Giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện quản lý khai thuế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 90)

- Kinh nghiệm của Thái Lan

TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

3.3.2.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện quản lý khai thuế

Qua khảo sát đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với công tác quản lý khai thuế đã nêu ở chương 2. Để khắc phục những chỉ số hài lòng còn thấp, cần thực hiện giải pháp sau:

-Thống nhất, chặt chẽ trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật:

Rà soát lại hệ thống văn bản theo từng chuyên đề, từng lĩnh vực từ đó rút ra những điểm chưa thống nhất, chưa chặt chẽ. Không thực hiện chiếu lệ, qua loa, cũng không làm quá rộng mà loãng, không hiệu quả theo kiểu rà soát toàn bộ văn bản. Phải xác định vấn đề nào, lĩnh vực nào là nổi bật, là cấp thiết cần tiến hành rà soát, sửa đổi trước.

-Công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản phải đủ sâu rộng, công khai, minh bạch trong triển khai thực hiện, kể cả những văn bản dưới luật:

Công khai, minh bạch các quy trình tại nơi làm việc, trên các website. Các quy trình cần được sơ đồ hóa theo đúng trình tự phát sinh, không niêm yết văn bản giấy một cách chiếu lệ, cho có, mang tính đối phó, hoặc quy trình quá phức tạp mà chỉ có người đề ra mới hiểu còn người dân và đối tượng nộp thuế thì không hiểu nổi. Do công việc khai báo thuế đối với đối tượng nộp thuế là không thường xuyên, không liên tục. Chúng ta cần xác định rằng đa số bộ phận người dân và đối tượng nộp thuế có chuyên môn không sâu, không rộng về lĩnh vực chúng ta đang quản lý mặc dù về các vấn đề khác họ am hiểu hơn cơ quan quản lý. Vì vậy, việc đưa ra quy trình cần mang tính “ cầm tay chỉ việc”, chỉ có vậy mới giúp được cho đối tượng nộp thuế nhanh chóng hoàn thành nghĩa vụ của họ nhanh chóng, chính xác hơn.

Hiện tại trên các phương tiện đại chúng mới chỉ công khai đến mức độ là các Thông tư hướng dẫn, nhưng hệ thống văn bản của chúng ta thì dưới Thông tư còn có các quy trình, các văn bản giải đáp vướng mắc. Hầu hết các loại văn bản dưới luật này

không đến được với đối tượng nộp thuế. Việc này không chỉ hạn chế khả năng tiếp cận của các đối tượng nộp thuế mà còn thiếu sự công khai, khiến người dân không thể thực hiện được quyền giám sát của mình.

- Triển khai, thực hiện thống nhất giữa các bộ phận:

Trong việc thực thi tại các cơ quan quản lý có hiện tượng cùng một vấn đề nghiệp vụ phát sinh mỗi cán bộ, công chức hướng dẫn theo một hướng khác nhau. Cũng có hiện tượng cùng một vấn đề phát sinh mỗi đơn vị lại có một cách xử lý khác nhau. Vấn đề này có một phần phát sinh do đặc thù riêng của mỗi đơn vị và do sự vận dụng linh hoạt văn bản giữa mỗi đơn vị. Nhưng, sau đó thì không có sự phổ biến, trao đổi kinh nghiệm để cùng thống nhất áp dụng, dẫn đến cùng một doanh nghiệp, cùng một vấn đề phát sinh, đã được kê khai tại đơn vị này rồi, khi đến đơn vị khác lại phải hỏi lại một câu hỏi rất cũ là “ ở đây làm như thế nào ?”. Như vậy, để tránh tình trạng trên thì định kỳ cơ quan phải họp, báo cáo các vấn đề nghiệp vụ phát sinh để cùng học hỏi kinh nghiệp và cùng thống nhất thực hiện trên tinh thần xây dựng, vì sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị và của xã hội.

- Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành:

Đây là một hiện tượng phổ biến mà nguyên do chính của việc này là do các ban ngành luôn cho phần việc của mình là quan trọng, là chính, thiếu đơn vị chủ quản có tiếng nói mang tính quyết định để hợp nhất vấn đề. Nguyên do nữa là các ban ngành không muốn vụ việc của cơ quan mình bị công khai cho đơn vị bạn biết. Như vậy, đối với các đơn vị trong phạm vi một cục thì cục hải quan tỉnh phải là cơ quan chủ quản để tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị. Giữa các ban ngành thì Ủy ban nhân dân Tỉnh phải là cơ quan chủ trì thực hiện phối hợp giữa các đơn vị. Bản thân đơn vị Cục Hải quan Tỉnh phải chủ động dự thảo, soạn thảo ký quy chế phối hợp với các cơ quan liên quan theo từng lĩnh vực có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý khai báo thuế, không đợi đến khi có phát sinh vụ việc rồi mới lo tìm quy chế phối hợp.

- Nâng cao tính tự giác của đối tượng kê khai thuế:

Thiếu tự giác xuất phát từ việc thiếu hiểu biết về pháp luật thuế của đối tượng khai báo thuế và vì lợi ích cá nhân quá cao. Để đảm bảo đối tượng khai thuế tự giác thì cần phải nâng cao tuyên truyền, phổ biến pháp luật quản lý thuế đến đối tượng nộp thuế. Đảm bảo cho người nộp thuế hiểu rằng việc khai báo thuế đúng quy định không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà còn là quyền lợi.

Chúng ta đã đưa ra nhiều quy định, nhiều hình thức xử phạt đối với các đối tượng thiếu ý thức chấp hành quy định về khai thuế như cảnh cáo, nhắc nhở ( Biên bản chứng nhận, Biên bản làm việc), phạt tiền, tịch thu tang vật, truy tố… nhưng mức phạt còn quá thấp so với hậu quả mà các hành vi vi phạm của đối tượng đem lại. Tham khảo mức xử lý, quản lý của các nước bạn như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan thì mức độ xử phạt của chúng ta đưa ra với cùng hành vi vi phạm về Luật quản lý thuế là quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Chúng ta cần tăng mức xử phạt lên để đảm bảo tính răn đe và thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo đối tượng khai thuế không giám cố ý vi phạm pháp luật về thuế.

- Nâng cao tinh thần, thái độ làm việc của các cán bộ công chức:

Tinh thần, thái độ làm việc của lực lượng cán bộ, công chức có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý khai báo thuế. Nâng cao hiệu qủa làm việc của cán bộ công chức bằng việc kết hợp giữa nội quy, quy chế làm việc với chế độ khen thưởng, kỷ luật từ việc thực hiện các quy định trong Luật cán bộ công chức và Luật bồi thường đền bù Nhà nước. Quản lý chất lượng làm việc của cán bộ công chức dựa trên hiệu quả làm việc, kết hợp với thời gian làm việc. Quản lý ở chất lượng công việc, chứ không quá chú trọng thời gian làm việc. Thực hiện giao việc, phân việc đúng chuyên môn, nghiệp vụ. Mỗi đơn vị cá thể phải tự nghiên cứu, đề xuất ra hình thức quản lý, thực hiện công việc cho phù hợp và chịu trách nhiệm về đề xuất của mình. Cấp trên quản lý phải có cơ chế thí điểm, giám sát việc thực hiện, đảm bảo hiệu quả công việc.

- Công tác thanh tra, kiểm tra không chỉ dừng ở mức phát hiện ra vi phạm để chấn chỉnh mà cần phải tổng hợp sự khác biệt giữa các đơn vị trong cùng một vấn đề để kiến nghị đưa ra một quy trình thực hiện chính xác, thống nhất:

Đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra cần phải có đủ khả năng và các phẩm chất tốt đẹp để đảm bảo việc thanh tra không phải là yếu tố quá nặng nề, gây áp lực, ảnh hưởng đến công tác chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị đang “bị” thanh tra, mà phải đảm bảo được hiệu quả cải tiến, đổi mới và thống nhất thực hiện sau khi hoàn thành kỳ thanh tra, kiểm tra, đảm bảo các quy định được triển khai thống nhất trong toàn đơn vị, toàn ngành. Sau thanh tra, kiểm tra phải chấm dứt tình trạng cùng một vấn đề phát sinh mà mỗi đơn vị hướng dẫn thực hiện một khác.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý khai báo thuế:

Nâng cao chất lượng cán bộ công chức, cũng như nân cao chất lượng các văn bản pháp luật là việc làm liên tục, không ngừng nghỉ. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hiện có bằng biện pháp thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn. Không chỉ nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải thường xuyên nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn doanh nghiệp. Không chỉ đào tạo mà phải khuyến khích khả năng tự đào tạo của mỗi cán bộ, công chức. Mạnh dạn tổ chức các chương trình kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ công chức bằng nhiều hình thức khác nhau. Kết quả kiểm tra làm căn cứ tham khảo cho việc bố trí, xắp xếp vị trí công tác phù hợp. Việc điều, động luân chuyển cũng phải đảm bảo đúng quy chế và theo yêu cầu công việc là chính.

- Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý khai báo thuế:

Đảm bảo nơi tiếp nhận khai báo thuế phải có đủ mặt bằng cho các đối tượng nộp thuế đến thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế.

Trang thiết bị phải đảm bảo đủ tốt để tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và khai thác các thông tin do đối tượng nộp thuế khai báo đến. Đảm bảo thông tin là thông suốt, kịp thời, nhanh chóng, không bị gián đoạn. Đảm bảo đường truyền bằng cách thiết lập đường truyền dự phòng, máy chủ dự phòng. Chọn lọc nhà cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất phục vụ cho công tác quản lý khai báo thuế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w