Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình nguồn vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình, chi nhánh cần thơ (Trang 69)

Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn để tập trung vào các nhóm khách hàng mà ngân hàng chưa khai thác hết tiềm năng:

-Các nhóm hợp tác xã, tổ phụ nữ, tổ ngành nghề…có một số tiền để hoạt động nhưng có lúc họ chưa sử dụng đến. Ngân hàng nên tiếp cận và vận động họ gửi tiết kiệm hay gửi tiền không kỳ hạn đối với những khoản tiền nhàn rỗi này. Gửi tiền vào ngân hàng vừa tạo cơ hội cho tiền sinh lời để tăng kinh phí hoạt động cho nhóm tổ, vừa được cất giữ an toàn.

-Tiết kiệm của ba mẹ mở cho bé: nhiều bậc cha, mẹ muốn tiết kiệm cho con mình từ lúc còn bé. Một mặt, họ có thể dùng số tiền đó trang trải cho việc sinh hoạt, học tập cho con họ; mặt khác giúp con lập “kế hoạch tài chính” ngay khi còn bé. Quyển sổ tiết kiệm sẽ mang tên bé, thuộc quyền sở hữu của bé, nhưng ba, mẹ hay người giám hộ hợp pháp vẫn là người đại diện mở sổ, đồng thời cũng là người đến gửi hay rút tiền. Điều này giúp ngân hàng dễ dàng “chiêu dụ” phụ huynh gửi vốn cho con qua ngân hàng.

Nhu cầu của khách hàng là hết sức phong phú, đa dạng, do đó, ngân hàng cho ra đời càng nhiều sản phẩm thì càng làm thỏa mãn nhu cầu của họ. Trong thực tế để đưa ra một sản phẩm ngân hàng mới là một việc không dễ thực hiện, nhất là đối với sản phẩm huy động vốn thì càng khó khăn hơn. Do đó, ngân hàng cần nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường và khuyến khích tính sáng tạo trong nhân viên để cho ra đời các sản phẩm phù hợp, có tính tiện ích cao, đăc biệt là nhóm tiền gửi tiết kiệm, bởi đây là nhóm mà tất cả các ngân hàng đều chú ý đến để khai thác, do nó mang lại sự ổn định cho nguồn vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình nguồn vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình, chi nhánh cần thơ (Trang 69)