấu trúc vốn mà doanh nghiệp lựa chọn. Một vài giám đốc chấp nhận cấu trúc vốn có nhiều rủi ro và có những giám đốc lại không thích rủi ro. Doanh nghiệp sẽ bị chịu chi phí phá sản khi sử dụng vốn không hiệu quả.

- Bảo đảm quyền kiểm soát: chủ sở hữu và các thành viên góp vốn không muốn phát hành thêm cổ phiếu vì sợ mất đi một phần hay toàn bộ quyền kiểm soát việc điều hành doanh nghiệp. Nếu cổ phần thƣờng của doanh nghiệp có sẵn ngoài công chúng, một doanh nghiệp lớn có thể mua quyền kiểm soát doanh nghiệp một cách tƣơng đối dễ dàng. Vì vậy, các chủ sở hữu đều giữ cổ phần của mình và tài trợ tăng trƣởng bằng nợ, cổ phần ƣu đãi hay lợi nhuận giữ lại hơn so với phát hành thêm cổ phần thƣờng. Ngay cả khi biện pháp này làm cho tốc độ tăng trƣởng bị chậm lại còn hơn là chủ doanh nghiệp bị mất quyền kiểm soát.

- Triển vọng của thị trƣờng vốn: nếu lãi suất vay sẽ tăng và việc vay nợ sẽ trở lên khó khăn thì ngay lúc này phải tăng độ nghiêng của đòn bẫy tài chính. Và ngƣợc lại nếu dự đoán lãi suất sẽ giảm thì phải có kế hoạch giảm hay hoãn việc vay nợ hiện tại.

- Các biến động của mùa vụ: các ngành có biến động mùa vụ lớn trong kinh doanh thì nợ vay ngắn hạn sẽ chiếm tỷ trọng cao. Các doanh nghiệp này phải lựa chọn một cấu trúc vốn thích hợp là rất quan trọng trong từng thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các biến động theo chu kỳ: Các doanh nghiệp có doanh số có độ co dãn thu nhập cao chịu các biến động lớn hơn thu nhập quốc gia, nhƣ các mặt hàng kim khí điện máy... cần phải chuẩn bị các loại vốn sẽ sử dụng nếu doanh thu thay đổi lớn qua một chu kỳ kinh doanh. Với biến động lớn trong doanh số thì gia tăng nợ sẽ là rất tốt. Hơn nữa, trong các năm kinh doanh kém thì việc không chi trả đƣợc nợ vay là rất lớn. Việc phát hành nợ lớn trong thời gian sắp tới của kỳ suy thoái có thể báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp.

- Tính chất cạnh tranh: các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh các ngành hàng có tính chất cạnh tranh cao thì việc vay nợ sẽ có rủi ro cao hơn vốn cổ phần thƣờng vì khả năng chi trả vốn vay thấp. Sự ổn định lợi nhuận giúp giải thích việc doanh nghiệp chú trọng hơn vào việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

22

- Giai đoạn trong chu kỳ tuổi thọ: các ngành đƣợc sinh ra, phát triển, cuối cùng là suy thoái. Tùy vào từng giai đoạn trong chu kỳ tuổi thọ này, doanh nghiệp sẽ lựa chọn nguồn tài trợ vốn thích hợp. Thời kỳ đầu, tỷ lệ thất bại cao, giai đoạn này doanh nghiệp rất khó vay nợ, nguồn vốn chủ yếu trong giai đoạn này là vốn mạo hiểm thƣờng đƣợc các nhà đầu cơ sẵn sàng cung ứng. Khi doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển thì cần nhiều vốn để mở rộng quy mô sản xuất – kinh doanh. Khi chu kỳ kinh doanh đi vào giai đoạn sung mãn, doanh nghiệp phải chuẩn bị đối phó với các tác động tài chính của các biến độ lớn hơn theo mùa vụ và theo chu kỳ của doanh số. Nếu doanh nghiệp đang chuẩn bị vào giai đoạn suy thoái, phải xây dựng một cấu trúc tài chính cho phép dễ dàng thu hẹp các nguồn vốn sử dụng.

Một phần của tài liệu CƠ cấu vốn các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại TỈNH VĨNH LONG (Trang 30)