- Kinh nghiệm của Thái Lan
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý thuế của Trung Quốc
Trung Quốc đẩy mạnh cải cách từ những năm 1990-1995 với kết quả chính là mở rộng đối tượng áp dụng thuế GTGT, thống nhất giữa thuế Thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân giữa trong nước và nước ngoài. Cơ cấu số thu của Trung
Quốc chủ yếu vẫn là thuế gián thu (thuế GTGT chiếm 37%, thuế Thu nhập doanh nghiệp chiếm 9,5%, thuế TTĐB chiếm 8% và thuế Thu nhập doanh nghiệp chiếm 3,6%). Năm 2001, Trung Quốc chính thức là thành viên của WTO, điều đó đã mở cho Trung Quốc một không gian rộng lớn và những điều kiện thuận lợi để tham gia hoạt động thương mại quốc tế, đồng thời cũng đặt cho Trung Quốc những thách thức mới. Do vậy, đây là một động lực để Trung Quốc hoạch định những chính sách về thuế, đó là:
- Cơ cấu thuế tập trung chủ yếu vào thuế gián thu;
- Từng bước hạ thấp mức thuế tổng thể và tiến hành điều chỉnh một cách hợp lý cơ cấu thuế suất. Mức thuế nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm dần từ năm 2001 đến 2005;
- Tiếp tục thanh lý và quy phạm chính sách miễn, giảm thuế. Ngoài việc bảo lưu những chính sách miễn giảm thuế phù hợp với quy phạm quốc tế, còn triệt để thanh lý những chính sách miễn, giảm thuế, điều chỉnh chính sách ưu đãi về thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo phương thức mậu dịch biên giới và hàng hóa nhập khẩu của một bộ phận những người đi nước ngoài về;
- Xây dựng và hoàn thiện quy định về thuế chống khuynh tiêu, thuế chống trợ giá.
- Tăng cường công tác thu thuế và công tác quản lý của hệ thống Hải quan. - Từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa các doanh nghiệp trong nước và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giữa người Trung Quốc và người nước ngoài ở Trung Quốc.
- Từng bước xóa bỏ sự đối xử bất bình đẳng về chính sách thuế xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.