Thẩm định là một công đoạn không thể thiếu, là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cho vay hay không và xa hơn nữa là ảnh hưởng đến hiệu quả đồng vốn mà ngân hàng cho vay. Chất lượng thẩm định đầu vào chính là yếu tố quyết định chất lượng tín dụng đầu ra sau này. Chỉ có như thế chi nhánh mới kiềm chế được nợ xấu trong dài hạn. Đánh giá chính xác về năng lực tài chính, khả năng trả nợ, nguồn trả nợ qua các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính kết hợp với các thông số, thông tin từ CICB, kết quả của các doanh nghiệp cùng ngành, các doanh nghiệp truyền thống. Tất cả được thể hiện trong tờ thẩm định khách hàng, vì thế khâu này cần được tiến hành một cách khách quan, chính xác.
Đầu tư vào trang thiết bị hiện đại, đồng bộ giữa các phòng ban để ngân hàng có thể cập nhật thông tin về doanh nghiệp một cách siêng suốt thông qua hệ thống dữ liệu tạo thuận lợi cho việc thẩm định, thu hồi và xử lý nợ.
Chi nhánh cần phân công cán bộ tín dụng tăng cường kiểm tra, giám sát trực tiếp sau khi vay (định kỳ hay bất thường) nhất là đối với các khoản vay trung và dài hạn về việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng tín dụng như: mục đích sử dụng vốn, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay và tìm biện pháp khắc phục kịp thời.
81
Ngân hàng tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong công tác tín dụng, phối hợp tốt với các ngành, các cấp có liên quan để thu thập thông tin của khách hàng đầy đủ và chính xác, điều này giúp cho ngân hàng hạn chế phần nào nợ xấu nảy sinh do thiếu thông tin chính xác về khách hàng.
5.2.4 Nhóm giải pháp về Marketing, chăm sóc khách hàng doanh nghiệp
Trong thời gian vừa qua, một số đánh giá từ phía khách hàng về những chính sách, ưu đãi của ngân hàng chưa hấp dẫn. Qua đó, cần thường xuyên thực hiện công tác chăm sóc khách hàng thông qua kế hoạch tiếp xúc, thăm viếng doanh nghiệp định kỳ để nhận và giải quyết nhanh chóng thông tin phản hồi của khách hàng nhằm điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách khách hàng phù hợp. Xây dựng và triển khai có hiệu quả chính sách chăm sóc khách hàng cũ và chính sách đối với khách hàng mới, khách hàng tiềm năng phù hợp từng thời kỳ như có thể tặng quà nhân dịp các ngày lễ cho khách hàng, tặng hoa, thiệp chúc mừng vào các ngày lễ Tết, ngày kỹ niệm thành lập công ty,…
Ngân hàng cũng cần tăng cường các hoạt động dịch vụ Marketing, tuyên truyền rộng rãi các sản phẩm dịch vụ chi nhánh dành cho DNVVN thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như băng rôn, tờ rơi, báo đài, trang web riêng của chi nhánh để thuận tiện cho việc giới thiệu các tiện ích của ngân hàng, tạo sự khác biệt với các đối thủ tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần trong nhóm đối tượng này.
5.2.5 Nhóm giải pháp về nhân lực
Củng cố, nâng cao nhân lực của tổ khách hàng SME tại chi nhánh trên cơ sở tiến hành sắp xếp, bố trí độ ngũ cán bộ kinh doanh có đủ trình độ, năng lực chuyên quản lý khách hàng SME và tranh thủ hỗ trợ của phòng SME Hội sở và các phòng, bộ phận nghiệp vụ có liên quan để triển khai có hiệu quả định hướng kinh doanh đối với phân khúc thị trường này.
Đào tạo mỗi cán bộ tín dụng là một người bạn, người tư vấn thân thiết của doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt thông tin, nhu cầu của doanh nghiệp, đến tư vấn và triển khai những chủ trương chính sách mới để các doanh nghiệp nắm bắt và có định hướng vay vốn kịp thời bằng những lớp học nghiệp vụ, tập huấn,… Cập nhật nhanh chóng kịp thời, chính xác các nguồn thông tin, chuyển biến kinh tế xã hội trong và ngoài nước, sau đó tuyên truyền, định hướng cho các DNVVN nắm bắt thông tin để có kế hoạch đầu tư sản xuất trong thời gian tới qua những buổi làm việc trực tiếp với nhau, hội thảo.
82
5.2.6 Nhóm giải pháp về cho vay đối với DNVVN
Cần thơ là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực ĐBSCL, tập trung đông dân, tiềm năng kinh tế dồi dào nên nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư là rất lớn. Khi đó, ngân hàng huy động rất nhiều nguồn vốn nhưng chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó vào việc cấp tín dụng cho khách hàng SME chỉ khoảng ở mức 39% so với tổng DSCV. Do đó, ngân hàng cần tiếp xúc với DNVVN, hợp tác với Hiệp hội các DNVVN thông qua các buổi hội thảo, diễn đàn chia sẽ kinh nghiệm,… điều này giúp ngân hàng tìm hiểu được những khó khăn thực tại mà hiện doanh nghiệp đang đối mặt để có biện pháp hỗ trợ chính đáng hơn.
MHB mở rộng cho vay bằng cách căn cứ vào mối quan hệ của các DNVVN với các Tập đoàn, Tổng công ty lớn về một số chỉ tiêu như các giao dịch đang hoạt động, uy tín qua từng lần giao hàng, sự nghiêm túc trong thực hiện hợp đồng để có thêm đánh giá.
Tiếp tục thực hiện chủ trương cho vay ngắn hạn đối với DNVVN nhằm hạn chế tổn thất nếu có phát sinh rủi ro tín dụng. Tuy nhiên vẫn quan tâm đến cho vay trung và dài hạn ở mức độ hợp lý, vừa phải.
Tăng cường hợp tác với các TCKT có các khoản thanh toán dịch vụ thường xuyên như điện lực, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước, kinh doanh xăng dầu,… Thành tích đạt được là ngân hàng đã hỗ trợ thanh toán dịch vụ phối hợp với Bưu điện tp Cần Thơ qua chương trình “Điểm thu tiền điện, vừa tiện vừa nhanh”. Mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp hãng xe, doanh nghiệp mua bán xe, doanh nghiệp đóng tàu,…với mô hình cho vay trả góp được thiết kế linh hoạt.
83
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ tọa lạc tại trung tâm thành phố, đi vào hoạt động gần 15 năm với nhiều thuận lợi và khó khăn. Cũng như các ngân hàng khác, MHB Cần Thơ hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ với chức năng chủ yếu là huy động vốn và cấp tín dụng cho mọi đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Bằng việc phân tích số liệu từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, đề tài đã khái quát được tình hình nguồn vốn huy động, tín dụng của chi nhánh, phân tích sâu vào hoạt động tín dụng đối với DNVVN thông qua các chỉ tiêu đánh giá cơ bản, phân tích ma trận Swot để tìm thấy những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức mà ngân hàng đang đối mặt ở hiện tại và trong tương lai từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp.
Với chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với từng thời kỳ và sự nổ lực của toàn thể cán bộ đã hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch và định hướng phát triển đã đem lại cho ngân hàng kết quả hoạt động kinh doanh đều mang lại lợi nhuận. Tuy các khoản tín dụng đem lại lợi nhuận khả quan nhưng có sự biến động lúc giảm lúc tăng, qua đó còn tiềm ẩn rủi ro. Vì thế, chi nhánh nên mở rộng hơn các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, các công trình trọng điểm Nhà nước và giảm thiểu những khoản chi không cần thiết. Ngoài ra, các hoạt động tín dụng đối với DNVVN, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ năm sau đều cao hơn năm trước, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao tăng vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ, trong khi nợ xấu ngày càng giảm, chứng tỏ tín dụng của chi nhánh ở lĩnh vực này đạt chất lượng cao. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng cho thấy lĩnh vực tín dụng rất hiệu quả và không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên còn vấn đề cần quan tâm là số lượng DNVVN có quan hệ với chi nhánh còn ít so với tìm năng doanh nghiệp trong địa bàn. Bên cạnh, ngân hàng cần tăng cường các hoạt động marketing để các chương trình hỗ trợ, ưu đãi cho vay, các sản phẩm dịch vụ mới hiện đại được tiếp cận sâu rộng đến các doanh nghiệp nhằm giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần trong nhóm đối tượng này.
Qua phân tích trên phần nào cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà ngân hàng đã và đang đối mặt, từ đó cải thiện những điểm yếu
84
(điểm mạnh) bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội (thách thức) bên ngoài. Từ những đánh giá trên có thể nói hoạt động tín dụng của MHB Cần Thơ là tương đối tốt, điều này giúp ngân hàng nâng cao uy tín và vị thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Chi nhánh cần duy trì và phát huy hơn nữa những thế mạnh và thành tựu đạt được trong giai đoạn sắp tới. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục…Góp phần nâng cao thương hiệu: “ MHB-Cho niềm vui tỏa khắp” và là người bạn đồng hành của các doanh nghiệp.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng trong việc xác định nhận tài sản, tham gia cùng ngân hàng quản lý tài sản đảm bảo, theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng trong việc xử lý TSĐB khi có nợ xấu xảy ra.
Thúc đẩy hoạt động mạnh mẽ của Hiệp hội các DNVVN Việt Nam, trợ giúp các doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, UBND thành phố và các Sở ban ngành có liên quan cần tạo điều kiện hỗ trợ thôn tin, xúc tiến thương mại để các DNVVN có điều kiện nắm bắt thị trường, yêu tâm sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn.
6.2.2 Đối với ngân hàng Nhà nước
Đề nghị NHNN ban hành các văn bản hướng dẫn thông tư, chỉ thị kịp thời, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý.
Nâng cao công tác thanh tra, quản lý trong việc khắc phục những khuyết điểm, xử lý kiên quyết những sai phạm đã được phát hiện và chủ động có giải pháp đồng bộ với các ngành có liên quan.
Đề nghị NHNN nâng cao chất lượng và vai trò cung cấp thông tin về khách hàng của Trung tâm phòng ngừa rủi ro CIC, đặc biệt là những thông tin về dư nợ của khách hàng tại các ngân hàng khác. Từ đó giúp các NHTM có thể tránh được tình trạng khách hàng vay vốn bừa bãi tại nhiều ngân hàng.
6.2.3 Đối với Hội sở
Thường xuyên mở các lớp tập huấn cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống, bồi dưỡng về kỹ năng thu thập thông tin, kiểm tra phân tích báo cáo tài
85
chính và thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, nâng cao khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho chi nhánh và cho hệ thống ngân hàng nói chung.
Chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ nhân viên giỏi, đạt hiệu quả cao trong công việc và nghiêm khắc kỹ luật với các hành vi tiêu cực.
Thường xuyên bám sát tình hình hoạt động và hướng dẫn chỉ đạo cụ thể, lấy ý kiến phản hồi từ phía chi nhánh để hoàn thiện hơn công tác chỉ đạo điều hành đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng và chất lượng.
Bên cạnh triển khai nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, ngân hàng cần chú trọng đối với công tác quảng bá chương trình đó đến với khách hàng. Nếu có thể, chi nhánh nên thành lập một bộ phận chuyên khâu chăm sóc khách hàng, Marketing để giúp hoạt động tín dụng DNVVN cũng như hoạt động tín dụng của cả chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn, mở rộng được thị phần, đồng thời khách hàng cũng có thể nắm bắt các chương trình, sản phẩm của ngân hàng tốt hơn.
6.2.4 Đối với DNVVN
Các DNVVN cần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng đúng hạn để tạo lòng tin và uy tín đối với ngân hàng. Xem vốn vay ngân hàng là nguồn vốn bổ sung cần thiết để thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả tốt nhất.
DNVVN cần phải có kiểm toán để công việc thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng được dễ dàng hơn, tránh tình trạng “ khai khống”, “làm đẹp” báo cáo tài chính dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng cũng như toàn hệ thống tín dụng trong địa bàn thành phố.
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
––––––
1. Nguyễn Phạm Thanh Nam, 2011. Quản trị học. Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.
3. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.
4. Trần Ái Kết và cộng sự, 2008. Giáo trình Lý thuyết Tài chính- Tiền tệ. Cần Thơ: Nhà xuất bản Giáo Dục
5. Bảng cân đối chi tiết năm 2011, 2012, 2013, 6 tháng đầu năm 2013 và 2014.
6. Website:
a. Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL: http://www.mhb.com.vn