Xây dựng ma trận Swot trong hoạt động tín dụng cho vay đối vớ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 90)

DNVVN tại MHB Cần Thơ

- Việc cạnh tranh khốc liệt giữa các các tổ chức phi ngân hàng, NHTM lớn, như Vietinbank, BIDV, Vietcombank,… đang là mối nguy cơ, đòi hỏi ngân hàng cần phải nổ lực hơn nữa tạo sự khác biệt.

- Trong thời kì kinh tế khó khăn trong và ngoài nước, các DNVVN bên cạnh việc thành lập nhiều vẫn có không ít trường hợp phải giải thể, phá sản do kinh doanh kém hiệu quả… Trước tình hình đó, MHB Cần Thơ phải đưa ra chiến lược đúng đắn cho riêng mình nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn vừa đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

- Nợ quá hạn đang là vấn đề mà NHNN quan tâm, cũng như MHB Cần Thơ cần phải đẩy mạnh công tác thẩm định hơn nữa nhằm đẩy lùi nợ xấu đến mức thấp nhất.

5.1.5 Xây dựng ma trận Swot trong hoạt động tín dụng cho vay đối với DNVVN tại MHB Cần Thơ DNVVN tại MHB Cần Thơ

Thông qua phân tích những điểm mạnh và điểm yếu trong lĩnh vực tín dụng cho vay đối với DNVVN như trên cũng như thực tế một số định hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới để đạt được những mục tiêu này cần thiết phải dựa vào những mặt thuận lợi để khắc phục những khó khăn chủ yếu. Do đó, tôi tiến hành tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội trong xây dựng ma trận Swot như sau:

78

SWOT

Cơ hội (Opporttunities)

O1: Chi nhánh đặt tại trung tâm thành phố

O2: Có nhiều DNVVN được thành lập

O3: Tín dụng DNVVN đang được Nhà nước hỗ trợ và quan tâm

O4: Tiến hành cổ phần hóa làm tăng cơ cấu vốn, mở nhiều cơ hội đầu tư

O5: Nhiều quy định tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng

Thách thức (Threats)

T1: Hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức kinh tế, các trung tâm tài chính

T2: Khủng hoảng kinh tế, DNVVN gặp nhiều khó khăn khi sử dụng đồn vốn để đầu tư

Điểm mạnh (Strong)

S1: MHB Cần Thơ là ngân hàng ra đời sớm và tiên phong trong lĩnh vực cho vay đối với DNVVN

S2: Đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm chuyên môn tốt

S3: Ban lãnh đạo quản lý có năng lực, hiệu quả

S2 + O1, O3: Tập trung mọi nguồn lực chủ yếu hiện có tại chi nhánh, khai thác tối đa khách hàng DNVVN có nhu cầu vay vốn tại Cần Thơ nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung

S1, S3 + O2, O4: Phát huy hơn nữa thế mạnh đã từng là vị thế độc tôn của chi nhánh dựa trên sự hỗ trợ và quan tâm của nhà nước.

S1, S3 + T1: Tích cực duy trì và thiết lập các mối quan hệ với khách hàng truyền thống, lấy uy tín và chất lượng phục vụ để thu hút khách hàng mới và tiềm năng là cách tốt nhất để cạnh tranh với đối thủ

S2 + T2: Cán bộ tín dụng có kinh nghiệm, tìm cách tư vấn, giúp đỡ khách hàng vạch ra những phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giảm thiểu đến mức có thể những rủi ro trong điều kiện kinh tế khó khăn trong doanh nghiệp

Điểm yếu (Weak)

W1: Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin chưa đồng đều, đẩy đủ

W2: Công tác Marketing, quảng bá hình ảnh còn chưa thu hút khách hàng

W3: Thiếu nhân lực trong một số khâu

W1+ O1: Tích cực học hỏi, tiếp thu những ứng dụng công nghệ thông tin vào sản phẩm dịch vụ

W2, W3+ O1: Đầu tư xây dựng nguồn vốn hiện có của ngân hàng vào công tác Marketing cơ sở hạ tầng

W1, W2, W3+ T1: Ngân hàng nên đầu tư vào công tác xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, Marketing làm lợi thế để có thể cạnh tranh lành mạnh và lâu dài.

79

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Qua việc xây dựng những chiến lược trong ma trận Swot, những phân tích ở phần trên cùng với công tác phỏng vấn thực tế từ các DNVVN, tôi thấy rằng MHB Cần Thơ đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh, lợi nhuận không ngừng tăng lên, việc huy động nguồn vốn cho ngân hàng, công tác thu nợ trên tổng dư nợ đối với DNVVN cũng đang rất khả quan luôn chiếm ở mức cao. Từ đó, nợ xấu của ngân hàng luôn được kiềm chế ở mức thấp, điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng cho vay đối với DNVVN đang rất hiệu quả, an toàn trong những năm vừa qua. Nhưng bên cạnh nguồn vốn huy động của ngân hàng thì dồi dào nhưng việc tìm kiếm khách hàng để cho vay thì còn hạn chế, công tác cấp tín dụng đối với DNVVN chưa đạt 50% chỉ tiêu đề ra. Nguồn vốn ngân hàng còn điều chuyển về Hội sở rât nhiều, điều này cho thấy ngân hàng chưa thật sự làm tốt công tác cấp tín dụng cũng như là thu hút khách hàng là doanh nghiệp đến vay vốn. Qua đó, cần phải thực thi các giải pháp sau đây giúp ngân hàng nâng cao hoạt động tín dụng đối với DNVVN:

5.2.1 Nhóm giải pháp về sản phẩm tín dụng cho vay đối với DNVVN

Theo kết quả phỏng vấn khách hàng thực tế tại chi nhánh, mục đích vay vốn của các doanh nghiệp chủ yếu là để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu mua sắm TSCĐ phát sinh ít hơn cũng như là vay đầu tư mới phương án sản xuất kinh doanh cũng rất cần thiết đối với các DNVVN nhưng lại hạn chế. Vì thế, bộ phận nghiên cứu thị trường đối với khách hàng là DNVVN tăng cường xem xét, triển khai đa dạng các phương thức món vay để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn phù hợp với từng mục đích vay vốn của mình.

Hiện nay vẫn có nhiều DNVVN không đủ vốn để mua sắm tài sản, hay không có tài sản thế chấp đảm bảo nhưng lại rất có nhu cầu vay vốn, nếu xét thấy có đủ điều kiện, ngân hàng có thể triển khai nghiệp vụ cho thuê tài chính và tài sản hình thành từ vốn vay để vừa giữ được mối quan hệ với khách hàng vừa giảm thiểu rủi ro.

Do mạng lưới của chi nhánh còn ít (chỉ có 1 chi nhánh và 4 phòng giao dịch) trong khi địa bàn quản lý rộng nên việc tìm hiểu và triển khai các sản phẩm dịch vụ đến các đối tượng khách hàng còn hạn chế. Vì thế, cần tập trung mở rộng mạng lưới giao dịch ở các huyện có nhiều tiềm năng, các khu công nghiệp như

80

khu công nghiệp Trà Nóc,… nhằm mở rộng thị phần tín dụng có lợi cho hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng trong ngân hàng.

Bám sát mục tiêu định hướng chuyển biến kinh tế của thành phố là tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, thương mại-dich vụ,… giảm đầu tư và thu nợ các ngành nông -lâm-ngư nghiệp vì hiệu quả kém nhưng rủi ro lại cao. Đặc biệt là phải phát huy thế mạnh của ngân hàng là nâng cao vị thế cấp tín dụng đối với xây dựng và sửa chữa nhà ở,…

5.2.2 Nhóm giải pháp về lãi suất

Lãi suất chính là yếu tố đầu tiên để lựa chọn ngân hàng nên chính sách lãi suất phù hợp sẽ có tác dụng làm tăng DSCV của ngân hàng. Các NHTMCP thường chấp nhận rủi ro cao hơn nên thường dễ thu hút khách hàng hơn, tuy nhiên với lợi thế là NHTM nhà nước, ưu đãi lãi suất cho vay DNVVN nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tuy nhiên vẫn đảm bảo cạnh tranh công bằng và đảm bảo chênh lệch yếu tố đầu vào, đầu ra vì hiệu quả kinh doanh. Đồng thời áp dụng ưu đãi lãi suất với khách hàng doanh nghiệp thân thiết, tri ân khách hàng bằng mức lãi suất mềm, đồng thời ưu đãi cho vay chủ doanh nghiệp, công ty,…

5.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định

Thẩm định là một công đoạn không thể thiếu, là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cho vay hay không và xa hơn nữa là ảnh hưởng đến hiệu quả đồng vốn mà ngân hàng cho vay. Chất lượng thẩm định đầu vào chính là yếu tố quyết định chất lượng tín dụng đầu ra sau này. Chỉ có như thế chi nhánh mới kiềm chế được nợ xấu trong dài hạn. Đánh giá chính xác về năng lực tài chính, khả năng trả nợ, nguồn trả nợ qua các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính kết hợp với các thông số, thông tin từ CICB, kết quả của các doanh nghiệp cùng ngành, các doanh nghiệp truyền thống. Tất cả được thể hiện trong tờ thẩm định khách hàng, vì thế khâu này cần được tiến hành một cách khách quan, chính xác.

Đầu tư vào trang thiết bị hiện đại, đồng bộ giữa các phòng ban để ngân hàng có thể cập nhật thông tin về doanh nghiệp một cách siêng suốt thông qua hệ thống dữ liệu tạo thuận lợi cho việc thẩm định, thu hồi và xử lý nợ.

Chi nhánh cần phân công cán bộ tín dụng tăng cường kiểm tra, giám sát trực tiếp sau khi vay (định kỳ hay bất thường) nhất là đối với các khoản vay trung và dài hạn về việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng tín dụng như: mục đích sử dụng vốn, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay và tìm biện pháp khắc phục kịp thời.

81

Ngân hàng tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong công tác tín dụng, phối hợp tốt với các ngành, các cấp có liên quan để thu thập thông tin của khách hàng đầy đủ và chính xác, điều này giúp cho ngân hàng hạn chế phần nào nợ xấu nảy sinh do thiếu thông tin chính xác về khách hàng.

5.2.4 Nhóm giải pháp về Marketing, chăm sóc khách hàng doanh nghiệp

Trong thời gian vừa qua, một số đánh giá từ phía khách hàng về những chính sách, ưu đãi của ngân hàng chưa hấp dẫn. Qua đó, cần thường xuyên thực hiện công tác chăm sóc khách hàng thông qua kế hoạch tiếp xúc, thăm viếng doanh nghiệp định kỳ để nhận và giải quyết nhanh chóng thông tin phản hồi của khách hàng nhằm điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách khách hàng phù hợp. Xây dựng và triển khai có hiệu quả chính sách chăm sóc khách hàng cũ và chính sách đối với khách hàng mới, khách hàng tiềm năng phù hợp từng thời kỳ như có thể tặng quà nhân dịp các ngày lễ cho khách hàng, tặng hoa, thiệp chúc mừng vào các ngày lễ Tết, ngày kỹ niệm thành lập công ty,…

Ngân hàng cũng cần tăng cường các hoạt động dịch vụ Marketing, tuyên truyền rộng rãi các sản phẩm dịch vụ chi nhánh dành cho DNVVN thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như băng rôn, tờ rơi, báo đài, trang web riêng của chi nhánh để thuận tiện cho việc giới thiệu các tiện ích của ngân hàng, tạo sự khác biệt với các đối thủ tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần trong nhóm đối tượng này.

5.2.5 Nhóm giải pháp về nhân lực

Củng cố, nâng cao nhân lực của tổ khách hàng SME tại chi nhánh trên cơ sở tiến hành sắp xếp, bố trí độ ngũ cán bộ kinh doanh có đủ trình độ, năng lực chuyên quản lý khách hàng SME và tranh thủ hỗ trợ của phòng SME Hội sở và các phòng, bộ phận nghiệp vụ có liên quan để triển khai có hiệu quả định hướng kinh doanh đối với phân khúc thị trường này.

Đào tạo mỗi cán bộ tín dụng là một người bạn, người tư vấn thân thiết của doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt thông tin, nhu cầu của doanh nghiệp, đến tư vấn và triển khai những chủ trương chính sách mới để các doanh nghiệp nắm bắt và có định hướng vay vốn kịp thời bằng những lớp học nghiệp vụ, tập huấn,… Cập nhật nhanh chóng kịp thời, chính xác các nguồn thông tin, chuyển biến kinh tế xã hội trong và ngoài nước, sau đó tuyên truyền, định hướng cho các DNVVN nắm bắt thông tin để có kế hoạch đầu tư sản xuất trong thời gian tới qua những buổi làm việc trực tiếp với nhau, hội thảo.

82

5.2.6 Nhóm giải pháp về cho vay đối với DNVVN

Cần thơ là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực ĐBSCL, tập trung đông dân, tiềm năng kinh tế dồi dào nên nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư là rất lớn. Khi đó, ngân hàng huy động rất nhiều nguồn vốn nhưng chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó vào việc cấp tín dụng cho khách hàng SME chỉ khoảng ở mức 39% so với tổng DSCV. Do đó, ngân hàng cần tiếp xúc với DNVVN, hợp tác với Hiệp hội các DNVVN thông qua các buổi hội thảo, diễn đàn chia sẽ kinh nghiệm,… điều này giúp ngân hàng tìm hiểu được những khó khăn thực tại mà hiện doanh nghiệp đang đối mặt để có biện pháp hỗ trợ chính đáng hơn.

MHB mở rộng cho vay bằng cách căn cứ vào mối quan hệ của các DNVVN với các Tập đoàn, Tổng công ty lớn về một số chỉ tiêu như các giao dịch đang hoạt động, uy tín qua từng lần giao hàng, sự nghiêm túc trong thực hiện hợp đồng để có thêm đánh giá.

Tiếp tục thực hiện chủ trương cho vay ngắn hạn đối với DNVVN nhằm hạn chế tổn thất nếu có phát sinh rủi ro tín dụng. Tuy nhiên vẫn quan tâm đến cho vay trung và dài hạn ở mức độ hợp lý, vừa phải.

Tăng cường hợp tác với các TCKT có các khoản thanh toán dịch vụ thường xuyên như điện lực, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước, kinh doanh xăng dầu,… Thành tích đạt được là ngân hàng đã hỗ trợ thanh toán dịch vụ phối hợp với Bưu điện tp Cần Thơ qua chương trình “Điểm thu tiền điện, vừa tiện vừa nhanh”. Mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp hãng xe, doanh nghiệp mua bán xe, doanh nghiệp đóng tàu,…với mô hình cho vay trả góp được thiết kế linh hoạt.

83

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ tọa lạc tại trung tâm thành phố, đi vào hoạt động gần 15 năm với nhiều thuận lợi và khó khăn. Cũng như các ngân hàng khác, MHB Cần Thơ hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ với chức năng chủ yếu là huy động vốn và cấp tín dụng cho mọi đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Bằng việc phân tích số liệu từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, đề tài đã khái quát được tình hình nguồn vốn huy động, tín dụng của chi nhánh, phân tích sâu vào hoạt động tín dụng đối với DNVVN thông qua các chỉ tiêu đánh giá cơ bản, phân tích ma trận Swot để tìm thấy những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức mà ngân hàng đang đối mặt ở hiện tại và trong tương lai từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp.

Với chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với từng thời kỳ và sự nổ lực của toàn thể cán bộ đã hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch và định hướng phát triển đã đem lại cho ngân hàng kết quả hoạt động kinh doanh đều mang lại lợi nhuận. Tuy các khoản tín dụng đem lại lợi nhuận khả quan nhưng có sự biến động lúc giảm lúc tăng, qua đó còn tiềm ẩn rủi ro. Vì thế, chi nhánh nên mở rộng hơn các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, các công trình trọng điểm Nhà nước và giảm thiểu những khoản chi không cần thiết. Ngoài ra, các hoạt động tín dụng đối với DNVVN, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ năm sau đều cao hơn năm trước, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao tăng vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ, trong khi nợ xấu ngày càng giảm, chứng tỏ tín dụng của chi nhánh ở lĩnh vực này đạt chất lượng cao. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng cho thấy lĩnh vực tín dụng rất hiệu quả và không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên còn vấn đề cần quan tâm là số lượng DNVVN có quan hệ với chi nhánh còn ít so với tìm năng doanh nghiệp trong địa bàn. Bên cạnh, ngân hàng cần tăng cường

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)