Doanh số cho vay đối với DNVVN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 51)

DSCV là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của DSCV thể hiện quy mô tăng thưởng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

4.2.2.1 Doanh số cho vay đối với DNVVN trong giai đoạn 2011-2013

Dưới sự xuất hiện của nhiều ngân hàng, khách hàng đã cân nhắc rất kĩ khi đến giao dịch với mong muốn thủ tục phải nhanh gọn và đặc biệt là không ràng buộc nhiều về TSĐB. Bên cạnh công tác tìm kiếm, thu hút được nhiều khách hàng nhưng đảm bảo an toàn tín dụng vẫn là điều đáng quan tâm nhất, ngân hàng MHB Cần Thơ luôn làm tốt nhiệm vụ của mình và đã đạt được những thành quả ghi nhận qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.2 Doanh số cho vay đối với DNVVN của MHB chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ)

Nhìn chung, DSCV của khách hàng là DNVVN thì có sự tăng trưởng trong 3 năm nhưng lại sụt giảm vào 6 tháng đầu năm 2014. Trong bối cảnh thắt chặt tín dụng trong giai đoạn 2011-2012, với những chính sách, chủ trương từ ngân hàng Hội sở đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững nhất là

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Theo thời hạn 480.663 570.090 1.068.181 89.427 18,60 498.091 87,37 Ngắn hạn 451.823 507.380 929.317 55.557 12,30 421.937 83,16 Trung, dài hạn 28.840 62.710 138.864 33.870 117,44 76.154 121,44 Theo ngành kinh tế 480.663 570.090 1.068.181 89.427 18,60 498.091 87,37

Nông, lâm, ngư nghiệp 12.497 11.972 17.091 (525) (4,20) 5.119 42,76

Công nghiệp 14.420 11.402 21.364 (3.018) (20,93) 9.962 87,37

Xây dựng 129.779 148.223 256.363 18.444 14,21 108.140 72,96

Thương mại-dịch vụ 225.912 228.036 459.318 2.124 0,94 231.282 101,42

39

DNVVN luôn là phương châm hoạt động của MHB Cần Thơ làm cho DSCV trong thời gian này tăng trưởng với tốc độ tương đối 18,60%. Đến năm 2012- 2013, DSCV đã tăng lên với tốc độ khá nhanh đạt mức 87,37%, được sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm ổn định giá cả thị trường, giúp các doanh nghiệp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản hàng hóa, cơ cấu kinh tế địa bàn chuyển dịch theo hướng công nghiệp-thương mại, dịch vụ-nông nghiệp công nghệ cao. Cùng xu thế đó, MHB Cần Thơ không ngừng nổ lực phấn đấu, khẳng định khả năng tự chủ của ngân hàng, điều này làm cho DSCV đối với DNVVN có tăng trưởng qua các năm. Việc phân chia DSCV theo thành phần kinh tế, theo thời hạn thể hiện mức độ đa dạng hóa hình thức hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó việc cho vay nhiều ngành với tỷ trọng khác nhau giúp ngân hàng phân tán được rủi ro đồng thời đầu tư vào những ngành phát triển mạnh trong tương lai.

Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Theo thời hạn, các khoản cho vay của ngân hàng được chia thành 2 loại: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn. Để hiểu rõ hơn về tình hình DSCV theo thời hạn của ngân hàng qua các năm được thể hiện qua hình vẽ sau:

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ)

Hình 4.2 Doanh số cho vay theo thời hạn của MHB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

- Doanh số cho vay ngắn hạn:

Do nguồn vốn mà chi nhánh huy động được chủ yếu là ngắn hạn và tình hình kinh tế những năm có sự biến động liên tục qua các năm nên ngân hàng cấp trên chủ trương là tập trung vào cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn nên DSCV ngắn hạn luôn chiếm ưu thế trung bình trên 80% tổng DSCV

2011 2012 2013 89% 11% 94% 6% 87% 13% Ngắn hạn Trung, dài hạn 2011

40

nhằm hạn chế rủi ro do biến động bất thường từ nền kinh tế. Nhìn chung cho vay ngắn hạn đang có xu hướng tăng nhanh nhưng lại giảm về tỷ trọng, nhất là 2012- 2013, DSCV tăng khá mạnh với tốc độ 83,16% phần lớn các DNVVN có vòng quay vốn ngắn, nhu cầu phục vụ cho sản xuất kinh doanh phần lớn là vốn lưu động. Thực tế cho thấy tín dụng ngắn hạn đã và đang được mở rộng và có vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng. Đặc biệt, Cần Thơ có nhiều điều kiện thuân lợi cho sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, đất đai màu mỡ, hệ thống nước ngọt quanh năm đảm bảo tưới tiêu phục vụ trồng trọt, chăn nuôi. Tín dụng ngắn hạn thực sự đã đáp ứng nhu cầu lưu động ngắn hạn bị thiếu hụt trên địa bàn, khi nguồn cho vay này ít rủi ro khi có sự biến động của nền kinh tế.

- Doanh số cho vay trung và hạn:

Tuy DSCV trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nhưng qua 3 năm có sự gia tăng khá mạnh về quy mô lẫn cơ cấu. Nhất là cầu vốn vào năm 2013, DSCV trung và dài hạn tăng với tốc độ 87,37% so với năm 2012 với chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với những ngành kinh tế trọng điểm cùng với cơ hội đầu tư của các DNVVN với mong muốn đầu tư vào TSCĐ, xây dựng mở rộng thêm nhà xưởng, nâng cấp thêm thiết bị máy móc về sản xuất sau thời gian kinh doanh cầm chừng.

Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Theo ngành kinh tế, các khoản cho vay của ngân hàng được chia thành 5 loại: cho vay nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại-dịch vụ và các ngành kinh tế khác. Để thấy rõ hơn, cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng trong những năm qua được thể hiện qua hình vẽ dưới đây:

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ)

Hình 4.3 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của MHB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

- DSCV sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp: Tuy có tăng nhưng không ổn định và chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng DSCV. Tuy chiếm tỷ trọng

22011 011 2011 2 0 1 2 2013 3%3% 27% 47% 20% 2%2% 26% 40% 30% 2%2% 24% 43% 29% Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Xây dựng Thương mại-dịch vụ Khác 2011 2012 2013

41

nhỏ nhưng rất quan trọng bởi vì hoạt động chính của người dân nơi đây vẫn là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa, rau màu, cây ăn quả và đánh bắt thủy hải sản rất nhiều nên thiết yếu phải dùng những loại máy móc thiết bị tân tiến để phục vụ cho hoạt động sản xuất đạt năng suất cao. Cần Thơ do có lợi thế là nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ ứng dụng công nghệ cao vào dự án phát triển nông nghiệp cho bà con nông dân do đó trong năm vừa qua năng suất cây trồng vật nuôi đều được mùa, các doanh nghiệp cũng sẵn lòng, mạnh dạng đầu tư thêm để mở rộng sản xuất, thu mua sản phẩm ứng với nguồn cung dồi dào trên thị trường trong năm 2012 này, nhất là nguồn cung thủy sản và hầu hết các mặt hàng nông, lâm sản chịu sức ép về giá do nguồn cung thừa-nhu cầu yếu nên nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất còn hạn chế trong thời gian này. Sang năm 2013, công nghiệp chế biến tăng với tốc độ vượt bật 87,37% do địa bàn thành phố mở rộng các khu công nghiệp tập trung: Hưng Phú 1, Trà Nóc 1, tiểu thủ công nghiệp: Cái Răng, Ô Môn, Bình Thủy,… đã thu hút nhiều dự án do đó đòi hỏi phải cần thêm số khá lớn để đầu tư. Qua đó, các chợ đầu mối, các DNVVN cũng có nhu cầu đầu tư về thương mại- dịch vụ tập trung năng lực thu mua, chế biến, phục vụ nhu cầu xuất khẩu gạo, thủy sản, nông sản, dày da, thiết bị điện,…Tuy nhiên, công nghiệp vẫn còn các ngành có trình độ công nghệ thấp, công nghệ sinh học và công nghệ phát triển chưa cao nên các DNVVN có nhu cầu vay thêm để đổi mới dây chuyền đầu tư, TSCĐ. Riêng đối với mặt hàng gạo, ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, cho dù nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc cũng không đủ giúp giá mặt hàng này tăng bởi sức ép xả hàng tồn kho khổng lồ từ Thái Lan. Về phía Nhà nước tiếp tục ưu tiên vốn tín dụng cho các hoạt động nông nghiệp, thủy sản xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau nhằm khắc phục tình trạng “bỏ trứng vào cùng một rổ”, tái cơ cấu lại thị trường xuất khẩu nông, thủy sản, tháo gỡ khó khăn cho các hoạt động sản xuất.

- Với thế mạnh trong lĩnh vực cấp tín dụng trong việc xây dựng sửa chữa công trình nhà ở biểu hiện qua DSCV tăng liên tục và chiếm tỷ trọng tương đối cao khoảng 26,7% trong tổng doanh số. Đặc biệt trong năm 2013, Bộ Xây dựng Cần Thơ đề xuất một số biện pháp nhằm phá băng thị trường BĐS như hạn chế nguồn cung nhà ở thương mại, mở rộng đối tượng người nước ngoài được phép mua nhà. Bên cạnh đó, với sự thành công của dự án nâng cấp đô thị (AFD) vay với lãi suất thấp, thậm chí không cần TSĐB. Đây là những ưu đãi hấp dẫn nhằm khuyến khích cho các DN xây dựng có cơ hội hơn để mạnh dạng đầu tư, kinh

42

doanh hiệu quả hơn DSCV cũng tăng đột biến với tốc độ 72,96% so với năm 2012.

- Hoạt động xúc tiến đầu tư-thương mại chiếm tỷ trọng cao nhất trong công tác cấp tín dụng, có sự gia tăng liên tục với tốc độ rất nhanh. Vào là năm 2013 chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ưu tiên xúc tiến thương mại, nhất là các mặt hàng chủ lực (gạo, cà phê, tôm, cá, cây ăn quả,…) vào các thị trường xuất khẩu trọng điểm, thị trường có tiềm năng nâng cao chất lượng sản phẩm đã làm tốc độ tăng lên với tốc đột biến đạt mức 101,42% so với năm 2012. Sở dĩ Cần Thơ là nơi tập trung đông dân và trung tâm thương mại, đồng thời ngân hàng bám sát vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường, ngành thương mại-dịch vụ là ngành mang lại nhiều lợi nhuận và ít rủi ro hơn so với các ngành khác nhà đầu tư mạnh dạng mở rộng kinh doanh vào lĩnh vực này.

- Ngành khác: gồm hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hoạt động kinh doanh bất động sản, dịch vụ hỗ trợ,…chiếm tỷ trọng khoảng 25% trong tổng DSCV và đang tăng liên tục trong 3 năm qua. Trong 3 năm qua, Cần Thơ đang là một trong những vùng kinh tế trọng điểm phát triển về mọi mặt kinh tế-xã hội, thúc đẩy những ngành khác cũng phát triển theo. Bên cạnh mức sống người dân nâng cao, có nhiều người cần được nhu cầu an toàn sức khỏe, nhu cầu giải trí, thẩm mỹ,… Do đó, nhu cầu vay vốn của những khách hàng này tăng liên tục ở mức cao, nhất là năm 2013, tốc độ tăng trưởng 84,24% so với năm 2012.

4.2.2.2 Doanh số cho vay đối với DNVVN từ 6/2013-6/2014

Áp lực cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng kèm theo môi trường kinh tế gặp rất nhiều khó khăn nên tình hình DSCV trong 6 tháng đầu năm 2013-2014 bị thu hẹp thể hiện qua bảng dưới đây:

43

Bảng 4.3 Doanh số cho vay đối với DNVVN của MHB Cần Thơ từ 6/2013- 6/2014

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ)

Doanh số cho vay theo kỳ hạn

- Doanh số cho vay ngắn hạn

Trong giai đoạn này, vấn đề khó khăn trong và ngoài nước vẫn là nguyên nhân tiềm ẩn làm cho các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào kinh doanh sản xuất làm cho DSCV ngắn hạn giảm nghiêm trọng từ 495.151 triệu đồng xuống còn 272.071 triệu đồng, tức giảm 45,05%. MHB Cần Thơ cân nhắc cẩn trọng hơn trong việc phân chia tỷ trọng DSCV nên trong thời gian qua DSCV ngắn hạn chiếm trên 90% trong 6 tháng đầu năm 2014, đảm bảo an toàn khi có biến động bất lợi xảy ra.

- Doanh số cho vay trung và dài hạn

Đến 6 tháng đầu năm 2014, những ảnh hưởng tình hình các DNVVN làm ăn sa sút, phá sản nhiều nên nhu cầu vay vốn mới để mở rộng quy mô có hạn chế, phần lớn chỉ đầu tư sản xuất cầm chừng đợi cơ hội mới tiếp tục đầu tư nâng cấp, nên DSCV trung và dài hạn cũng hạn chế rất nhiều.

Chỉ tiêu 6/2013 6/2014 Chênh lệch 6/2014 so 6/2013 Số tiền % Theo thời hạn 550.168 295.729 (254.439) (46,25) Ngắn hạn 495.151 272.071 (223.081) (45,05) Trung, dài hạn 55.017 23.658 (31.358) (57,00) Theo ngành kinh tế 550.168 295.729 (254.439) (46,25)

Nông, lâm, ngư nghiệp 11.003 6.299 (4.704) (42,75)

Công nghiệp 11.003 5.915 (5.089) (46,25)

Xây dựng 143.044 88.719 (54.325) (37,98)

Thương mại-dịch vụ 242.074 121.249 (120.825) (49,91)

44

Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

DSCV các ngành đều có xu hướng sụt giảm với tốc độ rất nhanh.

- Nông-lâm-ngư nhiệp: Với sức ép giá từ nhà đầu tư về giá cả, một số mặc hàng gạo, thủy sản dồi dào nhưng vẫn chưa tìm được nơi tiêu thụ. Tình trạng hàng hóa còn tồn đọng kéo theo khả năng đầu tư mới hạn chế trong thời gian này.

- Công nghiệp: Cần Thơ cũng tiếp tục hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ, các viện trường đại học để ứng dụng thành tựu mới vào sản xuất, trước hết là trong các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất ô tô, thép, cơ khí đóng tàu, may mặc,…đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ. Tuy trong thời gian qua DSCV công nghiệp giảm 46,25% nhưng xét về cơ cấu đang có dấu hiệu tăng trưởng về cơ cấu.

- Xây dựng: Tuy nền kinh tế vĩ mô lạm phát đã được kiềm chế, nhưng nhiều doanh nghiệp xây dựng vẫn còn gặp khó khăn, thị trường BĐS vẫn tiếp tục trầm lắng nhiều doanh nghiệp không dám đi vay do lãi suất đã giảm nhưng vẫn còn ở mức khá cao nên đã làm cho nhu cầu vay vốn vào 6 tháng đầu năm 2014 giảm đáng kể, tương đương 37,98% so với cùng kỳ.

- Thương mại-dịch vụ: Đây là ngành có tốc độ sụt giảm mạnh nhất trong tổng cơ cấu toàn ngành, với tốc độ giảm 49,91% so với cùng kỳ nhưng xét theo cơ cấu trong tổng DSCV thì vẫn ở mức độ ổn định chiếm khoản 42% . Nguyên nhân, do trong dịp tết Nguyên đán, giá cả nhiều loại hàng hóa, dịch vụ cũng không tăng cao như năm trước nhưng do diễn biến bất ổn trên biển Đông gây một số lo ngại cho người dân và ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư, chi tiêu vẫn còn nhiều bất cập. Trong thời gian tới ngân hàng cũng sẽ ưu tiên mở rộng thêm nhiều gói dịch vụ hỗ trợ ứng với tiềm năng của Cần Thơ, nơi là cầu nối giao thoa thương mại giữa các vùng, miền trong khu vực phía Nam.

- Ngành khác: Ngoài ra, một số ngành nghề hoạt động theo tính chất mùa vụ, đối với các hoạt động như dịch vụ chăm sóc thẩm mỹ, khu vui chơi giải trí,… phần lớn nhu cầu vay vốn đều tập trung ở 6 tháng cuối năm để đầu tư, nâng cấp thêm những thiết bị, mở rộng thêm không gian để phục vụ cho nhu cầu khách hàng vào dịp Tết. Đó cũng là lý do DSCV vào những tháng đầu năm lại giảm đáng kể.

45

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)