đoạn 2011 – 2013
Về tình hình thu nhập
Với tình hình khó khăn của nền kinh tế hiện nay, hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng, kể cả ngành tài chính ngân hàng nói chung và ABBANK Cần Thơ nói riêng. Các khoản thu nhập của ABBANK Cần Thơ bao gồm thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự, thu nhập từ hoạt động dịch vụ, lãi từ kinh doanh ngoại hối và các khoản thu nhập khác. Thông qua bảng số liệu 3.1 dưới đây, nguồn thu nhập quan trọng nhất của ngân hàng là thu nhập từ lãi do hoạt động tín dụng mang lại, luôn chiếm từ 90% trở lên tổng thu nhập mỗi năm, nên sự tác động lớn nhất đến tổng thu nhập của ngân hàng là thu nhập từ lãi. Còn nguồn thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng không cao, không ổn định nhưng ngân hàng cũng cần có chính sách phát triển để gia tăng thu nhập cho ngân hàng, đặc biệt là mảng dịch vụ
35
ngân hàng, hoạt động này có thể mang nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/ 2011 2013/ 2012
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ
(%)
Tổng thu nhập 205.929 205.541 94.795 -388 -0,19 -110.746 -53,88
Thu từ lãi 201.674 202.395 91.573 721 0,36 -110.822 -54,76 Thu ngoài lãi 4.255 3.146 3.222 -1.109 -26,06 76 2,42
Tổng chi phí 187.823 202.924 92.623 15.101 8,04 -110.301 -54,36
Chi phí lãi 160.559 170.973 61.831 10.414 6,49 -109.142 -63,84 Chi phí ngoài lãi 27.264 31.951 30.792 4.687 17,19 -1.159 -3,63
Lợi nhuận 18.106 2.617 2.172 -15.489 -85,55 -445 -17
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK Cần Thơ
-Thu nhập từ lãi: từ bảng 3.1 cho thấy thu nhập từ lãi của ngân hàng không ổn định qua 3 năm do ảnh hưởng tình hình khó khăn chung của nền kinh tế với lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng thấp, thị trường bất động sản đóng băng….Trong thu nhập từ lãi thì thu từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng. Điều này cho thấy hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Năm 2012 lãi suất có nhiều biến động, đặc biệt khi Thông tư 33/2012/TT-NHNN của ngân hàng Nhà Nước quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 12%, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập lãi của ngân hàng. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế có nhiều khó khăn nên khách hàng không có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên nhu cầu tín dụng chỉ tăng nhẹ 0,36% so với năm 2011. Đến năm 2013, thu nhập từ lãi của ngân hàng giảm mạnh 54,76% so với năm 2012, là do ngân hàng hạ lãi suất cho vay trong năm này nhằm thu hút khách hàng vay vốn khiến ảnh hưởng đến nguồn thu từ lãi giảm. Bên cạnh đó, ngân hàng còn thu lãi tiền gửi, khoản này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn thu của ngân hàng. Vì khoản sinh lời từ tiền gửi của ngân hàng rất thấp, chủ yếu ngân hàng đầu tư vào khoản này nhằm đảm bảo tính an toàn và đảm bảo nguồn vốn huy động không bị dư thừa. Ngoài ra, còn các khoản thu từ hoạt động tín dụng khác như thu lãi từ đầu tư chứng khoán, thu lãi cho thuê tài chính và thu lãi khác. Các khoản này có sự dao động không đáng kể trong 3 năm qua.
36
-Thu nhập ngoài lãi: trong giai đoạn 2011 – 2013 khoản thu ngoài lãi của ngân hàng có nhiều biến động, tăng giảm không ổn định. Thu phí từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn thu ngoài lãi của ngân hàng. Năm 2012, nguồn thu này giảm làm cho thu nhập ngoài lãi của ngân hàng giảm theo do các ngân hàng lớn đang đẩy mạnh cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả dịch vụ đã làm cho khoản thu phí dịch vụ của ngân hàng tương đối thấp, giảm 26,06% so với năm 2011. Sang năm 2013, ngân hàng tăng cường cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích cho khách hàng như dịch vụ Phone – Banking, dịch vụ SMS – Banking, Moblie – Banking, gói sản phẩm trả lương qua thẻ…nhờ đó ngân hàng đã thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, nhất là các khách hàng doanh nghiệp, bởi nó giúp họ tiết kiệm được thời gian và không cần phải thông qua nhiều kênh trung gian như trước đây, giúp nguồn thu phí từ hoạt động dịch vụ tăng 2,42% so với năm 2012. Tuy tăng không nhiều nhưng đó là sự nổ lực của ngân hàng, đó là động lực giúp ngân hàng ngày một cố gắng hơn. Khoản thu ngoài lãi của ngân hàng còn thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối. ABBANK Cần Thơ không đầu tư nhiều vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do nó luôn chứa đựng nhiều rủi ro lớn nên khoản thu này chỉ chiếm một phần nhỏ trong thu nhập. Ngân hàng luôn đảm bảo an toàn kinh doanh ngoại tệ, thực hiện đúng các qui định về kinh doanh ngoại tệ đảm bảo trạng thái cho phép của ngân hàng, áp dụng các hình thức mua bán tỷ giá, phương thức thanh toán. Năm 2013, ngân hàng đã thanh lý một số tài sản cố định, và thu tiền phạt do khách hàng thanh toán các khoản vay trễ hạn góp phần làm tăng khoản thu khác của ngân hàng.
Về tình hình chi phí
Chi phí là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh cũng như khả năng quản lý chi phí của ngân hàng. Chi phí quá thấp hoặc quá cao cũng không tốt, vì vậy ngân hàng nên kiểm soát mức chi phí hợp lý nhất để có thể tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Cũng như thu nhập, chi phí của ngân hàng bao gồm chi phí lãi và chi phí ngoài lãi, trong đó chi phí lãi chiếm tỷ trọng cao nhất. Thông qua bảng số liệu 3.1, ta thấy chi phí của ABBANK Cần Thơ tăng giảm không ổn định.
Trong năm 2011, với mức trần lãi suất huy động là 14%/năm do NHNN quy định theo Thông tư số 02/2011/TT- NHNN ban hành ngày 03/03/2011, thì ngân hàng phải chịu một khoản chi phí lớn để trả lãi cho khách hàng. Hơn nữa, năm 2011 nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập ABBANK Cần Thơ (07/03/2006 – 07/03/2011), ngân hàng tốn thêm khoản chi phí tặng quà cho khách hàng của mình. Điều này góp phần làm tăng chi phí của ngân hàng lên. Ngoài ra, với lãi suất cho vay trong năm cao (hơn 20%/năm), để đảm bảo an
37
toàn tín dụng ngân hàng đã trích lập một khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng khá lớn lên đến 3.164 triệu đồng. Sang năm 2012, tình hình vẫn không khá hơn, chi phí của ngân hàng tiếp tục tăng đặc biệt là chi phí lãi tăng 6,49% so với năm 2011, nguyên nhân là do ngân hàng đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng giấy tờ có giá. Hình thức huy động vốn này sẽ tốn chi phí nhiều hơn huy động vốn bằng tiền gửi. Hay nói cách khác ngân hàng đã không tận dụng tài sản nợ nhàn rỗi tại chỗ để tiết kiệm chi phí khi huy động. Ngân hàng phải chú trọng đến vấn đề này, bởi trong tình hình kinh tế khó khăn khách hàng rất e ngại khi vay vốn ngân hàng nhưng ngân hàng vẫn đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt huy động vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá. Bên cạnh đó, chi phí ngoài lãi năm 2012 của ngân hàng tăng 17,19% so với năm 2011, do năm này ngân hàng phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi nhiều hơn và nhu cầu nâng cao công nghệ, sửa chữa, xây dựng trang thiết bị mới nên mức khấu hao vì đó mà tăng thêm. Năm 2013, tổng chi phí của ngân hàng giảm mạnh trong đó chi phí lãi giảm 63,84% so với năm 2012. Sự sụt giảm này là do ngân hàng đã giảm lãi suất huy động vốn theo qui định của NHNN. Hơn nữa ngân hàng đã giảm tỷ trọng huy động vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí. Lượng tiền gửi của khách hàng trong năm 2013 có phần sụt giảm dẫn đến nộp chi phí bảo hiểm ít hơn. Cùng với tình hình khó khăn chung ABBANK Cần Thơ hạn chế việc thưởng, phụ cấp cho nhân viên. Hầu như trong năm nhân viên chỉ được nhận lương cơ bản, còn lương nâng suất thì rất khó đạt được. Song song với đó là viêc cắt giảm chi phí cho việc in ấn, điện nước, tổ chức hội nghị,… cũng được ngân hàng áp dụng, giúp cho chi phí hoạt động của ngân hàng giảm. Ngân hàng luôn chú trọng đến việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để đảm bảo an toàn theo qui định của NHNN và ngân hàng đã nâng cao công tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay vốn khắt khe hơn để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.
Về tình hình lợi nhuận
Nhìn chung lợi nhuận của ngân hàng giảm nhiều qua 3 năm 2011 – 2013. Năm 2011, lợi nhuận của ngân hàng đạt được ở mức cao là nhờ thu nhập chủ yếu từ hoạt động tín dụng, cùng với chính sách sử dụng đồng vốn chi phí vào kinh doanh một cách hợp lý làm tăng doanh thu dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng cao. Nhưng sang năm 2012, cùng với tình hình kinh tế có nhiều biến động xấu như nợ xấu bùng nổ, lạm phát tăng cao, thị trường bất động sản bất ổn…ABBANK nói chung và ABBANK Cần Thơ nói riêng đã đồng hành chia sẻ với khách hàng vượt qua những khó khăn này thông qua các gói sản phẩm có lãi suất cho vay, phí dịch vụ ưu đãi và các gói tín dụng với lãi suất thấp phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ tiểu thương; bên cạnh
38
đó NHNN cũng ra sức giúp đỡ hệ thống ngân hàng bằng việc nhiều lần giảm trần lãi suất huy động, hạ lãi suất cho vay. Cũng trong năm này hàng loạt doanh nghiệp phá sản trong khi nợ ngân hàng chưa thanh toán hết dẫn đến nợ xấu làm lợi nhuận của ngân hàng giảm mạnh 85,55% so với năm 2011. Thu nhập của ngân hàng giảm mà chi phí lại tăng cao làm cho lợi nhuận của ngân hàng cũng giảm mạnh. Bước sang năm 2013, lợi nhuận của ngân hàng tiếp tục giảm, tuy trong năm cả chi phí và thu nhập của ngân hàng đều giảm, nhưng mức giảm của thu nhập nhiều hơn đã kéo theo sự giảm xuống của lợi nhuận. Đặc biệt là sự giảm xuống mạnh của nguồn thu từ hoạt động tín dụng, đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.