KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH

Một phần của tài liệu CƠ cấu vốn các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại TỈNH VĨNH LONG (Trang 73)

4.1.1. Thống kê mô tả thực trạng tình hình từng biến. 4.1.1.1. Biến tỷ số nợ.

Qua số liệu lấy từ báo cáo tài chính trong bốn năm từ 2010 – 2013 của 107 DNNVV thuộc ngành công nghiệp chế biến chế tạo đƣợc chạy bằng chƣơng trình Eview 7.0, kết quả thống kê mô tả nhƣ sau:

Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến tỷ số nợ

Date: 04/22/14 Time: 13:56 Sample: 2010 2013 LEV Mean 0.230016 Median 0.182309 Maximum 0.859454 Minimum 0.000000 Std. Dev. 0.226089 Skewness 0.659014 Kurtosis 2.192125 Jarque-Bera 42.61917 Probability 0.000000 Sum 98.44687 Sum Sq. Dev. 21.82670 Observations 428

Nguồn: thu thập từ báo cáo tài chính của các DNNVV trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo và tính toán từ chƣơng trình Eviews.

63

Theo bảng thống kê mô tả trên thì tỷ số nợ trung bình qua bốn năm từ 2010 – 2013 của 107 DN là 23%, tức là trong 100 đồng vốn dài hạn có 23 đồng là vốn vay dài hạn. Trong mẫu quan sát tỷ số nợ cao nhất lên đến hơn 80%, nhƣng có những doanh nghiệp hầu nhƣ không dùng nợ vay dài hạn trong cơ cấu vốn của mình. Số trung vị là 18,23%, độ lệch chuẩn 22,6%.

Bảng 4.2: Bảng thống kê mô tả biến tỷ số nợ năm 2010 – 2013.

Date: 04/22/14 Time: 14:17 Sample: 1 107

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Mean 0.218126 0.240961 0.237000 0.223977 Median 0.180072 0.187366 0.174902 0.154628 Maximum 0.710900 0.690608 0.859454 0.793315 Minimum 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 Std. Dev. 0.219296 0.223060 0.227465 0.236593 Skewness 0.657556 0.565950 0.625034 0.772347 Kurtosis 2.197802 2.056764 2.211037 2.277018 Jarque-Bera 10.57979 9.678555 9.742049 12.96833 Probability 0.005042 0.007913 0.007666 0.001527 Sum 23.33952 25.78279 25.35900 23.96556 Sum Sq. Dev. 5.097615 5.274095 5.484452 5.933471 Observations 107 107 107 107

Nguồn: thu thập từ báo cáo tài chính của các DNNVV trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo và tính toán từ chƣơng trình Eviews.

Bên cạnh đó theo thống kê tỷ số nợ qua bốn năm từ 2010 – 2013 (Bảng 4.2) thì tỷ số nợ qua các năm không thay đổi nhiều. Tỷ lệ nợ trung bình từ năm 2010, 2011, 2012, 2013 tƣơng ứng là 21,8%, 24%, 23,7% và 22,4%.

Cơ cấu vốn nghiên về sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn sử dụng nợ, phản ánh đúng thực tế tại các DN ở Vĩnh Long. Vì phần lớn các DN tại Vĩnh Long là DN có quy mô nhỏ nên khó huy động vốn từ nguồn bên ngoài, hoặc nếu huy động đƣợc thì

64

chủ yếu là huy động nguồn vốn ngắn hạn. Điều này cho thấy khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức còn chế trong các DNNVV. Theo nhiều chuyên gia kinh tế đã phân tích những hạn chế trong khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức xuất phát từ hai nguyên nhân:

- Do đặc điểm hoạt động của chính bản thân DNNVV: phần lớn các DNNVV tại Vĩnh Long có thị trƣờng nhỏ hẹp, ít tiếp cận với nhiều nguồn thông tin nên có nhiều DN không biết thông tin về các nguồn tín dụng; quy mô nhỏ, hoạt động thiếu liên kết và đa số thực hiện chế độ quản lý theo phong cách gia đình nên khó tiếp cận các nguồn tín dụng.

- Do hệ thống ngân hàng và các tổ chức hỗ trợ chƣa quan tâm nhiều đến DNNVV. Các ngân hàng thƣơng mại dƣới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng (cụ thể là UBND tỉnh) cũng có sự quan tâm và dành một bộ phận lớn nguồn vốn cung cấp cho các DNNVV tuy nhiên thủ tục vay vốn ngân hàng còn khá rƣờm rà và yêu cầu rất cao nên các DNNVV không đủ điều kiện để vay.

- Mặt khác, các chủ sở hữu doanh nghiệp tƣ nhân rất ngại vay nợ, họ chƣa thấy hoặc chƣa biết đƣợc lợi ích từ việc sử dụng đòn bẫy tài chính. Nguyên nhân các chủ DN tƣ nhân không muốn vay nợ cũng một phần do thủ tục vay của ngân hàng làm cho các DN nản lòng e ngại khi tiếp xúc ngân hàng; do các chủ DN không muốn mất quyền tự chủ, kiểm sóat DN; do các DN bằng lòng với mức kinh doanh hiện tại…

Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý trong cơ cấu vốn của DN khảo sát có doanh nghiệp có tỷ số nợ lên đến 85,9%, thể hiện sự mất cân đối trong cơ cấu vốn, tiềm ẩn rủi ro rất cao về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

4.1.1.2. Thống kê mô tả các biến độc lập .

Qua bảng thống kê, cho thấy:

- Doanh thu bình quân của các doanh nghiệp là 4.024,34 triệu đồng, mức cao nhất là 552.025,32 triệu đồng, mức thấp nhất là 54 triệu đồng. Số trung vị là 3.737,5 triệu đồng, độ lệch chuẩn là 5,506 triệu đồng.

- Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản trung bình là 45,66%, cao nhất là 78,33%, thấp nhất 2,56%. Số trung vị là 47,65%, độ lệch chuẩn 17,66%. Các doanh nghiệp chế

65

tạo cơ khí có tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản từ 70% - 80%; các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất gạch gốm có tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản khoảng từ 25% - 50%; tỷ lệ thấp nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành gia công, thủ công nghiệp. Mặt khác tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản cũng phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật công nghệ của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quy mô tƣơng đối lớn, nguồn vốn kinh doanh cao thì trang bị tài sản cố định với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hơn những doanh nghiệp vốn nhỏ.

Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến độc lập. Trung bình Trung vị Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn SIZE 3,604694 0,167175 5,741959 1,732394 0,740845 TANG 0,456676 0,476509 0,783386 0,025641 0,176635 GRO 0,156301 0,001052 7,731551 -0,886243 0,888339 ROA 0,038640 0,016697 0,865687 0,000000 0,075020 VOL 1,014084 0,376340 40,17880 0,000000 3,597207 LIQ 7,147923 2,487651 81,47674 0,191440 11,60258 TAX 0,167175 0,182985 0,297030 0,000000 0,098430 UNI 0,837065 0,859273 0,989546 0,449057 0,087576

Nguồn: thu thập từ báo cáo tài chính của các DNNVV trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo và tính toán từ chƣơng trình Eviews.

- Tỷ lệ tăng trƣởng trung bình qua bốn năm là 15,63%. Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trƣởng cao nhất hơn 700%, tuy nhiên cũng có doanh nghiệp không tăng trƣởng, thậm chí giảm quy mô. Số trung vị 0,1%, độ lệch chuẩn 88,8%. Tỷ lệ tăng trƣởng cao tập trung ở các các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, nƣớc giải khát, chế tạo sản phẩm tiêu dùng. Tỷ lệ tăng trƣởng thấp tập trung ở những doanh nghiệp sản xuất gạch gốm.

66

- Tỷ suất sinh lợi trên tài sản bình quân của doanh nghiệp là 3,86%, tức là cứ 100 đồng tài sản không phân biệt vốn vay hay vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra lợi nhuận trƣớc thuế 3,86 đồng. Tỷ lệ cao nhất là 86,56%, thấp nhất là 0%. Số trung vị là 1,66%, độ lệch chuẩn 7,5%.

Giai đoạn 2010 – 2013, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên các DNNVV của tỉnh cũng bị gặp rất nhiều khó khăn về vốn, về thị trƣờng cung ứng nguyên vật liệu, về thị trƣờng tiêu thụ … nên đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp càng khó khăn, lợi nhuận giảm sút, nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh hay phá sản.

- Sự biến động bình quân của EBIT là 1,01 lần, biến động cao nhất là 40 lần, biến động thấp nhất là 0. Số trung vị 0,27 lần, độ lệch chuẩn 3,59 lần.

- Tỷ số thanh khoản hay còn gọi là tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó nó đo lƣờng khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Từ kết quả tính toán thể hiện trên bảng thống kê mô tả ta thấy, tỷ số thanh khoản bình quân của các doanh nghiệp là 6,83 lần. Tỷ số này lớn hơn 1 chứng tỏ bình quân các doanh nghiệp có khả năng trả nợ ngắn hạn.

Tuy nhiên có một số doanh nghiệp có tỷ số thanh khoản nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn để mua sắm tài sản dài hạn. Điều này dễ dẫn doanh nghiệp đến nguy cơ bị phá sản vì thời hạn đáo hạn của các khoản nợ ngắn hạn và tài sản dài hạn hoàn toàn không phù hợp nhau.

- Tỷ lệ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trên tổng lợi nhuận trƣớc thuế bình quân là 16,71%, cho thấy cứ 100 đồng lãi trƣớc thuế mà doanh nghiệp có đƣợc thì phải nộp thuế cho nhà nƣớc là 16,71 đồng. Tỷ lệ cao nhất là 29,7% và thấp nhất là 0%. Số trung vị là 18,29%, độ lệch chuẩn 9%.

- Tỷ lệ giá vốn trên doanh thu bình quân trong bốn năm của 107 DN đƣợc khảo sát là 83,7%, tỷ lệ cao nhất là 98,9%, thấp nhất là 44,9%. Số trung vị 85,92%, độ lệch chuẩn 8,75%.

67

Qua bảng thống kê cho thấy thực trạng các DNNVV hiện nay ở Vĩnh Long là có trình độ trang bị công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu nên việc sản xuất tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu do đó giá thành sản xuất cao, điều này làm ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp với các doanh nghiệp trong nƣớc và với sản phẩm nhập khẩu từ nƣớc ngoài.

4.1.2. Ma trận tƣơng quan giữa các biến.

Qua bảng ma trận tƣơng quan của các biến thuộc giới hạn mẫu quan sát nhận thấy: tỷ số nợ tỷ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, rủi ro kinh doanh, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu; tỷ số nợ tỷ lệ nghịch với khả năng tăng trƣởng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tính thanh khoản và tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trên tổng lợi nhuận trƣớc thuế. Điều đó có nghĩa là:

- Những doanh nghiệp có quy mô lớn, có tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản cao, rủi ro kinh doanh cao và tỷ lệ giá vốn trên doanh thu cao thì sẽ đi vay nợ nhiều hơn.

- Những doanh nghiệp có khả năng tăng trƣởng cao, có lợi nhuận cao, tính thanh khoản cao và mức thuế thu nhập doanh nghiệp thật sự phải nộp cao thì đi vay nợ ít hơn.

Mặt khác, qua bảng ma trận tƣơng quan các biến trong giới hạn của mẫu quan sát chúng ta cũng rút ra đƣợc vài nhận xét sau:

- Những doanh nghiệp có quy mô lớn thì khả năng tăng trƣởng cao, lợi nhuận cao, rủi ro kinh doanh thấp. Vì những doanh nghiệp này có lợi nhuận cao và ít đầu tƣ vào tài sản cố định nên mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực sự cao. Quy mô doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với tính thanh khoản. Đây có thể là những doanh nghiệp đang phát triển, đang hoạt động có hiệu quả, mở rộng sản xuất kinh doanh nên vay nhiều nợ ngắn hạn do đó tính thanh khoản thấp.

- Doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì tỷ lệ giá vốn trên doanh thu thấp.

- Doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao thì lợi nhuận thấp, khả năng tăng trƣởng thấp.

68

- Những doanh nghiệp đầu tƣ nhiều vào tài sản cố định thì có khả năng tăng trƣởng cao. Mặt khác đầu tƣ vào tài sản cố định càng nhiều thì rủi ro kinh doanh càng cao. Các doanh nghiệp này có thể đã vay nhiều nợ ngắn hạn để đầu tƣ vào tài sản cố định nên tính thanh khoản thấp.

- Doanh nghiệp có lợi nhuận cao, rủi ro kinh doanh thấp thì khả năng tăng trƣởng cao.

- Tỷ lệ giá vốn trên doanh thu càng cao thì lợi nhuận càng thấp, tính thanh khoản càng thấp.

Bảng 4.4: Ma trận tƣơng quan giữa các biến.

LEV SIZE TANG GRO ROA VOL LIQ TAX UNI

LEV 1 SIZE 0.4244 1 TANG 0.1377 -0.1248 1 GRO -0.0140 0.1143 0.0125 1 ROA -0.1902 0.0505 -0.0902 0.1119 1 VOL 0.0676 -0.0170 0.0512 -0.0085 -0.0657 1 LIQ -0.4405 -0.1465 -0.2564 -0.0281 0.0008 -0.0423 1 TAX -0.0393 0.0831 -0.1311 0.0042 0.2299 -0.1300 -0.0169 1 UNI 0.1374 0.3723 0.0670 0.0368 -0.0316 -0.0514 -0.0397 -0.0208 1

Nguồn: thu thập từ báo cáo tài chính của các DNNVV trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo và tính toán từ chƣơng trình Eviews.

Tóm lại: phần phân tích thống kê mô tả và ma trận tƣơng quan của các biến đã trả lời cho câu hỏi thứ nhất của bài nghiên cứu này là đánh giá thực trạng cơ cấu vốn của các DNNVV tại Vĩnh Long.

4.1.3 Kết quả hồi quy mô hình dữ liệu bảng.

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ hai: các nhân tố nào ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của các DNNVV Vĩnh Long, ta sẽ tiến hành hồi quy lần lƣợt qua ba mô hình đã trình bày ở trên nhằm xác định mô hình thích hợp nhất.

69

- Theo kết quả hồi quy Pooled OLS (Phụ lục 4.1) thì mô hình có hệ số Durbin – Watson bằng 0,695 cho thấy mô hình có hiện tƣợng tự tƣơng quan dƣơng (0 < d < 1 : tự tƣơng quan dƣơng). Do đó bác bỏ giả thiết H0 (giả thiết mô hình không có hiện tƣợng tự tƣơng quan). Mặt khác mô hình có hiện tƣợng tự tƣơng quan nên làm cho phần lớn các hệ số biến giải thích của mô hình không có ý nghĩa thống kê vì có P- value > α (với α = 5%).

Mặt khác kiểm định Redundant Fixed Effects Tests (Phụ lục 4.3) cho p-value

<5%, vì thế bác bỏ giả thiết H0 (giả thiết hệ số chặn của các công ty bằng nhau). Do đó mô hình POOLED OLS không thích hợp trong bài nghiên cứu này. Chúng ta sẽ lựa chọn một trong hai mô hình còn lại là FEM và REM.

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ số nợ của các mô hình.

Biến Mô hình OLS Mô hình FEM Mô hình REM

C -0.105591 -0.259014 -0.157444 SIZE 0.126113 *** 0.077065 ** 0.141548 *** TANG 0.099561 * 1.310067 *** 0.516731 *** GRO -0.012482 -0.013009 ** -0.018569 *** ROA -0.579268 *** -0.316717 ** -0.472059 *** VOL 0.002361 0.003134 ** 0.002679 * LIQ -0.007403 *** -0.001495 ** -0.002834 *** TAX -0.048320 0.089169 0.053488 UNI -0.100121 -0.454720 *** -0.394106 *** Mức ý nghĩa *10%, **5%, *** 1%

Nguồn: thu thập từ báo cáo tài chính của các DNNVV trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo và tính toán từ chƣơng trình Eviews.

70

- Kết quả hồi quy mô hình FEM (Phụ lục 4.2) cho hệ số Durbin – Watson bằng 2,72 (1 < d < 3: mô hình không có hiện tƣợng tự tƣơng quan) chứng tỏ mô hình FEM đã khắc phục hiện tƣợng tự tƣơng quan.

- Kết quả hồi quy mô hình REM (Phụ lục 4.4) – Watson bằng 1,826 chứng tỏ mô hình REM cũng không có hiện tƣợng tự tƣơng cũng có hệ số Durbin quan.

- Để xác định mô hình FEM hay REM là mô hình thích hợp ta dùng kiểm định Hausman. Kết quả kiểm định Hausman (Phụ lục 4.5) có P-value < 5%, bác bỏ giả

thiết H0 (giả thiết hai mô hình FEM và REM không có sự khác biệt), do đó mô hình FEM là mô hình tốt nhất cho bài nghiên cứu này.

- Tuy qua các kiểm định giả thuyết cho thấy mô hình FEM là mô hình thích hợp cho bài nghiên cứu nhƣng để quyết định có sử dụng kết quả hồi quy của mô hình hay không chúng ta tiến hành kiểm định giả thiết về sự phù hợp và ý nghĩa của mô hình.

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình FEM.

Biến Mô hình FEM t-Statistic P-value

C -0.259014 -1.585726 0.1138 SIZE 0.077065 2.504042 0.0128 TANG 1.310067 10.53208 0.0000 GRO -0.013009 -2.033297 0.0429 ROA -0.316717 -2.218626 0.0272 VOL 0.003134 2.126110 0.0343 LIQ -0.001495 -2.055659 0.0406 TAX 0.089169 1.486738 0.1381 UNI -0.454720 -2.703920 0.0072

Nguồn: thu thập từ báo cáo tài chính của các DNNVV trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo và tính toán từ chƣơng trình Eviews.

71

- Theo bảng 4.6 các giá trị Coefficient của các biến giải thích trong mô hình FEM đều khác 0 có thể tạm kết luận các biến giải thích có ảnh hƣởng đến tỷ số nợ.

- Kiểm định t với mức ý nghĩa α = 5%, nếu biến giải thích có P(|T| > t-Statistic) < 0,05 thì biến đó có ý nghĩa trong mô hình. Cụ thể với mô hình FEM hệ số các biến đƣợc kiểm định nhƣ sau:

+ Đối với biến SIZE có P(|T| > 2,504042) = 0,0128 < 0,05: do đó chấp nhận biến

Một phần của tài liệu CƠ cấu vốn các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại TỈNH VĨNH LONG (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)