Ngân hàng cần tập trung huy động nguồn vốn trung và dài hạn nhiều hơn để cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, giúp ổn định thanh khoản. Để nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn huy động của ngân hàng thì ngân hàng cần chú ý đến chính sách lãi suất huy động, lãi suất đó phải có khoảng cách hợp lý so với nguồn vốn ngắn hạn hay không có kỳ hạn, phải đảm bảo khả năng sinh lời cho nguồn vốn này bởi đây là mục đích quan trọng nhất mà khách hàng lựa chọn kỳ hạn này để giao dịch. Ngoài ra thì ngân hàng cũng không ngừng nghiên cứu để đưa ra các hình thức huy động vốn trung và dài hạn hấp dẫn, phù hợp với tính đa dạng và phức tạp của đối tượng khách hàng. Đặc biệt ngân hàng nên tập trung huy động nguồn vốn trung và dài hạn ở nhóm khách hàng là những người lớn tuổi, nó vừa giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn vừa giúp cho khách hàng có tiền lãi hàng tháng cũng như số tiền đó được bảo toàn để phục vụ họ lúc về già. Song song với đó là các chương trình khuyến mãi, các ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng gửi tiền ở kỳ hạn dài, chẳng hạn khi khách hàng gửi tiết kiệm dài hạn với số tiền lớn sẽ được hỗ trợ lãi suất khi có nhu cầu vay vốn xây nhà, mua ô tô, được giảm hoặc miễn phí dịch vụ ở mức độ phù hợp hay khi cha mẹ mở sổ tiết kiệm dài hạn cho con từ lúc sơ sinh đến trưởng thành sẽ được ngân hàng bảo lãnh khi có nhu cầu đi du học hay được ngân hàng tài trợ học phí khi học đại học,… Khi thực hiện được những điều này ngân hàng đã thể hiện sự quan tâm của mình đến quyền lợi của khách hàng, tạo niềm tin và sự hứng thú để khuyến khích dân cư gửi tiền vào ngân hàng ngày càng lớn.
5.2.3 Thực hiện chính sách lãi suất huy động hợp lý
Ngân hàng cần có một chính sách lãi suất huy động phù hợp với mặt bằng lãi suất của các ngân hàng trên địa bàn để có thể cạnh tranh với họ. Ngân hàng cần có chính sách lãi suất hấp dẫn đối với các khoản tiền gửi dài hạn, để vừa thu hút chân khách hàng, vừa đảm bảo cho nguồn vốn không có sự biến động mạnh khi lãi suất thay đổi. Trong bối cảnh hiện nay thì lãi suất huy động có xu hướng ngày càng giảm nhằm khuyến khích nền kinh tế tăng trưởng, nên lãi suất không còn là công cụ cạnh tranh hiệu quả nhất nữa do lãi suất huy động của các ngân hàng là tương đối ngang bằng nhau. Chính vì vậy, mà ngân
69
hàng luôn phải áp dụng kèm theo các chính sách khác bên cạnh một chính sách lãi suất phù hợp.
5.2.4 Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn
Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn để tập trung vào các nhóm khách hàng mà ngân hàng chưa khai thác hết tiềm năng:
-Các nhóm hợp tác xã, tổ phụ nữ, tổ ngành nghề…có một số tiền để hoạt động nhưng có lúc họ chưa sử dụng đến. Ngân hàng nên tiếp cận và vận động họ gửi tiết kiệm hay gửi tiền không kỳ hạn đối với những khoản tiền nhàn rỗi này. Gửi tiền vào ngân hàng vừa tạo cơ hội cho tiền sinh lời để tăng kinh phí hoạt động cho nhóm tổ, vừa được cất giữ an toàn.
-Tiết kiệm của ba mẹ mở cho bé: nhiều bậc cha, mẹ muốn tiết kiệm cho con mình từ lúc còn bé. Một mặt, họ có thể dùng số tiền đó trang trải cho việc sinh hoạt, học tập cho con họ; mặt khác giúp con lập “kế hoạch tài chính” ngay khi còn bé. Quyển sổ tiết kiệm sẽ mang tên bé, thuộc quyền sở hữu của bé, nhưng ba, mẹ hay người giám hộ hợp pháp vẫn là người đại diện mở sổ, đồng thời cũng là người đến gửi hay rút tiền. Điều này giúp ngân hàng dễ dàng “chiêu dụ” phụ huynh gửi vốn cho con qua ngân hàng.
Nhu cầu của khách hàng là hết sức phong phú, đa dạng, do đó, ngân hàng cho ra đời càng nhiều sản phẩm thì càng làm thỏa mãn nhu cầu của họ. Trong thực tế để đưa ra một sản phẩm ngân hàng mới là một việc không dễ thực hiện, nhất là đối với sản phẩm huy động vốn thì càng khó khăn hơn. Do đó, ngân hàng cần nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường và khuyến khích tính sáng tạo trong nhân viên để cho ra đời các sản phẩm phù hợp, có tính tiện ích cao, đăc biệt là nhóm tiền gửi tiết kiệm, bởi đây là nhóm mà tất cả các ngân hàng đều chú ý đến để khai thác, do nó mang lại sự ổn định cho nguồn vốn của ngân hàng.
5.2.5 Mở rộng mạng lưới thẻ ATM
Ngân hàng cần giám sát, kiểm tra định kỳ và tăng số lượng máy ATM ở các tuyến đường chính, siêu thị, các trường Đại học – Cao đẳng để khách hàng có thể giao dịch dễ dàng, tiện lợi hơn. Ngoài ra, ngân hàng nên tư vấn nhiệt tình để khách hàng nâng cao nhận thức về việc sử dụng thẻ thanh toán thông qua việc cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản về lợi ích, chi phí, rủi ro có thể có trong dịch vụ thanh toán thẻ và những tiện ích mà thẻ thanh toán mang lại cho khách hàng như thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, thanh toán hàng hóa tại các đơn vị chấp nhận thẻ.
70
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta gặp nhiều rất khó khăn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt ngành tài chính – ngân hàng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, đã có hàng loạt ngân hàng nhỏ không đủ sức trụ lại phải sáp nhập vào các ngân hàng khác để tồn tại. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đó, các ngân hàng nói chung và ABBANK Cần Thơ nói riêng đã tăng cường củng cố nguồn vốn của mình để đảm bảo hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cũng như giữ được vị thế của mình trên thị trường.
Qua phân tích tình hình nguồn vốn của ABBANK Cần Thơ trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014, nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng là vốn huy động. Nguồn vốn này huy động chủ yếu từ tiền gửi của khách hàng bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm, ngoài ra ngân hàng còn huy động từ việc phát hành GTCG. Nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng lên, góp phần mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng hoàn thành tốt mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động phản ánh sự nỗ lực trong hoạt động của ngân hàng nhằm duy trì một nguồn vốn ổn định, hỗ trợ cho việc mở rộng danh mục tài sản để hướng đến mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Song song với việc tăng cường huy động vốn ngân hàng còn hoạch định chiến lược sử dụng nguồn vốn huy động đó phù hợp nhất, đảm bảo khả năng thanh toán cũng như sinh lời cho ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng còn chú trọng việc huy động từ việc phát hành GTCG, điều này làm cho chi phí huy động tăng lên khiến cho chi phí của ngân hàng cũng tăng lên làm giảm lợi nhuận. Chính vì vậy, ngân hàng nên đẩy mạnh huy động vốn từ tiền gửi bằng các chính sách lãi suất ưu đãi với chế độ chăm sóc khách hàng thân thiết.
Bên cạnh nguồn vốn huy động, nguồn vốn của ngân hàng còn có vốn điều chuyển và nguồn vốn khác. Chi phí sử dụng vốn điều chuyển cao hơn nhiều vốn huy động nên ngân hàng rất hạn chế sử dụng nguồn vốn này. Lượng vốn mà ngân hàng huy động được thường xuyên đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng, điều này cho thấy sự tự chủ vốn của ngân hàng ít phụ thuộc vào Hội sở. Nguồn vốn khác của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi ký quỹ, số lượng không được nhiều nhưng qua đây cho thấy ngân hàng đang chiếm lấy lòng tin của khách hàng nhiều hơn. Ngân hàng cũng nên đẩy mạnh tạo lập nguồn vốn này nhiều hơn để góp phần tăng nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng.
Cùng với những khó khăn của nền kinh tế, ngân hàng thời gian qua cũng nắm bắt những cơ hội để tạo lập nguồn vốn dồi dào, đảm bảo thuận lợi cho qua trình hoạt động của ngân hàng, tuy vậy vẫn còn một số hạn chế xuất phát
71
từ bản thân ngân hàng, từ môi trường kinh tế nói chung và từ các nhân tố ảnh hưởng khác nói riêng. Với sự nổ lực phấn đấu không ngừng của ABBANK Cần Thơ cùng với sự giúp đỡ của Hội Sở, ngân hàng sẽ vững mạnh hơn khí đối đầu với những thách thức và giải quyết mọi khó khăn để khẳng định sự uy tín và vị thế của mình trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ths. Thái Văn Đại, 2014. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.
2. Ths. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2012. Quản trị Ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.
3. Nguyễn Hữu Tâm, 2008. Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế. Đại học Cần Thơ.
4. Nguyễn Mạnh Hùng, 2013. Điểm lại quá trình điều chỉnh giảm lãi suất giai đoạn 2011 – 2013, [online] [Ngày truy cập: 15 tháng 09 năm 2014].
5. Thảo Nguyên, 2013. Tỷ giá và giá vàng cùng giảm mạnh, [online] <http://www. thesaigontimes.vn/100551/Ty gia va gia vang cung giam manh. html> [Ngày truy cập: 27 tháng 09 năm 2014].
6. Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011.
7. Thông tư số 33/2012/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012.