Đánh giá hoạt động tín dụng đối với DNVVN thông qua các chỉ tiêu tà

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 75)

CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Bên cạnh những chỉ tiêu để xác định quy mô và chất lượng tín dụng như DSCV, DSTN, dư nợ và nợ xấu đã phân tích ở phần trên, cần phân tích đánh giá những chỉ tiêu tài chính, các tỷ số trong sự so sánh với các chỉ tiêu khác để đánh giá chính xác hơn, rõ ràng hơn về tình hình tín dụng của chi nhánh cũng như chất lượng các khoản vay của doanh nghiệp như thế nào. Sau đây sẽ lần lượt đánh giá từng chỉ tiêu đó:

63

Bảng 4.10 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng đối với DNVVN Cần Thơ từ giai đoạn 2011 đến 6/2014

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 6/2013 6/2014

Tổng nguồn vốn Tr đồng 886.364 954.849 980.771 1.090.060 1.015.447

Tổng dư nợ Tr đồng 771.396 787.630 942.866 1.034.978 911.584

Tổng vốn huy động Tr đồng 818.025 909.340 940.331 864.818 850.815

Doanh số cho vay

DNVVN Tr đồng 480.663 570.090 1.068.181 550.168 295.729 Doanh số thu nợ DNVVN Tr đồng 522.001 507.854 1.003.657 354.740 430.956 Dư nợ DNVVN Tr đồng 307.124 369.360 433.884 529.880 394.653 Dư nợ bình quân DNVVN Tr đồng 327.793 338.242 401.622 432.166 462.266 Nợ xấu DNVVN Tr đồng 7.132 5.690 5.357 5.404 6.521 Dư nợ DNVVN/Tổng vốn huy động % 37,54 40,62 46,14 61,27 46,39 Dư nợ DNVVN/Tổng nguồn vốn % 34,65 38,68 44,24 48,61 38,86 Dư nợ DNVVN/Tổng dư nợ % 39,81 46,90 46,02 51,20 43,29 Hệ số thu nợ DNVVN % 108,60 89,08 93,96 64,48 145,73 Vòng quay vốn tín dụng DNVVN Vòng 1,59 1,50 2,50 0,82 0,93 Nợ xấu DNVVN/Dư nợ DNVVN % 2,32 1,54 1,23 1,02 1,65

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ)

4.4.1 Dư nợ DNVVN/Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của chi nhánh trong việc đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng DNVVN như thế nào. Qua đó, có thể so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu quá lớn dẫn đến khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại quá nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn

64

vốn huy động không hiệu quả. Do đó tỷ lệ càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động của ngân hàng.

Như số liệu trong bảng trên, dư nợ/vốn huy động đang tăng lên và có xu hướng giảm xuống vào những tháng đầu năm. Do dư nợ của nhóm khách hàng DNVVN và nguồn vốn huy động biến đổi cùng chiều nhưng tốc độ tăng trưởng của dư nợ DNVVN tăng nhanh hơn nên làm cho chỉ tiêu này tăng trong 3 năm qua. Trong năm 2011-2012, lãi suất ngân hàng đang ở mức khá cao thu hút lượng lớn khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó, một số DNVVN vay vốn để mua TSCĐ, đổi mới trang thiết bị nhằm cải thiện môi trường xuất kinh doanh với mong muốn là nền kinh tế sẽ khôi phục trong thời gian tới. Khi đến 6 tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này giảm xuống, tuy ngân hàng đã mở rộng cho vay nhiều hơn với lãi suất khá hấp dẫn, nhưng chủ yếu khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình, còn đối với khách hàng là DNVVN còn phụ thuộc rất nhiều vào chuyển biến của nền kinh tế. Nhất là nền kinh tế có nhiều chuyển biến như hiện nay, buộc lòng các DNVVN phải thắt chặt kinh doanh, sản xuất cầm chừng chờ đợi cơ hội để đầu tư.

4.4.2 Dư nợ DNVVN/Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng DNVVN của chi nhánh nhằm xác định rõ quy mô của lĩnh vực tín dụng này, 1 đồng nguồn vốn ngân hàng có thể sử dụng được bao nhiêu đồng cho việc cấp tín dụng đối với DNVVN.

Qua bảng trên, ta thấy dư nợ/nguồn vốn của chi nhánh tăng liên tục từ năm 2011-2013 nhưng lại giảm vào 6 tháng đầu năm 2013-2014. Vào năm 2011-2013, với sự tăng trưởng trong việc tìm kiếm khách hàng để cho vay, dù là không nhiều vẫn còn ở mức thấp nhưng đã làm cho dư nợ của ngân hàng tăng lên. Bên cạnh đó, vào năm 2012, ngân hàng đã gửi lên một lượng khá lớn nguồn vốn lên Hội sở do sử dụng không hết nguồn vốn huy động trong việc cấp tín dụng cho khách hàng làm cho nguồn vốn sụt giảm dẫn đến chỉ tiêu tăng theo. Trong thời gian 6 tháng đầu năm 2014, MHB Cần Thơ dần cân đối lại nguồn vốn, những tháng đầu năm không còn điều chuyển về Hội sở nữa mà phải nhận thêm nguồn vốn này để mở rộng cho vay, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới, cũng như tạo mối quan hệ bền chặt với khách hàng thân thiết nên chỉ tiêu này đang tăng dần lên.

65

4.4.3 Dư nợ DNVVN/Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này thể hiện tỷ trọng dư nợ của khách hàng là DNVVN so với các khách hàng khác chiếm tỷ trọng là bao nhiêu, tăng trưởng ở mức nào nhằm thể hiện chiến lược đầu tư của ngân hàng.

Qua bảng trên, ta thấy dư nợ DNVVN trung bình thấp hơn 50% trong tổng dư nợ toàn chi nhánh. Ta thấy, giai đoạn 2011-2012, do dư nợ và dư nợ DNVVN đều chuyển biến cùng chiều nhau đến năm 2013 dư nợ tăng với tốc độ khá nhanh nên làm cho chỉ tiêu này giảm vào 2012-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Ngân hàng cần cố gắng lớn hơn trong công tác mở rộng trong việc cấp tín dụng an toàn đối với khách hàng thực hiện định hướng chủ trương ưu tiên đối với khách hàng là DNVVN vay vốn sản xuất kinh doanh, chất lượng tín dụng của doanh nghiệp thường được đánh giá xếp hạng tín dụng cao theo tiêu chuẩn đánh giá của MHB. Bên cạnh đó, số phát sinh hạn mức tín dụng mỗi doanh nghiệp thường lớn hơn nên dư nợ luôn cao hơn. Chi nhánh cũng không ngừng triển khai kế hoạch về cân đối nguồn vốn huy động và cho vay về thời hạn, đa dạng đối thượng khách hàng để quản lý tốt về rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất cho ngân hàng.

4.4.4 Hệ số thu nợ DNVVN

Tín dụng ngân hàng phải hàng đảm bảo 2 nguyên tắc vốn vay phài được sử dụng đúng mục đích và phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn như đã cam kết. Hệ số này đánh giá khả năng thu hồi nợ cho vay của ngân hàng đối với DNVVN, càng cao được đánh giá càng tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng đạt hiệu quả và ngược lại.

Nhìn chung hệ số thu nợ DNVVN có giảm rồi tăng lên nhưng vẫn ở mức cao, phù hợp với sự thay đổi trong DSCV và dư nợ do tác động của tình hình kinh tế xã hội khó khăn như hiện nay. Nguyên nhân do sự gia tăng này là tăng DSCV trung và dài hạn vào năm 2013, nên thời gian thu nợ có sự chênh lệch nhau tùy vào thời hạn của món vay, trong khi hệ số thu nợ chỉ phản ánh DSTN/DSCV trong một thời kỳ chứ không tính đến DSCV đến hạn trong năm. Hệ số này ở mức cao cho thấy khả năng đánh giá khách hàng vay, theo dõi món vay và đôn đốc thu nợ của cán bộ tín dụng tốt, đồng thời thiện chí trả nợ cũng như uy tín của khách hàng phần lớn đạt kết quả tốt. Điều này biểu hiện là 6 tháng đầu năm 2013 chỉ số này đang ở mức 64,48% nhưng đã được ngân hàng kiểm soát chặc chẽ nên tăng một cách đột biến đạt 145,73% so với cùng kỳ.

66

4.4.5 Vòng quay vốn tín dụng DNVVN

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn riêng trong từng lĩnh vực tín dụng đối với DNVVN trong năm, chỉ tiêu này càng lớn tức là thời gian thu hồi nợ vay nhanh tương ứng với sự hoạt động có hiệu quả của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng luôn tìm những biện pháp để nâng cao chỉ tiêu này bằng cách tăng cường công tác thu nợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Trong giai đoạn 2011-2012, vòng quay vốn tín dụng có sụt giảm nhẹ, do nợ quá hạn vào thời gian này chưa được kiềm chế triệt để điều này ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Với nhừng chính sách tích cực vào năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng tăng đều cho thấy ngân hàng thu hồi nợ ngày càng nhanh hơn. Cụ thể năm 2012 vòng quay vốn tín dụng vẫn ở mức ổn định 1,50 vòng đến năm 2013 là 2,50 vòng. Nguyên nhân của sự tăng liên tục cho khoản thu nợ ngắn hạn vào năm 2013 với tốc độ cho vay ngắn hạn đạt mức 88,91% so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tốc độ này tăng nhưng chậm lại và dư nợ bq thì lại giảm nên làm cho vòng quay vốn tín dụng tăng ổn định từ 0.82 lên 0.93 vòng. Bên cạnh đó là do cán bộ tín dụng bám sát địa bàn, kịp thời nhắc nhở cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ cùng với sự giúp đỡ của cơ quan, ban ngành trên địa bàn và thiện chí trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng.

4.4.6 Nợ xấu DNVVN/Dư nợ DNVVN

Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng, đồng thời phản ánh mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu. Hệ số này càng lớn cho thấy hoạt động của ngân hàng rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Do đó, hầu hết các ngân hàng đều cố gắng kéo tỷ lệ này xuống mức thấp nhất. Thông thường chỉ số này dưới 3% là chấp nhận được.

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng qua 3 năm có suy giảm đáng kể và luôn ở mức thấp. Đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ vẫn được kiềm chế ở mức ổn định. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của MHB Cần Thơ đang ở mức tốt, đóng góp đáng kể trong tổng thể hoạt động tín dụng của chi nhánh, đồng thời chất lượng tín dụng của nhóm đối tượng này luôn được đánh giá cao. Từ đó cho thấy định hướng tăng thêm khách hàng DNVVN tiềm năng của ngân hàng dựa vào tiềm lực sẵn có của địa phương là rất khả quan.

Tóm lại, chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn gắn với tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là DNVVN và tình hình kinh

67

tế-xã hội ở địa bàn thành phố. Hoạt động này không chỉ đơn thuần tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng mà còn đóng góp vai trò to lớn trong việc ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế ở thành phố Cần Thơ. Thông qua những chỉ tiêu trên, cho thấy hoạt động tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh đạt kết quả tốt, nhất là khả năng thu nợ cũng như công tác quản lý, kiềm chế nợ xấu của ngân hàng trong thời gian khó khăn vừa qua, nợ xấu vẫn đang là vấn đề nhức nhối. Bên cạnh đó, tuy đã có chủ trương ngay từ đầu từ Hội sở là mở rộng cấp tín dụng cho khách hàng tiềm năng là DNVVN nhưng trong thời gian qua số lượng khách hàng vẫn còn hạn chế. Do đó, cần chủ động tìm kiếm khách hàng, hỗ trợ DNVVN trong giai đoạn khó khăn giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

4.5 LẤY Ý KIẾN CỦA KHÁCH HÀNG DNVVN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ

Để rõ hơn về những DNVVN đang có nhu cầu đến vay vốn tại MHB chi nhánh Cần Thơ, tôi có phỏng vấn ngẫu nhiên trực tiếp 100 khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng với mục đích tìm hiểu kỹ hơn về thông tin cũng như cung cấp thêm một số ý kiến của khách hàng khi đến với ngân hàng. Từ những ý kiến đó sẽ được phân tích, tổng hợp để thấy được những thuận lợi đem đến sự hài lòng về ngân hàng để ngân hàng duy trì và phát huy lợi thế của mình hơn nữa nhằm phục vụ hết lòng vì nhu cầu của khách hàng, những mặt nào chưa thật sự tốt, còn yếu kém ngân hàng sẽ tìm phương pháp khắc phục, cải tiến với mong muốn phục vụ hết mình theo đúng yêu cầu của khách hàng. Những ý kiến của khách hàng được trình bày qua bảng câu hỏi phỏng vấn sau đây:

4.5.1 Loại hình doanh nghiệp của khách hàng phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn cho thấy đa phần khách hàng đến vay là các chủ DNTN, kế đến là chủ công ty TNHH, công ty CP. Các khách hàng này chủ yếu hoạt động các ngành nghề như sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, dịch vụ khách sạn, nhà hàng,… cho thấy khách hàng của ngân hàng là những doanh nghiệp có quy mô vừa, hoạt động ở nhiều ngành kinh tế đa dạng nên ngân hàng cũng cần chú ý vấn đề này để đưa ra những sản phẩm tín dụng phù hợp, đồng thời có sự lựa chọn các khách hàng kinh doanh ở lĩnh vực ít rủi ro.

68

Bảng 4.11 Phân loại hình doanh nghiệp của khách hàng

Tiêu chí Kết quả

Doanh nghiệp nhà nước 0

Doanh nghiệp tư nhân 58

Công ty TNHH, công ty CP 32

Khác 10

Tổng 100

(Nguồn: Kết quả phòng vấn của tác giả)

4.5.2 Mục đích vay vốn của khách hàng được phỏng vấn

Qua bảng trên ta thấy mục đích vay vốn của khách hàng doanh nghiệp có sự chênh lệch rõ rệt, cao nhất là nhu cầu vay vốn để bổ sung vốn lưu động, mua TSCĐ cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ, xây dựng và sửa chữa nhà,… Do doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh chủ yếu tập trung tại các địa bàn trọng điểm, trung tâm thành phố, khu công nghiệp , nên chủ yếu là các loại hình kinh doanh hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, dịch vụ cầm đồ,… để đủ sức cạnh tranh với đối thủ thì các doanh nghiệp này cần vốn để mở rộng mô hình hay quảng bá hình ảnh, thương hiệu nên nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là rất cao. Khách hàng vay vốn với mục đích mua sắm TSCĐ giữ vị trí kế tiếp, chủ yếu là để bổ sung vốn để mua sắm máy móc, thiết bị, mua xe, tàu vận chuyển hàng hóa, đồ dùng trang trí nội thất,… trong khi khách hàng vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh thì chiếm tỷ trọng rất thấp.

Bảng 4.12 Phân loại mục đích vay vốn của khách hàng

Tiêu chí Kết quả

Vay đầu tư mới SXKD 5

Vay bổ sung vốn lưu động 64

Mua sắm TSCĐ 22

Khác 9

Tổng 100

69

4.5.3 Thời hạn món vay của khách hàng

Số khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động thường sẽ vay với thời hạn ngắn do chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề thương mại, dịch vụ thường có vòng quay ngắn. Ngược lại, nếu vay với thời hạn dài sẽ tốn chi phí trả lãi nhiều hơn, vì thế thời gian càng dài thì nhu cầu khách hàng vay càng ít. Điều này cũng phù hợp với DSCV ngắn hạn DNVVN của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao. Chính vì vậy, chi nhánh cần chú ý cân đối nguồn vốn đảm bảo nhu cầu tín dụng của khách hàng, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng.

Bảng 4.13 Thời hạn món vay của khách hàng phỏng vấn

Tiêu chí Kết quả

Dưới 1 năm 62

Từ 1 năm 5 năm 31

Trên 5 năm 7

Tổng 100

(Nguồn: Kết quả phòng vấn của tác giả)

4.5.4 Phương thức của món vay

Đối với các DNVVN có hoạt động sản xuất kinh daonh diễn ra liên tục, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên thì họ xin ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng nhằm thuận tiện cho hoạt động của các doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục cho các lần rút vốn sau. Bên cạnh đó, vay từng lần cũng là phương thức mà khách hàng lựa chọn, chủ yếu là các doanh nghiệp mới quan hệ tín dụng và có nhu cầu vốn không thường xuyên.

70

Bảng 4.14 Phương thức món vay của khách hàng

Tiêu chí Kết quả Hạn mức tín dụng 57 Vay từng lần 30 Vay theo dự án 3 Có tài sản đảm bảo 10 Tổng 100

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)