5.2.1.1. Đầu tƣ trang bị và cải tiến chất lƣợng máy móc thiết bị, tài sản cố định cho doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên cho thấy nhân tố cấu trúc tài sản ảnh hƣởng mạnh nhất đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, một trong những rào cản của các DNNVV khi tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức nhƣ ngân hàng thƣơng mại là không có tài sản có giá trị cao để thế chấp. Do đó việc trang bị tài sản có giá trị cao, tiên tiến về trình độ khoa học kỹ thuật là yếu tố hàng đầu cần thực hiện. Nhƣ đã phân tích ở các phần trên một trong những điểm hạn chế của các DNNVV tại Vĩnh Long là công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ nên việc sản xuất sản phẩm mẫu mã còn đơn điệu, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu nên giá thành sản phẩm cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng. Do đó, các DNNVV cần phải xây dựng các kế hoạch đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị, đầu tƣ công nghệ mới để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp nên
80
tìm hiểu và đầu tƣ các chủng loại thiết bị hiện đại đƣợc sản xuất từ các nƣớc công nghiệp tiên tiến. Doanh nghiệp cần phải có kế hoạch xây dựng các dự án đầu tƣ phù hợp với khả năng và nhu cầu của bản thân DN mình, việc đầu tƣ mua sắm máy móc thiết bị phải phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh tránh lãng phí nhƣng cũng không nên mua sắm những máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu làm tiêu hao nguyên vật liệu nhiều, công nghệ sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng hay sản xuất ra những sản phẩm có chất lƣợng không cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Khi tiến hành đầu tƣ tài sản cố định doanh nghiệp nên sử dụng hình thức thuê mua tài chính. Đây là hình thức DN cần khai thác triệt để khi muốn đầu tƣ xây dựng công nghệ sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị.
5.2.1.2. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua kết quả nghiên cứu thực ngiệm ở chƣơng bốn cho thấy khả năng sinh lời cũng tác động mạnh đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Khả năng sinh lời tạo ra sự linh hoạt tài chính cho doanh nghiệp, giảm trở ngại tài chính nội sinh và giúp cho doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nợ vay. Chính vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh là yêu cầu tất yếu đối với các DNNVV tại Vĩnh Long. Một trong những điểm yếu của các DNNVV tại Vĩnh Long là hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính thấp. Hiệu quả kinh doanh thấp cho nên khả năng tích lũy từ lợi nhuận hoạt kinh doanh của các doanh nghiệp rất thấp vì thế nguồn vốn nội sinh của doanh nghiệp rất hạn chế do đó làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp thấp. Điều này ảnh hƣởng rất nhiều đến khả năng huy động nguồn vốn từ bên ngoài của các doanh nghiệp. Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh, cụ thể:
+ Thực hiện xây dựng các định mức cụ thể về chi phí sản xuất nhƣ định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức về chi phí nhân công, định mức về chi phí năng lƣợng.
+ Kiểm soát chặt chẽ các chi phí gián tiếp nhƣ chi phí về điện, nƣớc, điện thoại, chi phí quản lý chung…nếu cần thiết sẽ thực hiện khoán các loại chi phí này.
81
+ Tăng cƣờng kiểm tra giá cả và chất lƣợng các yếu tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào nhƣ nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật liệu… chiếm tỷ trọng rất cao trong giá thành sản phẩm do đó nếu kiểm soát đƣợc khâu này thì giá thành sản phẩm sẽ hạ do đó tỷ lệ giá vốn trên doanh thu đối với sản phẩm của doanh nghiệp sẽ thấp xuống, đồng thời kiểm soát đƣợc chất lƣợng sản phẩm.
- Tăng cƣờng kiểm tra kiểm soát quản lý tốt giá thành sản phẩm sẽ làm cho giá bán của sản phẩm phù hợp với yêu cầu cạnh tranh của thị trƣờng trong giai đoạn hiện nay.
- Các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình chiến lƣợc kinh doanh phù hợp cụ thể nhƣ:
+ Xây dựng kế hoạch về cung cấp các yếu tố đầu vào ổn định: xây dựng mạng lƣới thu mua nguyên liệu rộng rãi, có chất lƣợng, ổn định.
+ Nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm truyền thống, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nghiên cứu xây dựng phát triển sản phẩm mới phù hợp với công nghệ sản xuất, phù hợp với môi trƣờng và với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.
- Nâng cao năng suất lao động thông qua đầu tƣ đào tạo, bồi dƣỡng tay nghề kỹ thuật, chuyên môn cho ngƣời lao động để có thể nắm bắt tốt yêu cầu kỹ năng thực hành khi doanh nghiệp thực hiện ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Mặt khác, việc cấu trúc lại bộ máy làm việc và quy trình làm việc phù hợp với quy mô doanh nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện chất lƣợng sản phẩm cũng là biện pháp nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao năng suất lao động sẽ làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm do đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Đó cũng là biện pháp tích cực tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
- Các chủ doanh nghiệp phải nâng cao trình độ tri thức quản lý của chính mình: các chủ DNDNVV cần phải tự đào tạo hay tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng quản lý để nâng cao tri thức quản lý điều hành của mình. Chủ doanh nghiệp nên tham gia các hiệp hội ngành nghề, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, nhà cung cấp để học hỏi kinh nghiệm và tri thức từ các doanh nghiệp khác.
82
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống lƣu trữ thông tin tài liệu nhất là hệ thống thông tin về công nghệ sản xuất, thông tin tài chính kế toán, thông tin về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, thông tin về quản lý nhân sự của doanh nghiệp.
- Tận dụng tối đa các chính sách ƣu đãi về thuế hiện nay đang áp dụng cho các DNNVV nhằm bổ sung thêm nguồn vốn cho hoạt động.
5.2.1.3. Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, nhất là thị trƣờng trong nƣớc vì đây là thị trƣờng tƣơng đối lớn, lâu nay ít đƣợc sự quan tâm và là thị trƣờng mà doanh nghiệp dễ nắm bắt thông tin, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và có thể thực hiện các khoản thanh toán nhanh chóng, linh hoạt hơn là hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên song song với việc phát triển thị trƣờng nội địa cũng phải mở rộng thị trƣờng nƣớc ngoài. Muốn vậy, DN cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng phù hợp thông lệ quốc tế nhất là những sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế biến.
- Thƣờng xuyên quan tâm theo dõi cập nhật thông tin kinh tế, thị trƣờng, tài chính, tiếp cận nguồn thông tin từ các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, internet, từ các hội chợ thƣơng mại, hội chợ triễn lãm, hội thảo khoa học để đƣa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn nhằm mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh.
5.2.1.4. Hoàn thiện hệ thống quản trị tài chính trong doanh nghiệp.
Trong quá trình tham gia khảo sát để thực hiện bài nghiên cứu này tôi nhận thấy các DNNVV tại Vĩnh Long chƣa quan tâm đúng mức đến hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp. Do đó để xây dựng cho mình một cơ cấu vốn hợp lý việc đầu tiên là phải hoàn thiện hệ thống quản trị tài chính trong doanh nghiệp để nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp nhằm tăng khả năng huy động vốn từ bên ngoài. Các giải pháp thực hiện nhƣ sau:
- Xây dựng mục tiêu cho hoạt động quản trị tài chính : các DNNVV thƣờng đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp lên hàng đầu. Tuy nhiên trong kế hoạch phát triển lâu dài thì cần phải cân nhắc giữa lợi nhuận trƣớc mắt và việc phát triển bền vững do đó mục tiêu hoạt động quản trị tài chính phải phù hợp với lợi nhuận trong ngắn hạn và phát triển giá trị doanh nghiệp trong tƣơng lai.
83
- Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp: các doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một hệ thống tiêu chuẩn, đánh giá chất lƣợng phù hợp với quy mô hoạt động của mình trên cơ sở đó sẽ có những hoạt động kiểm tra giám sát phù hợp. Một hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần gia tăng độ tin cậy của các thông tin nhất là các thông tin về số liệu của kế toán, báo cáo tài chính, làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ tốt tài sản doanh nghiệp, ngăn ngừa rủi ro xảy ra.
- Tổ chức hoạt động và cơ cấu nhân sự cho bộ phận quản trị tài chính: lâu nay các DNNVV chƣa chú trọng đến chức năng của bộ phận tài chính trong doanh nghiệp còn đánh đồng với bộ phận kế toán do đó làm giảm hiệu quả của hoạt động quản lý tài chính. Vì thế tùy vào quy mô doanh nghiệp, mục tiêu hoạt động tài chính mà doanh nghiệp nên tổ chức hoạt động quản trị tài chính sao cho phù hợp.
- Xây dựng quy trình giám sát nguồn thu chi, kiểm soát dòng tiền cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Xây dựng các tiêu chính đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính trong doanh nghiệp, thƣờng xuyên phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để kịp thời khắc phục những điểm yếu kém, không phù hợp, phát huy những thế mạnh nhằm tránh rủi ro tài chính có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
- Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch huy động vốn phù hợp cho từng giai đoạn sản xuất kinh doanh tránh để tình trạng thừa hay thiếu vốn làm cho việc sử dụng vốn không có hiệu quả.
- Nhận diện rủi ro song song với xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả để quản trị rủi ro nhất là rủi ro tài chính.
5.2.1.5. Minh bạch thông tin.
Khi huy động nguồn vốn từ bên ngoài, một trong những yêu cầu mà các chủ nợ hoặc các nhà đầu tƣ đặt ra hàng đầu là các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp cần phải minh bạch, rõ ràng. Vì thông tin càng rõ ràng thì họ mới đánh giá chính xác năng lực tài chính của doanh nghiệp, tiềm lực phát triển của doanh nghiệp và hơn thế nữa họ biết đƣợc đồng vốn của họ đầu tƣ sẽ sử dụng nhƣ thế nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin càng rõ ràng, minh bạch thì
84
tình trạng thông tin bất cân xứng càng thấp lúc đó các chủ nợ sẽ sẵn sàng cho vay với mức lãi suất thấp hơn do đó chi phí sản xuất sẽ giảm đi làm tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Để thực hiện minh bạch thông tin doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng hệ thống kế toán rõ ràng, tuân thủ chuẩn mực kế toán và các quy định hiện hành, bảo đảm cung cấp thông tin đáng tin cậy thông qua các báo cáo tài chính cho các đối tƣợng sử dụng thông tin.
- Báo cáo tài chính trƣớc khi công bố cần phải tiến hành kiểm toán độc lập. Bởi vì nếu có một bên thứ ba độc lập xác nhận thông tin trên báo cáo tài chính là hợp lý và đáng tin cậy thì càng tạo sự tin tƣởng cho những nhà đầu tƣ, chủ nợ. Thông tin càng minh bạch, càng đáng tin cậy thì càng dễ huy động vốn từ bên ngoài. Mặt khác, kiểm toán báo cáo tài chính góp phần nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp vì kiểm toán giúp phát hiện các sai sót để điều chỉnh, thu hồi, xử lý; kiểm toán phát hiện các lãng phí, yếu kém để chấn chỉnh; tƣ vấn quản lý tài chính, kế toán, thuế, quản lý tài sản; kiểm toán giúp việc phân tích báo cáo tài chính và tƣ vấn sử dụng nguồn lực tài chính sao cho hiệu quả nhất.
- Nâng cao trình độ chuyên môn của ngƣời lao động trong công tác tài chính kế toán cũng nhƣ trình độ quản lý tài chính kế toán của chủ doanh nghiệp. Việc ngƣời làm công tác tài chính kế toán hay chủ doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao sẽ tránh những sai sót không cố ý hay ngăn ngừa phát hiện kịp thời những gian lận để tránh rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
5.2.1.6. Khai thác nhiều kênh huy động vốn.
Nhƣ các phần trên đã phân tích, phần lớn vốn hoạt động kinh doanh của các DNNVV là từ vốn tự có của các chủ doanh nghiệp, một phần vay mƣợn của ngƣời thân, bạn bè hay các tổ chức phi tín dụng. Kênh tín dụng ngân hàng là kênh huy động vốn truyền thống khi các doanh nghiệp cần vốn. Tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng đối với các DNNVV còn rất nhiều hạn chế do gặp rất nhiều rào cản nhƣ đã phân tích. Vốn huy động trên thị trƣờng tài chính thông qua chứng khoán nhƣ cổ phiếu hay trái phiếu là điều không thể bởi vì các DNNVV không đủ điều kiện lên sàn. Mặt khác, khả năng sinh lời của các DNNVV thấp nên nguồn vốn nội sinh để tái đầu tƣ
85
thấp vì thế việc khai thác thêm nhiều kênh huy động vốn khác góp phần nâng cao khả năng tài trợ cho các dự án đầu tƣ, cho các phƣơng án kinh doanh cần phải đƣợc lựa chọn. Các kênh huy động đƣợc đề nghị là:
- Khai thác nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức hỗ trợ vốn phát triển nhƣ quỹ hỗ trợ phát triển chính thức ODA, Quỹ Phát triển các DNNVV của Ủy ban Châu Âu, Ngân hàng Phát triển Châu Á…Muốn khai thác đƣợc các nguồn tài trợ này thì ngoài sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, bản thân doanh nghiệp phải có những giải pháp đồng bộ nhƣ có kế hoạch kinh doanh hiệu quả, có cơ chế kiểm soát tài chính, thông tin minh bạch, chiến lƣợc sản xuất kinh doanh phải mang tính chất bền vững.
- Khai thác tối đa nguồn tín dụng thƣơng mại từ các nhà cung cấp. Đây là nguồn vốn tín dụng mà doanh nghiệp có thể khai thác để sử dụng làm nguồn vốn hoạt động thƣờng xuyên của mình mà không phải trả lãi. Mặt khác, nếu huy động đƣợc nguồn vốn này doanh nghiệp sẽ có lợi thế là sẽ giúp các doanh nghiệp hợp tác kinh doanh một cách lâu dài, huy động nhanh chóng dễ dàng, không chịu sự giám sát của ngân hàng hay Nhà nƣớc.
- Khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ ngƣời thân bạn bè, nhân viên của doanh nghiệp. Đây cũng là nguồn vốn không nhỏ đang tồn tại ở các tầng lớp dân cƣ.
- Liên kết liên doanh với các doanh nghiệp khác để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi lẫn nhau.
- Sử dụng hình thức thuê mua tài chính. Đây là hình thức DN cần khai thác triệt để khi muốn đầu tƣ xây dựng công nghệ sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị