Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 32)

3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ khá chặc chẽ, hiện tại gồm: ban giám đốc, 7 phòng ban, mỗi phòng đều có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng có nhiệm vụ điều hành công việc của mỗi phòng và hiện ngân hàng đã có 4 phòng giao dịch. Cụ thể cơ cấu tổ chức của ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ được trình bày theo sơ đồ sau:

20

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự MHB chi nhánh Cần Thơ)

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MHB chi nhánh Cần Thơ

3.1.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban

 Ban giám đốc

- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động chung của chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính thẩm định vốn theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị.

- Quyền quyết định, ký kết, phê duyệt các hợp đồng tín dụng, tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương cán bộ nhân viên, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và thông tin phản hồi giữa các phòng ban.  Phòng kinh doanh BAN GIÁM ĐỐC Phòng kế toán- ngân quỹ Phòng nguồn vốn Phòng hành chính Phòng kinh doanh Phòng hỗ trợ khách hàng Phòng quản lý rủi ro Phòng kiểm soát nội bộ Phòng giao dịch Ninh Kiều Phòng giao dịch Cần Thơ Phòng giao dịch Thốt Nốt Phòng giao dịch Ô Môn

21

- Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trên đại bàn hoạt động nhằm mục đích tiếp cận thị trường, thu thập thông tin, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm khách hàng.

- Xử lý tất cả các hồ sơ xin vay mới hoặc các hồ sơ tín dụng hiện tại, bao gồm cả việc cơ cấu lại nợ (gia hạn, điều chỉnh thời hạn trả nợ), cập nhật hồ sơ vay theo quy định hiện hành của MHB.

- Giám sát thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của khách hàng thường xuyên liên hệ với cán bộ kinh doanh cấp cao để đảm bảo việc xử lý và thu hồi các khoản vay có vấn đề một cách hiệu quả.

- Có biện pháp xử lý kịp thời rủi ro tổn thất tín dụng phát sinh từ các khoản vay, khoản nợ quá hạn.

- Thực hiện nhiệm vụ khác như kinh doanh đối ngoại, chiết khấu bộ chứng từ xuất nhập khẩu, huy động vốn,…

 Phòng hành chính-nhân sự

- Quản lý nhân sự, chi trả lương cho người cán bộ nhân viên, đào tạo nhân viên thực hiện chính sách cán bộ, thực hiện công tác thi đua khen thưởng.

- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

- Lập báo cáo về công tác cán bộ, lao động tiền lương.

 Phòng kế toán ngân quỹ

- Thường xuyên theo dõi các khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh.

- Thông báo thu nợ và trả nợ tiền gửi của khách hàng, quy định về tiền gửi của khách hàng, của tổ chức dân cư và tổ chức kinh tế.

 Phòng kiểm soát nội bộ

Kiểm soát viên kiểm tra giám soát việc chấp hành các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước, quy chế, điều lệ hoạt động của ngân hàng về kinh doanh tài chính để bảo đảm an toàn tài sản tại chi nhánh.

22

- Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay khi phòng kinh doanh yêu cầu, công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định của MHB và các thủ tục liên quan đến món vay do phòng kinh doanh cung cấp.

- Nhận hồ sơ tín dụng và chuyển giao lưu kho theo quy định của MHB. - Chịu trách nhiệm thiết lập các báo cáo thống kê theo quy định, thông tin tín dụng.

- Theo dõi và cung cấp thông tin báo cáo cho cấp trên về các khoản vay tới hạn, các khoản lãi chưa thu, nợ quá hạn, nợ có vấn đề từ khách hàng.

- Xử lý nợ xấu từ khách hàng khi có sự phân công từ cấp trên.

- Lập hồ sơ xử lý nợ, giảm lãi trình hội đồng xử lý rủi ro, miễn, giảm lãi của ngân hàng.

 Phòng quản lý rủi ro

- Lập báo cáo đánh giá rủi ro, căn cứ vào thông tin, tài liệu có liên quan đến hồ sơ cấp tín dụng và báo cáo thẩm định dự phòng kinh doanh cung cấp, cán bộ quản lý phòng quản lý rủi ro sẽ tiến hành lập báo cáo phân tích theo tính pháp lý của hồ sơ, tính khả thi của dự án phương án cho vay vốn, tài sản đảm bảo,…

- Kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu của danh mục đầu tư đã phê duyệt trong từng thời kỳ.

- Thu thập, phân tích và lập báo cáo phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng cho toàn chi nhánh, đưa ra các thông tin cảnh báo nhằm hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

- Theo dõi, hỗ trợ phòng kinh doanh đánh giá danh mục tín dụng định kỳ, tháng, quý, năm hoặc đột xuất để xác định mức độ rủi ro theo từng loại hình tài trợ, cấu trúc khoản vay, phân khúc thị trường, khách hàng,…

- Tham gia vào việc giải quyết các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, thực hiện nhiệm vụ khi cấp trên phân công.

 Phòng nguồn vốn

Huy động nguồn vốn từ tầng lớp dân cư, thường xuyên theo dõi lãi suất trên thị trường để có sự điều chỉnh lãi suất huy động vốn cho thích hợp và đưa ra kế hoạch huy động, chịu trách nhiệm điều hòa nguồn vốn của ngân hàng.

23

Quy định về phong cách làm việc tại chi nhánh

Được thể hiện cụ thể qua văn hóa làm việc và quy định khi giao tiếp với khách hàng. Những nét riêng này được ngân hàng áp dụng trong toàn hệ thóng của mình.

- Về văn hóa làm việc

01. Phục vụ khách hàng một cách chu đáo và bình đẳng. 02. Giữ lời hứa và thực hiện cam kết với khách hàng.

03. Tiêu chuẩn “liêm chính cá nhân” cao nhất ở tất cả các cấp. 04. Phân quyền và trách nhiệm rõ ràng.

05. Quyết định và thực thi nhanh gọn. 06. Phương thức làm việc nhanh gọn.

07. Đặt quyền lợi của ngân hàng trước quyền lợi của bộ phận, cá nhân. 08. Hòa nhập với xã hội và địa phương hoạt động.

09. Hãnh diện và tự hào khi làm việc tại MHB.

- Về quy định khi giao tiếp với khách hàng (quy định 10K) 01. Khách đến, được chào đón.

02. Khách ở, luôn tươi cười. 03. Khách hỏi, được tư vấn. 04. Khách yêu cầu, phải tận tâm. 05. Khách cần, được thông báo. 06. Khách vội, giải quyết nhanh. 07. Khách chờ, được xin lỗi.

08. Khách phàn nàn, phải lắng nghe. 09. Khách chờ, luôn chu đáo.

24

3.1.3 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ

3.1.3.1 Hoạt động tín dụng

- Ngân hàng cho các đơn vị kinh tế và cá nhân vay các khoản tiền ngắn, trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh, bổ sung vốn chủ sở hữu, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn trong quá trình hoạt động. Chủ yếu cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần,…

- Cho vay mua trang thiết bị, tài sản cố định, sửa chữa nhà đất, cơ sở hạ tầng, cho vay sinh hoạt, tiêu dùng.. Với hình thức cho vay thế chấp, tín chấp, bảo lãnh,…

- Các gói cho vay theo dự án phát triển nhà ở cho nhân dân vũng lũ lụt ĐBSCL, dự án nâng cấp đô thị, tài chính nông thôn.

- Tài trợ xuất-nhập khẩu

- Hoạt động thanh toán: thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế, séc,…

- Nhận ủy thác đầu tư và tài trợ các dự án đầu tư. Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ duy nhất trên địa bàn được Ngân hàng Thế giới (WB) chọn làm đối tác trong việc cho vay nâng cấp sửa chữa nhà đối với hộ nông dân ở vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án nâng cấp đô thị do WB tài trợ, đã giải ngân cho 877 hộ vay với số tiền hơn 10 tỷ đồng.

3.1.3.2 Hoạt động huy động vốn

Với hoạt động huy động vốn bằng nhiều hình thức, thời hạn đa dạng tương ứng với mỗi mức lãi suất khác nhau trong mọi thành phần kinh tế như: tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, ưu đãi tiền gửi tiết kiệm dành cho người cao tuổi, tiền gửi rút thăm trúng thưởng, tiền gửi thanh toán, chuyển khoản,… Ngoài ra, ngân hàng còn nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam mà còn có các loại ngoại tệ mạnh.

3.1.3.3 Mua bán ngoại tệ

Ngân hàng còn tham gia kinh doanh các loại ngoại tệ mạnh như đồng USD, đồng Bảng Anh, đồng EUR

25

3.1.4 Quy trình cho vay tại chi nhánh

(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ)

Hình 3.2 Quy trình cho vay vốn của MHB chi nhánh Cần Thơ Quy trình cho vay tại chi nhánh gồm 6 bước, cụ thể như sau:

 Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn:

Cán bộ tín dụng tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ, năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự và khả năng sử dụng vốn và khả năng hoàn trả nợ vay.

 Bước 2: Phân tích, thẩm định

- Cán bộ tín dụng sẽ thẩm định hồ sơ cho vay, phân tích tính pháp lý, phương án hoạt động sản suất kinh doanh có khả thi không và khả năng tài chính thông qua báo cáo tài chính của khách hàng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, còn đối với khách hàng cá nhân thì tài sản đảm bảo.

- Hoàn trả thủ tục và ký hợp đồng tín dụng trình lên cho trưởng phòng sau đó chuyển cho giám đốc hoặc phó giám đốc phê duyệt.

 Bước 3: Quyết định cho vay

Giám đốc hoặc phó giám đốc căn cứ vào báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng, quyết định cho vay hay không cho vay. Nếu cho vay thì ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận những thủ tục sau:

- Hạn mức tín dụng: là số tiền tối đa mà ngân hàng có thể cho khách hàng vay trong một khoản thời gian nhất định.

Lập hồ sơ vay vốn (1) Quản lý, giám sát (5) Giải ngân (4) Quyết định cho vay (3) Phân tích, thẩm định (2) Thu nợ và xử lý (6)

26

- Thời hạn tính dụng: cơ sở để ngân hàng xác định thời hạn tín dụng cho khách hàng.

- Lãi suất tín dụng: mức lãi suất phù hợp với quy định của nhà nước và phù hợp với lãi suất thị trường hiện tại.

- Tài sản bảo đảm

 Bước 4: Giải ngân

Hợp đồng sau khi được ký hết, ngân hàng tiến hành cho khách hàng vay bằng cách đưa tiền mặt hay chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng theo thỏa thuận.

 Bước 5: Quản lý, giám sát

Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc khách hàng vay sử dụng vốn đúng mục đích đã ký kết, có hiệu quả và trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng.

 Bước 6: Thu hồi và xử lý

Tiến hành thu nợ của khách hàng, thanh toán các khoản đối với ngân hàng. nếu khách hàng thanh toán đủ gốc và lãi cho ngân hàng như cam kết thì sẽ tiến hành giải chấp (nếu có tài sản đảm bảo). Nếu khách hàng không trả nợ đúng thời hạn hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ đối với ngân hàng thì sẽ giải quyết theo quy định.

3.1.5 Định hướng phát triển của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơtrong năm 2015

Áp lực cạnh tranh ngày càng nhiều, biến động về lãi suất, giá cả hàng hóa trên thị trường có nhiều thay đổi để hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển ngày càng hiệu quả và đặc biệt là hoạt động tín dụng cho vay MHB chi nhánh Cần Thơ đã đưa ra những định hướng cụ thể trong tương lai như sau:

- Mở rộng địa bàn hoạt động ở các quận, huyện phát triển ngay trung tâm thành phố và các vùng lân cận trên các địa bàn Cần Thơ như Cái Răng, Bình Thủy, Ninh Kiều… để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng được thuận tiện hơn.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng và quy mô hoạt động của chi nhánh, tăng cường công tác tiếp cận và mở rộng khách hàng, tăng huy động vốn và đầu tư tín dụng.

27

- Mở rộng và phát triển thêm nhiều gói sản phẩm, dịch vụ mới tiện lợi, an toàn, không mất nhiều chi phí cũng như thời gian nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Giữ vững và nâng cao vị thế của ngân hàng trên thương trường, tăng thị phần, khẳng định năng lực cạnh tranh giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển trên địa bàn hoạt động.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều chỉnh mức lãi suất phù hợp với mức giảm lạm phát trong nước, giải quyết nợ xấu, đẩy mạnh nhà ở xã hội trong địa bàn thành phố và tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, hàng xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, DNVVN, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng theo tiêu chuẩn và yêu cầu công việc, xây dựng quy trình tuyển dụng chặt chẽ hơn nhằm thu hút và tuyển chọn nhân viên có năng lực tâm huyết với công việc. Đồng thời đẩy mạnh tiếp thị hướng tới mục tiêu tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu, trở thành thương hiệu mạnh, uy tín, chất lượng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

- Dự kiến trong năm 2015 tăng trưởng tín dụng sẽ đạt mức 12%, lợi nhuận trước thuế tăng 22%doanh thu từ hoạt động cho vay chiếm tổng doanh thu.

3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011- 06/2014

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng vừa phải hoàn thành những yêu cầu về lợi nhuận đặt ra, vừa phải thực hiện những chủ trương chính sách của NHNN về tiền tệ. Vấn đề các ngân hàng luôn đặt ra là làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng vẫn đảm bảo chấp hành đúng quy định của NHNN và thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục cho vay và đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngắn hạn, tiết kiệm chi phí điều đó cần đặc biệt quản lý tốt hai yếu tố quan trọng: thu nhập và chi phí hoạt động trong năm.

Bám sát với những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong địa bàn thành phố, thực hiện nghiêm túc và chấp hành tốt các chỉ đạo của NHNN dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn chung từ nền kinh tế như lạm phát vẫn còn ở mức cao, giá cả hàng hóa biến động cùng với việc cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng

28

trên địa bàn thành phố nhưng MHB Cần Thơ đã không ngừng phấn đấu, nổ lực và đã đạt được những thành tựu khả quan trong kinh doanh và tiếp tục vững bước trong hoạt động:

29 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 Tr iệ u đồ ng Thu nhập Chi phí

Lợi nhuận trước thuế

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011-6/2014

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ)

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ)

Hình 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ trong giai đoạn 2011-6/2014

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6/2014 so 6/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thu nhập 204.649 177.210 150.788 71.365 85.081 -27.439 (13,41) -26.422 (14,91) 13.716 19,22

Thu nhập từ lãi 200.872 173.429 147.741 70.187 83.892 -27.443 (13,66) -25.688 (14,81) 13.705 19,53

Thu nhập ngoài lãi 3.777 3.781 3.047 1.178 1.189 4 0,11 -734 (19,41) 11 0,93

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)