Các hệ số đánh giá nguồn vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình nguồn vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình, chi nhánh cần thơ (Trang 58)

a. Tỷ lệ % từng khoản trên nguồn vốn

Đây là chỉ tiêu cho biết tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

- VHĐ/ Tổng NV: Thông qua chỉ tiêu này ta xác định được quy mô huy động vốn của ngân hàng, cũng như khả năng cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng so với các ngân hàng khác. Chỉ tiêu này càng lớn thì cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng đạt được kết quả tốt, ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc cho vay của mình. Qua bảng số liệu 4.9, trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014, tỷ số huy động vốn trên tổng nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, trên 60% so với tổng nguồn vốn. Với kết quả này thì nguồn vốn huy động đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, nếu tận dụng tốt nguồn vốn này thì ngân hàng sẽ đạt lợi nhuận kinh doanh cao hơn do chi phí cho nguồn vốn tại chỗ này rẻ hơn so với các nguồn vốn khác.

- VĐC/ Tổng NV: Chỉ tiêu này cho biết mức độ phụ thuộc của chi nhánh vào Hội sở. Chỉ tiêu này càng lớn thì cho thấy ngân hàng bị động trong việc sử dụng vốn, nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh nên ngân hàng phải sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Vốn điều chuyển trên vốn huy động của ABBANK Cần Thơ giảm dần trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014, điều này cho thấy ngân hàng đang từng bước nâng cao tính tự chủ của mình về nguồn vốn, hạn chế sự can thiệp từ Hội sở. Năm 2012 và năm 2013, ngân hàng còn bị thừa vốn nên phải điều chuyển về Hội sở. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng đạt giá trị cao, đặc biệt là nguồn vốn huy động có giá trị ngắn, cùng với giai đoạn khó khăn này các doanh nghiệp trên địa bàn cũng hạn chế đi vay ngân hàng chủ yếu họ dùng vốn tự có của mình để đầu tư sản xuất, do đó nhu cầu vốn điều chuyển của ngân hàng cũng giảm theo. Việc hạn chế sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển sẽ giúp ngân hàng tốn ít chi phí trong việc trả lãi cho nguồn vốn này hơn, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng với các NHTM khác trên địa bàn.

- Vốn khác/ Tổng NV: Nguồn vốn khác tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, nhưng khi nguồn vốn huy động của ngân hàng không đáp ứng kịp thời nhu cầu cho vay của khách hàng và ngân hàng không muốn sử dụng nguồn vốn điều chuyển thì nguồn vốn khác này rất quan trọng. Trong thời gian qua ABBANK Cần Thơ không ngừng nâng cao tỷ trọng nguồn vốn khác của mình. Nguồn vốn khác của ngân hàng chủ yếu là tiền ký quỹ của các doanh

59

nghiệp. Vì thế ngân hàng chủ động tạo lập nhiều mối quan hệ với những doanh nghiệp cũ và tìm kiếm những doanh nghiệp mới và có thể sau này họ hợp tác với ngân hàng góp phần nâng cao nguồn vốn mới cho ngân hàng.

b. Vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy động (%)

Chỉ tiêu này cho biết mức độ ổn định của nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt, khi đó ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng vốn với các kế hoạch cụ thể, còn nếu nó quá bé thì cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu mang tính tạm thời. Tại ABBANK Cần Thơ thì chỉ tiêu vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy động tương đối thấp vào khoảng 30 – 40%. Ngân hàng huy động tiền gửi ngắn hạn là nhiều, chính vì vậy không thể sử dụng cho các hoạt động mang tính trung và dài hạn, đồng thời phải dự trữ lại một lượng lớn để đối phó với việc rút tiền bất ngờ của khách hàng. Tuy là nguồn vốn huy động của ngân hàng dồi dào nhưng phần lớn là ngắn hạn, điều này làm cho ngân hàng bị động trong các hoạt động kinh doanh trung và dài hạn của mình. Vì vậy, ngân hàng cần tăng cường huy động tiền gửi có kỳ hạn dài hơn để ổn định nguồn vốn của ngân hàng, thực hiện các công tác dài hạn.

c. Lãi suất bình quân đầu vào

Việc xác định lãi suất bình quân đầu vào giúp ích cho ngân hàng xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, ABBANK Cần Thơ nên phân tích chi phí đầu vào và tính trên một đồng vốn cho vay để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng giúp ngân hàng giảm chi phí vốn đầu vào và từ đó có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Qua bảng số liệu 4.9, cho thấy lãi suất bình quân đầu vào của ngân hàng có chiều hướng giảm trong những năm qua. Năm 2012, NHNN hạ trần lãi suất huy động, các ngân hàng buộc phải làm theo qui định. Huy động với chi phí cao nhưng hoạt động cho vay lại gặp nhiều khó khăn làm cho vốn huy động trong năm 2012 dư thừa, dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng giảm mạnh. Chính vì vậy, sang năm 2013 ngân hàng tích cực huy động vốn với sự điều chỉnh lại, không huy động vốn với lãi suất cao nữa mà hạ lãi suất bình quân đầu vào xuống còn 4,62%. Đến 6 tháng đầu năm 2014, lãi suất bình quân của ngân hàng tiếp tục giảm xuống chỉ còn 4,98%. Tuy là huy động với mức lãi suất thấp sẽ làm giảm chi phí cho ngân hàng, nhưng lãi suất thấp quá sẽ không hấp dẫn khách hàng gửi tiền vào ngân hàng của mình. Từ đó sẽ làm cho nguồn vốn ngân hàng thiếu hụt, không đủ để thực hiện các hoạt động khác. Vì vậy ngân hàng cần tính toán kỹ lưỡng lãi suất bình quân đầu vào một cách hợp lí; một mặt giảm chi phí cho ngân hàng, mặt khác vẫn thu hút khách hàng gửi tiền.

60

d. Lãi suất bình quân đầu ra

Qua bảng số liệu, nhìn chung tình hình lãi suất bình quân đầu ra của ABBANK Cần Thơ trong giai đoạn này có xu hướng giảm. Do nhu cầu vay vốn của khách hàng trong giai đoạn này tương đối thấp. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều gặp khó khăn, kể cả thị trường bất động sản, tài chính cũng gặp nhiều bất ổn. Bên cạnh đó, NHNN hạ trần lãi suất huy động buộc các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay để có thể nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Điều này khiến ngân hàng phải hạ lãi suất cho vay để có thể thu hút khách hàng. Việc hạ lãi suất cho thấy ngân hàng đã có sự điều chỉnh theo xu hướng của thị trường.

e. Lãi suất BQ đầu vào/ Lãi suất BQ đầu ra

Tỷ số lãi suất BQ đầu vào/ lãi suất BQ đầu ra của ngân hàng trong thời gian qua tương đối nhỏ, lãi suất BQ đầu ra của ngân hàng luôn lớn hơn lãi suất BQ đầu vào và thay đổi theo lãi suất của thị trường. Điều này cho thấy ngân hàng đã điều chỉnh và cân nhắc mức lãi suất cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong năm 2012, ngân hàng huy động vốn nhiều nhưng đã sử dụng chúng chưa hiệu quả. Ngân hàng huy động vốn với chi phí cao nhưng hoạt động cho vay lại hạn chế, ngân hàng phải hạ lãi suất cho vay để thu hút khách hàng. Đây là nguyên nhân khiến cho tỷ số lãi suất BQ đầu vào/ lãi suất BQ đầu ra giảm còn 0,86 lần. Đối với hoạt động của ngân hàng, ngoài chi trả lãi ngân hàng còn phải chi trả các khoản ngoài lãi, với mức lãi suất như vậy thì thu nhập của ngân hàng sẽ không bù đắp được chi phí, có thể dẫn đến thua lỗ cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có những chính sách tận dụng tốt nguồn vốn huy động, giúp lợi nhuận của ngân hàng tăng lên bằng việc tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập.

f. Chi phí lãi/ Tổng chi phí

Chi phí lãi của ngân hàng chủ yếu là trả lãi tiền gửi, trả lãi cho việc phát hành GTCG. Qua bảng số liệu 4.9, chi phí lãi của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí và có xu hướng giảm trong những năm qua. Nguyên nhân là do ngân hàng đã giảm lãi suất huy động theo qui định của NHNN, cũng như ngân hàng đã giảm tỷ trọng phát hành GTCG giúp ngân hàng tiết kiệm được phần nào chi phí trả lãi. Chi phí lãi chiếm phần lớn tổng chi phí của ngân hàng nên giảm được chi phí lãi góp phần làm giảm tổng chi phí, nâng cao lợi nhuận của ngân hàng.

61

g. Chi phí lãi/ Tổng thu nhập

Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí lãi của một đồng thu nhập. Qua bảng số liệu 4.9 cho thấy để được 100 đồng thu nhập ngân hàng phải bỏ ra trung bình trên 70 đồng chi phí để trả lãi tiền gửi và chi trả lãi phát hành GTCG. Chỉ số này của ngân hàng khá cao và tăng giảm không ổn định, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của ngân hàng. Ban lãnh đạo cần có những chính sách huy động cũng như cho vay hiệu quả hơn nữa để tiết kiệm phần chi phí lãi và tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình nguồn vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình, chi nhánh cần thơ (Trang 58)