Quy trình cho vay tại chi nhánh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 38)

(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ)

Hình 3.2 Quy trình cho vay vốn của MHB chi nhánh Cần Thơ Quy trình cho vay tại chi nhánh gồm 6 bước, cụ thể như sau:

 Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn:

Cán bộ tín dụng tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ, năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự và khả năng sử dụng vốn và khả năng hoàn trả nợ vay.

 Bước 2: Phân tích, thẩm định

- Cán bộ tín dụng sẽ thẩm định hồ sơ cho vay, phân tích tính pháp lý, phương án hoạt động sản suất kinh doanh có khả thi không và khả năng tài chính thông qua báo cáo tài chính của khách hàng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, còn đối với khách hàng cá nhân thì tài sản đảm bảo.

- Hoàn trả thủ tục và ký hợp đồng tín dụng trình lên cho trưởng phòng sau đó chuyển cho giám đốc hoặc phó giám đốc phê duyệt.

 Bước 3: Quyết định cho vay

Giám đốc hoặc phó giám đốc căn cứ vào báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng, quyết định cho vay hay không cho vay. Nếu cho vay thì ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận những thủ tục sau:

- Hạn mức tín dụng: là số tiền tối đa mà ngân hàng có thể cho khách hàng vay trong một khoản thời gian nhất định.

Lập hồ sơ vay vốn (1) Quản lý, giám sát (5) Giải ngân (4) Quyết định cho vay (3) Phân tích, thẩm định (2) Thu nợ và xử lý (6)

26

- Thời hạn tính dụng: cơ sở để ngân hàng xác định thời hạn tín dụng cho khách hàng.

- Lãi suất tín dụng: mức lãi suất phù hợp với quy định của nhà nước và phù hợp với lãi suất thị trường hiện tại.

- Tài sản bảo đảm

 Bước 4: Giải ngân

Hợp đồng sau khi được ký hết, ngân hàng tiến hành cho khách hàng vay bằng cách đưa tiền mặt hay chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng theo thỏa thuận.

 Bước 5: Quản lý, giám sát

Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc khách hàng vay sử dụng vốn đúng mục đích đã ký kết, có hiệu quả và trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng.

 Bước 6: Thu hồi và xử lý

Tiến hành thu nợ của khách hàng, thanh toán các khoản đối với ngân hàng. nếu khách hàng thanh toán đủ gốc và lãi cho ngân hàng như cam kết thì sẽ tiến hành giải chấp (nếu có tài sản đảm bảo). Nếu khách hàng không trả nợ đúng thời hạn hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ đối với ngân hàng thì sẽ giải quyết theo quy định.

3.1.5 Định hướng phát triển của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơtrong năm 2015

Áp lực cạnh tranh ngày càng nhiều, biến động về lãi suất, giá cả hàng hóa trên thị trường có nhiều thay đổi để hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển ngày càng hiệu quả và đặc biệt là hoạt động tín dụng cho vay MHB chi nhánh Cần Thơ đã đưa ra những định hướng cụ thể trong tương lai như sau:

- Mở rộng địa bàn hoạt động ở các quận, huyện phát triển ngay trung tâm thành phố và các vùng lân cận trên các địa bàn Cần Thơ như Cái Răng, Bình Thủy, Ninh Kiều… để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng được thuận tiện hơn.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng và quy mô hoạt động của chi nhánh, tăng cường công tác tiếp cận và mở rộng khách hàng, tăng huy động vốn và đầu tư tín dụng.

27

- Mở rộng và phát triển thêm nhiều gói sản phẩm, dịch vụ mới tiện lợi, an toàn, không mất nhiều chi phí cũng như thời gian nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Giữ vững và nâng cao vị thế của ngân hàng trên thương trường, tăng thị phần, khẳng định năng lực cạnh tranh giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển trên địa bàn hoạt động.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều chỉnh mức lãi suất phù hợp với mức giảm lạm phát trong nước, giải quyết nợ xấu, đẩy mạnh nhà ở xã hội trong địa bàn thành phố và tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, hàng xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, DNVVN, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng theo tiêu chuẩn và yêu cầu công việc, xây dựng quy trình tuyển dụng chặt chẽ hơn nhằm thu hút và tuyển chọn nhân viên có năng lực tâm huyết với công việc. Đồng thời đẩy mạnh tiếp thị hướng tới mục tiêu tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu, trở thành thương hiệu mạnh, uy tín, chất lượng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

- Dự kiến trong năm 2015 tăng trưởng tín dụng sẽ đạt mức 12%, lợi nhuận trước thuế tăng 22%doanh thu từ hoạt động cho vay chiếm tổng doanh thu.

3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011- 06/2014

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng vừa phải hoàn thành những yêu cầu về lợi nhuận đặt ra, vừa phải thực hiện những chủ trương chính sách của NHNN về tiền tệ. Vấn đề các ngân hàng luôn đặt ra là làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng vẫn đảm bảo chấp hành đúng quy định của NHNN và thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục cho vay và đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngắn hạn, tiết kiệm chi phí điều đó cần đặc biệt quản lý tốt hai yếu tố quan trọng: thu nhập và chi phí hoạt động trong năm.

Bám sát với những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong địa bàn thành phố, thực hiện nghiêm túc và chấp hành tốt các chỉ đạo của NHNN dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn chung từ nền kinh tế như lạm phát vẫn còn ở mức cao, giá cả hàng hóa biến động cùng với việc cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng

28

trên địa bàn thành phố nhưng MHB Cần Thơ đã không ngừng phấn đấu, nổ lực và đã đạt được những thành tựu khả quan trong kinh doanh và tiếp tục vững bước trong hoạt động:

29 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 Tr iệ u đồ ng Thu nhập Chi phí

Lợi nhuận trước thuế

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011-6/2014

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ)

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ)

Hình 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ trong giai đoạn 2011-6/2014

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6/2014 so 6/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thu nhập 204.649 177.210 150.788 71.365 85.081 -27.439 (13,41) -26.422 (14,91) 13.716 19,22

Thu nhập từ lãi 200.872 173.429 147.741 70.187 83.892 -27.443 (13,66) -25.688 (14,81) 13.705 19,53

Thu nhập ngoài lãi 3.777 3.781 3.047 1.178 1.189 4 0,11 -734 (19,41) 11 0,93

Chi phí 179.462 162.653 130.293 65.710 82.703 -16.809 (9,37) -32.360 (19,90) 16.993 25,86

Chi phí lãi 150.318 138.579 110.191 52.281 67.572 -11.739 (7,81) -28.388 (20,49) 15.291 29,25

Chi ngoài lãi 29.144 24.074 20.102 13.429 12.131 -5.070 (7,40) -3.972 (16,50) -1.298 (9,67)

30

- Thu nhập

Nhìn chung, thu nhập của MHB có xu hướng sụt giảm qua các năm. Cụ thể năm 2012 giảm xuống còn 177.210 triệu đồng tương ứng giảm 13,41% so với năm 2011, do tình hình kinh tế thế giới trong giai đoạn này vẫn diễn biến phức tạp, sự phục hồi kinh tế diễn ra chậm, nguy cơ khủng hoảng tài chính-kinh tế vẫn tiềm ẩn, nợ công cao, dẫn đến tâm hụt ngân sách. Giai đoạn 2012-2013, nguồn thu nhập lại tiếp tục giảm ở mức 150.788 triệu đồng, tức giảm 14,91% so với năm 2012. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 có dấu hiệu khởi sắc hơn, khoản thu nhập tăng lên từ 71.365 triệu đồng đến 83.081 triệu đồng, tức tăng 19,22% so với cùng kỳ do chính sách kích cầu của Chính phủ, cho vay theo lãi suất thỏa thuận nên tín dụng tăng kéo theo thu nhập từ lãi cũng tăng. Trong tổng thu nhập của ngân hàng thì thu nhập từ lãi chiếm tỉ trọng cao nhất, quyết định đến nguồn thu chính của ngân hàng.

Thu nhập từ lãi bao gồm thu từ hoạt động chứng từ có giá ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng, tín dụng trung và dài hạn và các khoản tín dụng khác. Đây là nguồn thu chủ yếu chiếm trên 90% trong tổng thu nhập. Tuy nhiên nguồn thu này đang có xu hướng giảm dần qua các năm cùng với sự sụt giảm của thu nhập. Vào năm 2012, nguồn thu này giảm còn 173.429 triệu đồng, tức giảm 13,66% so với năm 2011. Có thể nói, kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, hàng tồn kho, ứ đọng của các doanh nghiệp tương đối lớn dẫn đến nguồn thu từ khoản mục này giảm. Đến năm 2013, nguồn thu từ lãi lại tiếp tục giảm xuống còn 147.741 triệu đồng, tương đương giảm 14,91% so với năm 2012. Nguyên nhân do nền kinh tế trong thời gian này vẫn chưa được phục hồi, thị trường bất động sản đóng băng trong thời gian khá dài, nhà đầu tư đang đợi tình hình kinh tế “sáng sủa” hơn để đầu tư, các dự án, công trình thi công bị đình truệ do thiếu nhân lực nên phần lớn bị phá sản làm ảnh hưởng đến khả năng cho vay, cũng như trả lãi cho ngân hàng. Thêm vào đó, ngân hàng cũng đang thận trọng hơn trong lĩnh vực tín dụng nóng mà tập trung rà soát, quản lý các khoản tín dụng an toàn, hạn chế những khoản điều chỉnh giảm của lãi suất cho vay và những chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ. Bên cạnh sự cạnh tranh giữa các NHTM càng thêm gay gắt khi các chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng khác mọc lên ngày càng nhiều trên địa bàn thành phố, khoản thu nhập từ lãi có xu hướng tăng nhẹ từ 71.365 triệu đồng (6 tháng đầu năm 2013) lên 85.081 triệu đồng (6 tháng đầu

31

năm 2014), đây là dấu hiệu khả quan, thể hiện sự tăng trưởng MHB trong tương lai.

Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng thu ngoài lãi không mang tính rủi ro và cũng góp phần trong tổng thu nhập của ngân hàng. Một số nguồn thu ngoài lãi gồm: thu từ phí dịch vụ thanh toán, hoa hồng ủy thác từ khách hàng,…. Trong giai đoạn 2011-2013, nhìn chung nguồn thu này có xu hướng giảm (giảm 19,33% so với năm 2011) làm ảnh hưởng ít nhiều đến thu nhập của ngân hàng. Nguyên nhân là do các sản phẩm dịch vụ tuy khá đa dạng nhưng chưa thu hút được khách hàng, phần đông khách hàng đến giao dịch đều là nông hộ, họ chưa thấy được những lợi ích từ việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như mở thẻ ATM, thnh toán qua ngân hàng,... Trước tình hình đó, ngân hàng đã cân nhắc là tập trung cải tiến hơn về khoản này góp phần làm tăng nhẹ khoản thu nhập này vào giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014, đây là dấu hiệu bước đầu đỏi hỏi ngân hàng cần phải nổ lực hơn nữa trong thời gian tới.

- Chi phí

Trong hoạt động của ngân hàng, ngoài việc phấn đấu để tăng thu nhập thì quản lý tốt chi phí cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng không kém. Chi phí là những khoản phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, tối thiểu hóa chi phí là tất yếu vì nó biến đổi theo thu nhập của ngân hàng. Thông thường khi thu nhập tăng thì chi phí cũng tăng theo dù ít hay nhiều. Qua bảng trên, ta thấy khoản mục chi phí đang có xu hướng giảm qua các năm, giảm nhanh nhất vào năm 2012- 2013 (giảm với tốc độ là 19,90%), tức từ 162.653 triệu đồng giảm xuống còn 130.293 triệu đồng. Cũng tương tự như thu nhập, nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí giảm xuống là do chi phí lãi giảm đều qua các năm.

Chi phí lãi là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí bỏ ra, bao gồm khoản chi phí trả cho các khoản tiền gửi, các khoản vay ngắn hạn, các khoản nợ khác trên từng khoản nợ phải trả cụ thể. Qua các năm, chi phí lãi giảm khá rõ rệt nhất là vào giai đoạn 2012-2013, khoản mục này đã giảm xuống với tốc độ là 20,49%. Với những chính sách do NHNN ban hành với công văn số 9779/NHNN vào năm 2011, ấn định mức lãi suất 14%/năm, tuy lãi suất ở mức khá cao, nhưng kênh huy động vốn từ tiền gửi ngân hàng không thật sự hấp dẫn đối với khách hàng, nhu cầu giữ tiền mặt để kím cơ hội đầu tư vào các tài sản sinh lời khác dẫn đến phần lớn lượng chi phí chi trả cho hoạt động này sụt giảm. Đến năm 2013, kinh tế thế giới tuy có khởi sắc nhưng nhìn chung vẫn chưa phục hồi, làm ảnh hưởng đến các nhà đầu tư không dám mạnh dạng đầu tư thêm lĩnh vực nào, tiếp tục chờ cơ hội đầu

32

tư. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nổ lực bằng nhiều biện pháp để tiết kiệm chi phí từ hoạt động tín dụng nên đã làm cho khoản mục này đã giảm lại càng giảm như hiện nay. Đến 6 tháng đầu năm 2013-2014, bên cạnh sự tăng trưởng của khoản thu từ lãi, làm cho chi phí từ lãi cũng tăng lên mạnh mẽ với tốc độ 34,99% chủ yếu do lãi chi trả thẻ thanh toán và lãi từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.

Bên cạnh chi phí lãi, ngân hàng còn phải chi trả cho những khoản chi phí khác như những khoản dự phòng tổn thất tín dụng, tiền lương cho nhân viên, khấu hao,… Qua đó, ta thấy khoản mục này cũng có xu hướng giảm nhưng không ổn định do thời gian qua, ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư cho công tác quảng cáo, cũng cố cơ sở vật chất, hạ tầng đồng thời trang bị thêm một số máy móc nâng cao hơn vị thế của chi nhánh. Ngoài ra, ngân hàng còn trang trải chi phí hỗ trợ cho cán bộ nhân viên đi công tác xa, trong khi giá cả hàng hóa tiêu dùng, cũng như xăng dầu ở mức cao làm cho chi phí ngoài lãi tăng lên với tốc độ 12,67% vào 6 tháng đầu năm 2014.

- Lợi nhuận trước thuế

Trong những năm qua, MHB chi nhánh Cần Thơ hoạt động kinh doanh đều đạt lợi nhuận khả quan. Tuy nhiên, do sự biến động không đều giữa thu nhập và chi phí kéo them lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng giảm không đồng đều. Cụ thể, vào năm 2012, lợi nhuận trước thuế giảm mạnh từ 25.186 triệu đồn xuống còn 14.557 triệu đồng, giảm 42,20%. Nguyên nhân do tình hình kinh tế khó khăn, ngân hàng phải liên tục điều chỉnh lãi suất, nợ xấu gia tăng làm tăng trích lập DPRR, thêm vào đó trên thành phố Cần Thơ xuất hiện nhiều NHTM và chi nhánh mới của ngân hàng khác, tạo sức ép cạnh tranh về lãi suất, khuyến mãi, chiêu thị,… nên chi nhánh phải tăng chi phí cạnh tranh. Trong thời gian qua, chi nhánh cũng đã tăng quy mô hoạt động, đầu tư cho công tác quảng bá, củng cố cơ sở vật chất hạ tầng đồng thời trang bị thêm hệ thống máy móc tại trụ sở. Đến năm 2013, khoản mục này đang có xu hướng khởi sắc đạt mức 20.495 triệu đồng, tương ứng tăng 40,79% so với năm 2012 nhưng vẫn giảm so với năm 2011. Do vẫn còn khó khăn dư âm của nền kinh tế, lãi suất vẫn còn giảm nhưng với những chủ trương đã được thực hiện vào thời gian trước, phần nào đã tháo gỡ khó khăn rất có triển vọng lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng lên trong tương lai. Ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để gia tăng lợi nhuận, hạn chế chi phí tối thiểu, từng bước hoàn thiện và nâng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)