Phân tích tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình nguồn vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình, chi nhánh cần thơ (Trang 40)

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng muốn được diễn ra một cách thuận lợi và linh hoạt thì cần có nguồn vốn lớn, ổn định cả về quy mô và chất lượng, để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, góp phần mang lại thu nhập cho khách hàng cũng như tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Với phương thức hoạt động là vay để cho vay nên nguồn vốn huy động được đánh giá là quan trọng hơn cả trong tổng nguồn vốn cần cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đó là tiền đề để ngân hàng chủ động hơn trong quá trình hoạt động, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm phân tán rủi ro để có được lợi nhuận cao theo hướng an toàn và hiệu quả.

Cũng như các NHTM khác, ABBANK Cần Thơ có nguồn vốn được cấu thành từ 3 nguồn cơ bản: nguồn vốn huy động, nguồn vốn điều chuyển và nguồn vốn khác. Lãi suất từ nguồn vốn điều chuyển luôn cao hơn lãi suất huy động nên ngân hàng rất hạn chế sử dụng nguồn vốn điều chuyển mà thay vào đó là ngân hàng không ngừng nâng cao công tác tạo lập vốn nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao tính chủ động trong việc sử dụng vốn.

Trong giai đoạn 2011- 6 tháng đầu năm 2014, tình hình tổng nguồn vốn của ngân hàng có nhiều biến động, trong đó nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao so với tổng nguồn vốn của chi nhánh giúp ngân hàng mở rộng được quy mô hoạt động, đồng thời nguồn vốn khác có giá trị năm sau cao hơn năm trước, điều này cho thấy ngân hàng luôn coi trọng các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Với nguồn vốn này thì ngân hàng có đủ sức mạnh tài chính để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình cũng như cạnh tranh tốt hơn với các ngân hàng khác trên địa bàn. Tình hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu dưới đây:

41

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của ABBANK Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của ABBANK Cần Thơ

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 2012/ 2011 2013/ 2012 6 tháng 2014/ 6 tháng 2013

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 992.974 1.116.643 1.338.461 720.837 980.138 123.669 12,45 221.818 19,86 259.301 35,97 Vốn điều chuyển 224.310 -141.333 -281.746 481.388 47.415 -365.643 -163,01 -140.413 99,35 -433.973 -90,15 Vốn khác 60.173 177.239 258.051 -20.630 4.000 117.066 194,55 80.812 45,59 24.630 -119,39 Tổng nguồn vốn 1.277.457 1.152.549 1.314.766 1.181.595 1.031.553 -124.908 -9,78 162.217 14,07 -150.042 -12,70

42

4.1.1.1 Nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng trong hoạt động của ABBANK Cần Thơ. Để thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng cũng như các nghiệp vụ khác ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn vốn này. Tuy nhiên để tạo lập nguồn vốn huy động dồi dào thì không dễ dàng thực hiện, bởi công tác huy động vốn có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình hình phát triển kinh tế, cơ cấu lãi suất, lạm phát…Do đó, trong thời gian qua ABBANK Cần Thơ đã rất nổ lực đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng các chiến lược như đa dạng hóa các sản phẩm đối với tiền gửi, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giao dịch thanh toán được nhanh chóng, thường xuyên có các ưu đãi cho khách hàng…để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cũng góp phần tạo lập nguồn vốn hoạt động dồi dào cho ngân hàng.

Nguồn vốn huy động của ABBANK Cần Thơ bao gồm tiền gửi bằng đồng Việt Nam, tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và cá nhân, và huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá. Dưới đây là tình hình nguồn vốn huy động từ tiền gửi bằng đồng Việt Nam của ABBANK Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013:

Bảng 4.2: Nguồn vốn huy động từ tiền gửi bằng Việt Nam đồng của ABBANK Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/ 2011 2013/ 2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ

(%) Tiền gửi của

TCKT 195.997 283.518 659.788 87.521 44,65 376.270 132,71

+Không kỳ hạn 37.348 64.250 357.073 26.902 72,03 296.263 455,76 +Có kỳ hạn 158.649 219.268 302.715 60.619 38,21 83.447 38,06

Tiền gửi tiết kiệm 181.081 169.226 274.773 -11.855 -6,55 105.547 62,37

+Không kỳ hạn 9.235 10.519 10.976 1.284 13,90 457 4,34 +Có kỳ hạn 171.846 158.707 263.797 -13.139 -7,65 105.090 66,22

43

a. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi bằng đồng Việt Nam

 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

-Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp gửi vào ngân hàng mà có thể rút ra bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo trước. Vì tính ổn định không cao của tiền gửi này nên ngân hàng thường trả lãi cho nó rất thấp, do đó chi phí cho loại tiền gửi này là không cao. Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2011 – 2013. Nguồn vốn này của ngân hàng huy động chủ yếu từ các doanh nghiệp trên địa bàn, để giúp họ với mục đích thực hiện chủ yếu là thanh toán các giao dịch mua hàng hóa trong quá trình được thuận tiện hơn. ABBANK Cần Thơ luôn ý thức được đây là nhóm khách hàng lớn, nên ngân hàng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện thanh toán cho họ, giúp họ thuận hơn trong giao dịch; tiết kiệm thời gian, chi phí; và mặt khác tạo hình tượng ngân hàng cũng như nâng cao uy tín đối với họ. Cũng trong năm này, ngân hàng đưa ra nhiều chương trình ưu đãi đối với sử dụng thẻ như mở tài khoản miễn phí, liên kết với các doanh nghiệp khác để có những ưu đãi đối với khách hàng nhỏ lẻ, nhằm thu hút nguồn vốn huy động giá rẻ này.

Sang năm 2013, khối lượng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng tăng mạnh; với mức tăng 455,76% so với năm 2013. Các doanh nghiệp trên địa bàn nắm bắt được tín hiệu phục hồi tốt của nền kinh tế nên bắt đầu đầu tư, mở rộng sản xuất, mua sắm trang thiết bị…do đó họ đến ngân hàng giao dịch nhiều hơn. Mặc dù, khu vực thành phố Cần Thơ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, nhưng khách hàng vẫn tìm đến với ABBANK cho thấy ngân hàng ngày một xây dựng thương hiệu mạnh cũng như uy tín của họ đã đi vào trong lòng của khách hàng. Đồng thời thì việc trả lương qua thẻ ATM mang lại nhiều tiện lợi cho các cơ quan, tổ chức nên ngày càng có nhiều đơn vị liên kết với ngân hàng để thực hiện nghiệp vụ này. Ngoài ra, trong năm 2013 ABBANK Cần Thơ liên kết với nhiều doanh nghiệp để dành những ưu đãi cho khách hàng hàng sở hữu thẻ ABBANK Visa. Với những món ưu đãi hấp dẫn như nhận ngay áo mưa khi thanh toán bằng thẻ ABBANK Visa tại Big C, khách hàng sử dụng thẻ ABBANK Visa để thanh toán hay nạp tiền điện thoại di động Viettel trực tuyến sẽ nhận được số phút gọi miễn phí với giá trị 50.000 đồng cho mỗi 100.000 đồng thanh toán, hay ABBANK và Zalora đã triển khai chương trình ưu đãi với chiết khấu lên đến 15% cho tất cả các mặt hàng trên trang web Zalora khi thanh toán bằng thẻ Visa của ABBANK và ngân hàng còn liên kết nhiều với các doanh nghiệp khác nữa. Với chương trình ưu đãi cực hấp dẫn

44

như vậy thu hút khách hàng ồ ạt đến ngân hàng mở tài khoản góp phần làm tăng nguồn vốn huy động không kỳ hạn của ngân hàng.

Bảng 4.3: Nguồn vốn huy động từ tiền gửi bằng Việt Nam đồng của ABBANK Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2013 – 2014

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6 tháng 2014/ 6 tháng 2013

Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%)

Tiền gửi của TCKT 474.408 278.760 -195.648 -41,24

+Không kỳ hạn 255.759 90.982 -164.777 -64,43 +Có kỳ hạn 218.649 187.778 -30.871 -14,12

Tiền gửi tiết kiệm 242.329 297.571 55.242 22,79

+Không kỳ hạn 16.653 19.116 2.463 14,79 +Có kỳ hạn 225.676 278.455 52.779 23,39

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của ABBANK Cần Thơ

Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, giá trị của nguồn vốn này có sự giảm mạnh 64,43% so với 6 tháng đầu năm 2013. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng để thu hút tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay gắt hơn, bởi khoảng trống thị trường của kênh này còn nhiều hấp dẫn. Tuy giảm nhưng ngân hàng vẫn duy trì được một con số tương đối, và ngân hàng vẫn đang tiếp tục cố gắng để nâng cao chất lượng phục vụ của mình nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn để tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn này. Ngày nay, xã hội ngày càng hiện đại nên người dân có nhu cầu sử dụng thẻ ngân hàng nhiều hơn. Nắm bắt được điều đó, ABBANK Cần Thơ không ngừng cải tiến trang thiết bị, mở thêm nhiều cây ATM để phục vụ khách hàng. Ngân hàng gắn kết với nhiều doanh nghiệp, tổ chức để thực hiện các dịch vụ trả tiền điện nước, điện thoại hay nộp thuế thông qua tài khoản ngân hàng. Một mặt, giúp các doanh nghiệp đó tiết kiệm thời gian, chi phí; mặt khác giúp ngân hàng quảng bá thương hiệu của mình. Nhờ những chính sách của ngân hàng mà nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn có một kết quả khả quan trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. Hoạt động thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt là một kênh tạo ra nguồn vốn với chi phí thấp, giúp ngân hàng có được nguồn vốn sử dụng trong tạm thời, do đó ngân hàng đưa ra nhiều chính sách để tận dụng có hiệu quả nguồn vốn này.

45

-Tiền gửi có kỳ hạn: nguồn vốn huy động này có tính ổn định cao, do có thỏa thuận về thời gian rút tiền với ngân hàng, vì thế lãi suất của tiền gửi này cao hơn so với không kỳ hạn. Do đó ngân hàng chủ động được trong quá trình sử dụng nguồn vốn này, thường dùng cho hoạt động cấp tín dụng trung và dài hạn mà không cần dự trữ lại quá nhiều. Tuy nhiên trên thực tế để cạnh tranh với các ngân hàng khác thì ngân hàng vẫn cho khách hàng rút trước hạn nhưng được áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn, điều này ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Vì vậy để tận dụng được nguồn vốn này, ngân hàng đã đưa ra nhiều kỳ hạn khác nhau với các mức lãi suất tương ứng nhằm cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn.

Thông qua bảng số liệu 4.2 và 4.3, tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tăng đều trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu nhằm mục đích thực hiện thanh toán các giao dịch mua bán, giúp họ tiết kiệm được thời gian, chi phí và không cần phải bảo vệ số tiền mặt quá lớn. Nhưng đôi khi họ cũng có số tiền nhàn rỗi, khi đó họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng dưới hình thức có kỳ hạn để hưởng lãi suất. Nguồn vốn này phụ thuộc rất nhiều vào kết quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế, sự phát triển của các tổ chức kinh tế sẽ góp phần làm cho nghiệp vụ thu hút tiền gửi của ngân hàng đạt kết quả tốt hơn. Đa số trên địa bàn thành phố Cần Thơ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể nên ngân hàng thường xuyên cho ra các chính sách ưu đãi đối với họ. Một mặt là khuyến khích họ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mặt khác thu hút khách hàng nhằm gia tăng lượng tiền gửi cho ngân hàng. Năm 2012, nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp trên địa bàn cũng lo ngại đầu tư thêm hay mở rộng sản xuất. Chính vì lẽ đó họ gửi số tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để an toàn mặc dù hưởng lãi suất không cao. Năm 2013, nguồn vốn huy động từ đối tượng này vẫn tăng lên mạnh, tăng đến 38,06% so với năm 2012. Đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng mở rộng mối quan hệ với khách hàng là các tổ chức kinh tế, đồng thời đó còn là kết quả của việc nâng cao chất lượng dịch vụ giúp thực hiện các giao dịch được nhanh chóng hơn. Đạt được kết quả khả quan như vậy là do ngân hàng nổ lực tạo nhiều mối quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp và nắm bắt được tâm lý của họ là các tổ chức kinh tế gửi tiền thanh toán không mang tính chất sinh lời, nên yếu tố lãi suất không mang tính quyết định mà yếu tố chất lượng dịch vụ mới chính là điều mà họ đặc biệt quan tâm. Vì vậy, ABBANK Cần Thơ thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ tiền gửi này nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn. Tuy đa phần các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng không nhằm mục đích hưởng lãi nhưng đôi khi

46

họ cũng có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng để sinh lời nên ngân hàng cần tận dụng những nguồn vốn này phục vụ cho nhu cầu cấp tín dụng của mình, bởi số tiền mà họ gửi vào thường có giá trị rất lớn.

 Tiền gửi tiết kiệm: nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu tiền gửi vào ngân hàng. Lãi suất huy động tỷ lệ thuận với thời gian gửi tiền sẽ khuyến khích khách hàng gửi tiền với thời hạn dài hơn. Ngân hàng thường dùng nguồn vốn có tính ổn định này để đầu tư các dự án dài hạn nhưng cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế, thu nhập của người dân nên ABBANK Cần Thơ áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao uy tín và thương hiệu của mình để thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm. Có hai loại tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

-Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: loại tiền gửi này của ngân hàng tăng đều trong 3 năm 2011 – 2013. Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn này của ABBANK Cần Thơ không được đa dạng như các loại sản phẩm khác nên không thu hút nhiều khách hàng. Mặt khác, khách hàng gửi tiết kiệm thường là cán bộ, công nhân viên chức nên họ thiên về gửi tiết kiệm có kỳ hạn hơn. Năm 2012, giá vàng có dấu hiệu đi xuống, còn thị trường bất động sản hay thị trường chứng khoán thì rủi ro quá lớn nên việc gửi tiền vào ngân hàng luôn là lựa chọn hiệu quả nhất đối với người dân cho dù lãi suất huy động đã giảm so với thời gian trước, bởi họ vừa được hưởng lãi vừa có sự yên tâm hơn. Vì vậy nên lượng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tăng vọt đáng kể. Sang năm 2013, nguồn vốn từ khoản này tăng nhẹ với mức tăng 4,34% so với năm 2012. Có thể thấy, mặc dù lãi suất huy động tiếp tục giảm nhưng mức giảm không quá nhiều và người gửi tiền phần nào cũng quen với xu hướng lãi suất giảm liên tục trong thời gian qua nên tỏ ra không mấy bất ngờ khi lãi suất hạ. Hơn nữa, nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn, nên việc đầu tư nhỏ của người dân còn cân nhắc chứ chưa nói đến việc đầu tư một số vốn lớn để kinh doanh, cộng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình nguồn vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình, chi nhánh cần thơ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)